Tại sao Hải quân Nga được cho là không cần tàu sân bay?

Vào năm 2021, Hải quân Nga sẽ nhận được 4 tàu ngầm mới, bao gồm cả chiếc Belgorod mang phương tiện không người lái chạy bằng năng lượng hạt nhân Poseidon.

Tuy vậy, tàu sân bay nội địa duy nhất "Đô đốc Kuznetsov" sẽ không thể hoạt động trở lại cho đến năm 2022, và việc đóng mới các tàu loại này vẫn chưa được lên kế hoạch.

Cần lưu ý rằng thực tế nói trên hoàn toàn không phải là “điểm yếu” của Nga. Vấn đề là thành phần của hạm đội liên quan trực tiếp đến các nhiệm vụ mà nó phải thực hiện.

Ngày nay, Hoa Kỳ có nhiều nhất hàng không mẫu hạm. Đất nước này bị ngăn cách bởi ba đại dương cùng một lúc và một trong những nhiệm vụ chính của Hải quân Mỹ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là hoạt động chuyển quân qua Đại Tây Dương đến châu Âu trong trường hợp xảy ra xung đột lớn với kẻ thù tiềm tàng.

Đổi lại, hạm đội của Liên Xô được cho là phải ngăn chặn một cuộc điều động như vậy. Ngoài ra, các nhiệm vụ của họ bao gồm tuần tra một tuyến bờ biển nhỏ (Biển Baltic và Biển Đen, cũng như Viễn Đông) và bao quát các khu vực triển khai tên lửa chiến lược ở Biển Bắc và Biển Barents.

Đồ họa tàu sân bay thế hệ mới của Hải quân Nga. Ảnh: RIA Novosti.

Đồ họa tàu sân bay thế hệ mới của Hải quân Nga. Ảnh: RIA Novosti.

Trên thực tế, các nhiệm vụ hải quân của nước Nga hiện đại không thay đổi. Đồng thời, sự phát triển của các loại vũ khí tên lửa nội địa giúp kiểm soát đáng kể các vùng lãnh thổ rộng lớn và ngăn chặn kịp thời những kẻ thù tiềm tàng. Đó là lý do tại sao nước Nga thay vì đóng tàu sân bay lại tập trung vào hạm đội tàu ngầm và tàu tấn công mặt nước.

Hải quân Nga hiện có 70 tàu ngầm, bao gồm 12 chiếc mang tên lửa chiến lược hạt nhân, 26 tàu tấn công và 8 tàu ngầm hạt nhân chuyên dụng. Năm 2021, ngoài 4 tàu ngầm mới nhất, hạm đội Nga sẽ nhận thêm 6 tàu mặt nước, 22 tàu thuyền và tàu hỗ trợ.

Phong Vũ (Tổng hợp)

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/tai-sao-hai-quan-nga-duoc-cho-la-khong-can-tau-san-bay/20210114030659547