Tại sao Mỹ không còn có thể trông cậy vào F-22?

Chiếc máy bay F-22 của Mỹ đã lỗi thời khi so với các máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm của Nga và Trung Quốc.

Chiếc F-22 của Mỹ được coi là một trong những tiêm kích mạnh mẽ nhất trên thế giới.

Cho đến gần đây, F-22 là chiếc máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 duy nhất được đưa vào trang bị cho quân đội.

Tuy nhiên khi phân tích về khả năng của “Raptor” đã cho thấy chúng trở nên lạc hậu ở một số thông số.

Đặc biệt là khi so sánh chúng với các máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm khác cho thấy rằng, F-22 không còn khả năng đảm bảo cho Mỹ chiếm được ưu thế trên không, tờ Military Watch Magazine cho biết.

Chiếc máy bay tiêm kích thế hệ thứ năm F-22 của Mỹ đã lỗi thời khi so với J-20 và Su-57.

Hệ thống điện tử trên F-22 đã lỗi thời ngay cả trước khi chúng được đưa vào hoạt động năm 2005. Sự phát triển của loại máy bay tiêm kích này kéo dài hơn 24 năm, trong đó mất khoảng mười năm để chuyển từ bản thiết kế sang sản xuất mẫu đầu tiên.

Do đó vào thời điểm “Raptor” đưa vào sử dụng cấu trúc máy tính của nó đã lỗi thời với xung nhịp của bộ vi xử lý chỉ là 25 MHz (theo một số nguồn tin khác là 100MHz).

Việc sử dụng cấu trúc lỗi thời đã gây ra khó khăn trong việc nâng cấp máy bay. Ví dụ như những khó khăn phát sinh khi trang bị cho F-22 những tên lửa “không đối không” AIM-120D và AIM-9X.

Từ những loại vũ khí mới nhất bị thất sủng này đã dẫn đến chiếc F-22 bây giờ thua kém hơn máy bay của Nga và Trung Quốc.

Tên lửa AIM-120C của nó không có sức mạnh so với PL-15 của Trung Quốc và K-77 của Nga. Ngay cả tên lửa R-27 của Liên Xô cũ cũng vượt trội hơn những tên lửa của “Raptor” về phạm vi.

Điều quan trọng nữa là hình dạng khí động học của F-22 cũng đã lỗi thời so với các tiêu chuẩn của máy bay thế hệ thứ năm.

Ngay cả trong trường hợp người Mỹ sử dụng ngân sách khổng lồ để làm mới hệ thống điện tử của F-22 thì nó vẫn không thể tương thích với các máy móc hiện đại hơn.

Tất nhiên nếu “Raptor” tiếp tục được sản xuất, sẽ có nhiều cơ hội hơn để cải tiến chúng bằng các công nghệ mới nhất. Tuy nhiên việc sản xuất F-22 đã bị giảm thiểu, do đó nó không phải là chiếc máy bay được chờ đợi để nâng cấp.

Thật không may cho F-22 khi những đối thủ J-20 của Trung Quốc và Su-57 của Nga không bị hạn chế bởi những đặc điểm này. Chúng không chỉ được trang bị các thiết bị và vũ khí hiện đại, chúng còn được xây dựng trên cơ sở tàu lượn với hình dạng khí động học tối ưu có khả năng được phát triển tiếp ở vài thập kỷ nữa.

Điều này mang lại cho Trung Quốc và Nga nhiều cơ hội hơn để nâng cấp máy bay tiêm kích của họ khi các công nghệ hiện đại có sẵn.

Câu hỏi được đặt ra là ngay cả khi F-22 không còn được coi là máy bay tiêm kích tốt nhất của thế hệ thứ năm thì khi nào và ai sẽ xóa bỏ danh hiệu này. Về lâu dài “Raptor” không thể bảo đảm sự ưu thế trên không do các máy bay của Nga và Trung Quốc hiện đại hơn nhiều.

Về số lượng, Không quân Hoa Kỳ chỉ nhận được một phần nhỏ các máy bay theo yêu cầu. Kế hoạch mua sắm đã giảm dần và vào năm 2011 việc sản xuất “Raptor” đã bị tạm dừng. Tại thời điểm này có 187 chiếc máy bay đã được sản xuất.

Tham vọng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ khá rõ ràng. Theo chiến lược an ninh quốc gia năm 2018, các mối đe dọa tới Hoa Kỳ là Nga, Trung Quốc, Iran và Bắc Triều Tiên.

Tất cả bốn quốc gia này đều có quân đội khá mạnh, do đó quân đội Mỹ cần phải triển khai những chiếc F-22 không quá xa nhau. Kết quả là nhiều phi đội “Raptor” được hình thành nhưng số lượng chỉ khoảng sáu máy bay.

Trong khi đó Nga và Trung Quốc không phải đưa những chiếc máy bay tiêm kích của mình tới khắp thế giới, thay vào đó sẽ tập trung lượng máy bay của họ để bảo vệ lãnh thổ của mình.

Theo Military Watch kết luận rằng, dường như Mỹ đang suy tính về sự phát triển của máy bay tiêm kích hạng nặng thế hệ thứ sáu và bỏ qua sự phát triển của “Raptor”.

Phạm Mạnh

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/tai-sao-my-khong-con-co-the-trong-cay-vao-f-22-3370083/