Tại sao khủng hoảng bạo lực tại Pháp ngày một tồi tệ hơn?

Bộ trưởng Tài chính Pháp, bà Bruno Le Maire, nhận xét: 'Đó thực sự là một thảm họa của doanh nghiệp. Đó là thảm họa của cả nền kinh tế'.

Ảnh: GettyImages

Từ trước khi bạo loạn tại Pháp nổ ra, mọi mặt của kinh tế Pháp đã cần đến cải tổ, từ những văn phòng tìm việc làm luôn đông chật người thất nghiệp cho đến những doanh nghiệp với hàng loạt người lao động luôn khó khăn về tài chính.

Theo báo New York Times, khi lên nhậm chức, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã cam kết thay đổi tất cả những điều này bằng cách cố gắng đưa ra chính sách để cải thiện triển vọng dài hạn của nước Pháp.

Thế nhưng phản ứng cầm chừng của ông sau một tháng biểu tình bạo lực của phe Áo Vét Vàng chống lại bất bình đẳng xã hội đã khiến cho những nỗ lực hồi sinh nước Pháp của ông khó thành hiện thực hơn.

Suốt 4 tuần qua, cứ đến cuối tuần, tại Paris cũng như nhiều thị trấn làng mạc trên khắp nước Pháp lại nổ ra hàng loạt các cuộc biểu tình, hoạt động kinh tế của Pháp chịu tác động nặng nề, hình ảnh của nước Pháp trong mắt nhà đầu tư tổn hại nghiêm trọng, theo công bố của chính phủ Pháp.

Trong cùng ngày, Ngân hàng Trung ương Pháp hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Pháp trong quý 4/2018 xuống 0,2% từ mức 0,4%, thấp hơn nữa so với mức tăng trưởng tồi tệ trước bạo loạn. Doanh nghiệp Pháp phải chịu thiệt hại ước tính khoảng 10 tỷ euro tương đương 11,4 tỷ USD, con số thiệt hại này sẽ chỉ tăng thêm theo thời gian.

Bộ trưởng Tài chính Pháp, bà Bruno Le Maire, nhận xét: “Đó thực sự là một thảm họa của doanh nghiệp. Đó là thảm họa của cả nền kinh tế”.

Chính Tổng thống Macron khiến cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Cho đến tận ngày thứ Hai tuần này, ông vẫn im lặng khi mà ông và các Bộ trưởng vẫn chưa bàn luận xong xuôi về cách ứng phó với phong trào biểu tình khởi đầu với sự phẫn nộ về thuế nhiên liệu và rồi sau đó lan rộng ra thành tâm lý bất bình với chất lượng cuộc sống và sức mua ngày một yếu đi của đồng tiền.

Tổng thống Macron cuối cùng đến hiện tại vẫn không xin lỗi. Ông cam kết giảm thuế, hỗ trợ tài chính cho những người gặp khó khăn, hối thúc doanh nghiệp thưởng cho nhân viên và cho biết chính phủ sẽ hỗ trợ cho những người chỉ có mức thu nhập tối thiểu khoảng 100 euro/tháng từ năm sau.

Ông không hề nói đến việc cải tổ thị trường lao động Pháp. Điều này phát đi tín hiệu với giới đầu tư rằng bất chấp những xáo trộn gần đây, Tổng thống Macron vẫn quyết tâm thực hiện chiến lược tái hồi sinh nền kinh tế lớn thứ 3 châu Âu bằng cách thực thi chính sách vốn đã trì trệ cả thập kỷ.

Chính sách thân thiện với doanh nghiệp của Tổng thống Macron đã thu hút Amazon, Facebook và nhiều công ty đa quốc gia khác tăng cường đầu tư vào Pháp. Thế nhưng sẽ phải cần đến nhiều năm thay đổi mới có thể thực sự đến với cuộc sống của nhiều người lao động.

Sự nhượng bộ của Tổng thống Macron, trong đó có việc tạm ngừng tăng thuế nhiên liệu và ngừng đánh thuế với người lao động thu nhập thấp cũng như người về hưu sẽ khiến cho nước Pháp thiệt hại khoảng từ 10 đến 15 tỷ euro, đẩy thâm hụt ngân sách Pháp lên trên mức 3% GDP - mức được cho phép của Liên minh châu Âu (EU).

TRUNG MẾN

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/kinh-doanh-quoc-te/tai-sao-khung-hoang-bao-luc-tai-phap-ngay-mot-toi-te-hon-3484197.html