Tại sao Nga thực sự tiếc nhớ Mistral?

Nga rất quan tâm tới tàu Mistral nhưng không thể mua được tàu này vì việc sáp nhập Crimea và tình hình ở phía đông Ukraine.

Năm 2008, Nga bày tỏ sự quan tâm đến việc mua tàu Mistral của Pháp. Nhưng cuối cùng, vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine, thỏa thuận mua những chiếc tàu này vẫn nằm trên giấy.

Tàu sân bay trực thăng Mistral của Pháp.

Tàu sân bay trực thăng Mistral của Pháp.

Mistral là một tàu sân bay trực thăng, được thiết kế để mang theo trực thăng và hoạt động cất cánh và ha cánh trên tàu. Tàu có chiều dài gần 200 m và lượng giãn nước có thể lên tới 30 nghìn tấn, có thể có cùng lúc mang theo 16 máy bay trực thăng, 70 phương tiện chiến đấu và hàng trăm lính bộ binh.

Một mục đích khác của Mistral là một bệnh viện đầy đủ trên mặt nước. Các thủy thủ Nga, người đã đến thăm một trong những con tàu được chế tạo vào năm 2014 nói rằng, tàu sân bay trực thăng có tất cả các thiết bị y tế cần thiết, bao gồm cả thiết bị nha khoa và phẫu thuật.

Đối với phi hành đoàn được tạo điều kiện khá thoải mái. Các thủy thủ đơn giản sống trong cabin và phòng tắm với vòi hoa sen. Các sĩ quan cấp thấp và trung cấp được sống trong phòng với giường đôi và các chỉ huy cao cấp ở trong các cabin đơn.

Các cuộc đàm phán về Mistral đã bắt đầu vào năm 2009, Moscow và Paris đã đạt được thỏa thuận về các điều khoản của hợp đồng. Theo các thỏa thuận, hai tàu đầu tiên sẽ được đóng tại các nhà máy đóng tàu của Pháp.

Sau khi hoàn thành hợp đồng, Hải quân Nga sẽ có bốn tàu sân bay trực thăng, nhằm hỗ trợ hàng không cho tàu sân bay cũ là Đô đốc Kuznetsov.

Vào năm 2012, tàu Mistral đầu tiên với tên gọi Vladivostok đã được đặt cho hạm đội và việc xây dựng chiếc thứ hai cho Sevastopol bắt đầu một năm sau đó. Số tiền hợp đồng là 1,2 tỷ euro. Chúng được lên kế hoạch trang bị cho hạm đội Thái Bình Dương.

Ban đầu, mọi thứ đều suôn sẻ, các tàu sân bay trực thăng được chế tạo nhanh chóng, Nga thành lập phi hành đoàn và Pháp đã sẵn sàng nhận tiền. Tuy nhiên, liên quan đến việc sáp nhập Crimea và tình hình ở phía đông Ukraine, Hoa Kỳ và Anh yêu cầu Pháp đình chỉ việc chuyển giao tàu Mistral cho Nga.

Và nguời Pháp đã không bàn giao tàu cho Nga. Tuy nhiên, người Pháp không buồn bởi vì Ai Cập đặc biệt quan tâm tới con tàu này.

Paris và Cairo đã đồng ý về các điều khoản của thỏa thuận càng nhanh càng tốt, và vào tháng 6/2016, Mistrals đã tới Alexandria, trước khi tham gia vào cuộc diễn tập hải quân chung của hai nước.

Ở đất nước của các kim tự tháp, các tàu sân bay trực thăng nhận được tên mới, các tàu được đặt theo tên của cựu tổng thống Ai Cập. Vladivostok trở thành Gamal Abdel Nasser và Sevastopol trở thành Anwar Sadat.

Vì những Mistrals này, Cairo đã mua 50 máy bay trực thăng Ka-52k và Ka-29/31 từ Moscow. Năm 2019 cả hai Mistral bắt đầu tham gia tích cực vào hoạt động chống lại những kẻ khủng bố ở Sinai.

Theo thông tin mới nhất, tàu sân bay trực thăng Gamal Abdel Nasser hiện đang tham gia tập trận quân sự hải quân kết hợp với các đơn vị Medusa-6 của Síp và Hy Lạp.

Với sự giúp đỡ của tàu, sự tương tác của các lực lượng mặt đất, trên không và trên biển trong các hoạt động đổ bộ đã được thử nghiệm.

Nguyễn Giang

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc-luong-vu-trang/tai-sao-nga-thuc-su-tiec-nho-mistral-3380463/