Tại sao phi công F-35 được khuyến cáo không bay gần tên lửa S-400?

Trang Bulgaria Military đã công bố thông tin về lệnh cấm các phi công F-35 Mỹ bay gần S-400 của Nga trong khoảng cách dưới 600 km, thực hư chuyện này ra sao?

Theo tờ báo Bulgaria, tiêm kích F-35 Lightning II của Mỹ hóa ra rất dễ bị tổn thương trước các hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf của Nga, đến mức phi công lái chiếc máy bay chiến đấu này bị cấm bay gần khu vực triển khai của S-400 ít hơn 600 km.

Theo tờ báo Bulgaria, tiêm kích F-35 Lightning II của Mỹ hóa ra rất dễ bị tổn thương trước các hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf của Nga, đến mức phi công lái chiếc máy bay chiến đấu này bị cấm bay gần khu vực triển khai của S-400 ít hơn 600 km.

Thông tin về vấn đề trên đã được các phương tiện truyền thông phương Tây công bố, nhấn mạnh rằng tổ hợp tên lửa S-400 sở hữu tính năng kỹ chiến thuật rất đáng gờm, có thể đe dọa nghiêm trọng mọi máy bay chiến đấu của Mỹ.

“Có một tính năng quan trọng của hệ thống phòng thủ Nga rất ấn tượng: ngoài khả năng phát hiện và nhắm mục tiêu là máy bay ném bom ở phạm vi 580 km, hệ thống này còn hoạt động hiệu quả ở phạm vi tương tự đối với máy bay chiến đấu tàng hình".

"S-400 của Nga có radar cảnh giới nhìn vòng mọi độ cao 96L6E2. Đặc điểm của radar là có thể bắt đồng thời 100 mục tiêu, kể cả nếu tổ hợp nằm ở địa hình đồi núi”.

“Loại radar này phát hiện tuyệt đối mọi loại máy bay trên không, không có ngoại lệ, kể cả máy bay chiến đấu tàng hình. Tổ hợp radar S-400 phát hiện mục tiêu ở độ cao tối đa 100 km ở mọi hướng”, trang Bulgaria Military nói rõ.

Trong số những điều khác, ấn phẩm phương Tây gây chú ý đến việc phi công Mỹ bị cấm bay trong vùng phát hiện của hệ thống phòng không Nga, liên quan đến việc các chuyến bay của F-35 rất hạn chế.

“Như vậy Nga sẽ có công nghệ không chỉ gây sát thương lớn cho đối phương mà còn kiểm soát sự phát triển tốt nhất của không quân Mỹ trong những năm gần đây”.

“Cụ thể là trường hợp của tiêm kích tàng hình F-35 - một loại máy bay đa chức năng, nhưng nó không còn hoạt động ở nơi có S-400 nữa. Có một lý do cho điều này chính là S-400”, ấn phẩm nhấn mạnh.

Tờ báo Bulgaria nhấn mạnh rằng cho đến nay, các máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ thực tế không xuất hiện trên lãnh thổ Syria, điều này có thể chính xác là do một dấu hiệu như vậy.

Tuy nhiên cần nhắc lại rằng Bộ Quốc phòng Mỹ và Nga không bình luận về những gì được tờ Bulgaria Military đăng tải, và các chuyên gia quân sự quốc tế cũng chỉ ra hàng loạt bất hợp lý về những gì nói đến ở trên.

Thứ nhất, radar cảnh giới nhìn vòng 96L6 của S-400 chỉ phát hiện mục tiêu với khoảng cách 600 km trong điều kiện lý tưởng, đó là máy bay có diện tích phản xạ radar lớn như máy bay ném bom B-52 và bay ở độ cao 20 km.

Dễ dàng nhận thấy thông số trên là vô cùng xa rời thực tế, đối với một chiếc chiến đấu cơ như tiêm kích F-16 nếu bay ở độ cao chỉ 1.000 km thì tầm phát hiện của radar 96L6 chỉ còn vài chục km mà thôi.

Hơn nữa trong những lần phát hiện ra chiến đấu cơ F-35, ngoài việc nó ở trên độ cao lớn thì chiếc tiêm kích này còn mang theo khí tài Luneberg Lens để che giấu diện tích phản xạ radar thực tế, trong khi tác chiến nó sẽ bỏ thiết bị này đi và thực hiện đường bay rất thấp.

Trên chiến trường Syria, đã nhiều lần tiêm kích F-35I Adir của Israel tấn công các mục tiêu của Iran mà radar 96L6 của của S-300PM Syria lẫn S-400 Triumf Nga chẳng thể nhận ra.

Chỉ khi mảnh bom đường kính nhỏ GBU-39 - vũ khí đặc trưng của tiêm kích tàng hình lộ diện trong đống đổ nát thì mọi người mới biết việc F-35 đã tham chiến.

Theo Việt Dũng/ANTĐ

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn//quan-su/tai-sao-phi-cong-f-35-duoc-khuyen-cao-khong-bay-gan-ten-lua-s-400-1485215.html