Tại sao đội tàu khủng của NATO đến biển Baltic?

Nhóm 4 tàu chiến của NATO do tàu khu trục Gravely của Mỹ dẫn đầu đã tiến vào biển Baltic là hành động khiêu khích, thù địch với Nga.

Một nhóm 4 tàu của Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), do tàu khu trục Gravely của Mỹ dẫn đầu, đã tiến vào vùng biển Baltic. Có thể sự hiện diện của những con tàu này sẽ làm căng thẳng xung quanh Kaliningrad.

Trước đó, một số tàu chiến NATO đã vào Biển Đen. Mục đích của hoạt động này nhằm gia tăng căng thẳng xung quanh Crimea và eo biển Kerch.

Tàu khu trục Gravely của Hải quân Mỹ.

Tàu khu trục Gravely của Hải quân Mỹ.

Tàu khu trục Gravely được chế tạo vào năm 2010, có khả năng mang tới 56 tên lửa hành trình Tomahawk và tới 76 tên lửa chống hạm. Những tàu chiến khác bao gồm tàu khu trục Thổ Nhĩ Kỳ Gokova và tàu khu trục Ba Lan Tướng Casimir Pulawski. Trên thực tế, đây là những tàu khu trục cũ của Mỹ Samuel Eliot Morison và Clark, được trao lại cho các đồng minh NATO và tiếp tục hoạt động dưới những cái tên mới. Và cuối cùng là tàu khu trục Tây Ban Nha Almirante Juan de Bourbon.

Tại sao các tàu chiến lại vào biển Baltic và tại sao thành phần lại gồm những tàu như vậy? Ông Fedor Biryukov, giám đốc của Viện Liberty đã giải thích:

“Bất kỳ cuộc công kích nào của các tàu chiến của NATO ở Biển Đen, trên biển Baltic hoặc ở vùng biển Bắc Cực chắc chắn là khiêu khích đối với Nga. Đây là một cuộc biểu hiện của việc phô trương lực lượng và có ý định thù địch”.

Thật vậy, nếu ở Biển Đen, an ninh của Crimea là một vấn đề đáng được quan tâm, thì trên biển Baltic, Kaliningrad và Baltiisk, nơi đóng quân của hạm đội Baltic, dễ bị tấn công hơn nhiều. Khu vực Kaliningrad đồng thời là thế mạnh của Nga, là pháo đài giữa các quốc gia NATO và là điểm yếu của Nga, vì khu vực này không liên kết với đất liền của Nga và bị mắc kẹt giữa các quốc gia là một phần của khối quân sự thù địch.

Mặt khác, không giống như Biển Đen các tàu chiến phải tuân thủ Công ước Montreux, ở vùng Baltic hạm đội NATO có thể cảm thấy thoải mái và thực hiện bất kỳ cuộc tập trận và diễn tập nào. Các tàu liên minh có thể neo đậu bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng của các nước trong liên minh.

Sự tăng cường và gia tăng hoạt động của NATO buộc Nga phải tăng khả năng phòng thủ của khu vực Kaliningrad. Tính từ đầu năm 2019, máy bay của Nga đã xuất kích hơn 120 lần để chặn máy bay liên minh có ý định tiếp cận biên giới Nga.

Hạm đội Baltic cũng được tăng cường. Trong khu vực luôn được các tàu chiến tấn công, các hệ thống tên lửa ven biển Bastion và Ball và máy bay hải quân giám sát 100%.

Tất nhiên, chuyến thăm của 4 tàu chiến NATO tới biển Baltic không có nghĩa là ngày mai liên minh sẽ tấn công Nga. Tuy nhiên, sự hiện diện của chúng sẽ xuất hiện các điểm nóng căng thẳng trong khu vực. Và đặc biệt là sự hiện diện của tàu khu trục Thổ Nhĩ Kỳ có thể được coi là một dấu hiệu xấu. Nếu Ankara đoàn kết với khối quân sự phương Tây ở Baltic, cũng có nghĩa là sẽ tham gia vào việc thành lập một biên đội NATO đặc biệt trên Biển Đen.

Nguyễn Giang

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/tai-sao-doi-tau-khung-cua-nato-den-bien-baltic-3378605/