Tại sao lính Đức 'ghét cay ghét đắng' súng trường FG 42 cực tốt?

Sở hữu nhiều tính năng độc nhất vô nhị, thậm chí sau CTTG 2, phải nhiều năm sau Liên Xô mới áp dụng được, thế nhưng các binh sĩ phát xít Đức lại không hào hứng với súng trường tự động FG 42. Tại sao lại như vậy?

Được thiết kế trong khoảng thời gian từ năm 1941 cho tới năm 1942, khẩu súng trường tự động mang tên FG 42 hay còn có tên gọi đầy đủ khác là Fallschirmjägergewehr 42 được Đức quốc xã sử dụng tới hết cuộc chiến. Nguồn ảnh: Wiki.

Được thiết kế trong khoảng thời gian từ năm 1941 cho tới năm 1942, khẩu súng trường tự động mang tên FG 42 hay còn có tên gọi đầy đủ khác là Fallschirmjägergewehr 42 được Đức quốc xã sử dụng tới hết cuộc chiến. Nguồn ảnh: Wiki.

Điểm ưu việt của khẩu súng này so với các loại súng trường cùng thời đó chính là ở tính năng bắn tự động. Đây là tính năng độc nhất vô nhị nhưng lại khiến khẩu FG 42 có giá thành sản xuất "trên trời". Nguồn ảnh: Wiki.

Được thiết kế để phục vụ cho lực lượng lính dù, súng trường FG 42 được sử dụng với số lượng rất ít ỏi do nó có chi phí sản xuất đắt và độ ổn định không cao. Nguồn ảnh: Wiki.

Tùy từng phiên bản, súng trường tự động FG 42 sẽ có trọng lượng từ 2,2 kg cho tới 4,95 kg. Mọi phiên bản của khẩu súng này dù có chiều dài khác nhau cũng đều có chiều dài nòng súng là 500 mm. Nguồn ảnh: Wiki.

Sử dụng cỡ đạn 7,92x57 Mauser giống với cỡ đạn của khẩu Kar 98, sức công phá của FG 42 phải nói là cực kỳ khủng khiếp, nhất là ở cơ chế bắn tự động với tốc độ bắn cực cao. Nguồn ảnh: Wiki.

Nòng súng dài tới 500 mm sẽ cho phép khẩu súng này bắn được với gia tốc đầu nòng lên tới 740 mét/giây, giúp tầm bắn hiệu quả của nó lên tới 600 mét và tốc độ bắn của FG 42 cũng rất cao, lên tới 900 viên mỗi phút. Nguồn ảnh: Wiki.

Súng trường tự động FG 42 có hai kiểu hộp tiếp đạn khác nhau bao gồm kiểu hộp tiếp đạn loại 10 viên và hộp tiếp đạn loại 20 viên. Nguồn ảnh: Wiki.

Ngoài ra, cũng có một phiên bản FG 42 kiểu súng máy hạng nhẹ. Sau chiến tranh, Mỹ đã gần như bê toàn bộ thiết kế của khẩu FG 42 phiên bản súng máy lên khẩu M60 - khẩu súng máy phổ biến nhất của Mỹ sau này sử dụng ở chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Wiki.

So sánh vẻ bề ngoài của khẩu súng trường tự động FG 42 và khẩu súng trường tấn công M16 của Mỹ, có thể nhận thấy có khá nhiều điểm tương đồng ở hai khẩu súng ra đời cách nhau 60 năm này. Nguồn ảnh: Guns.

Sử dụng cơ chế bắn đơn giản mà hiệu quả đó là trích khí đầu nòng và khóa nòng xoay, khẩu FG 42 đáng lẽ ra phải hoạt động một cách trơn tru như cách mà khẩu AK-47 hay những khẩu súng trường tấn công khác có thể làm được sau này. Nguồn ảnh: Picart.

Tuy nhiên, khẩu súng này lại có độ bền rất thấp, các cơ cấu của súng sẽ bị có độ dơ lớn và thậm chí không thể hoạt động được chỉ sau khoảng 2100 phát bắn. Chính điều này đã khiến FG 42 bị loại bỏ gần như hoàn toàn do lính Đức không chịu sử dụng khẩu súng này dù nó không hề bị loại biên cho tới hết chiến tranh. Nguồn ảnh: Guns.

Dù chết yểu, khẩu FG 42 của Đức cũng là nguồn cảm hứng và thậm chí còn là nền móng cho rất nhiều loại súng trường tự động, súng máy hay súng trường tấn công sau này. Rõ ràng, khả năng chế tạo vũ khí của Đức quốc xã trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đã đi trước thời đại quá xa dù rằng họ không thể làm được một sản phẩm hoàn hảo dựa trên ý tưởng đó. Nguồn ảnh: Imgur

Mời độc giả xem Video: Cận cảnh súng trường tự động FG 42 nhả đạn ở thế kỷ 21.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/tai-sao-linh-duc-ghet-cay-ghet-dang-sung-truong-fg-42-cuc-tot-1015273.html