Tại sao dân mạng gọi 11/11 là Ngày độc thân?

Ngày 11/11 với 4 con số 1 biểu trưng cho sự đơn độc, ám chỉ những người trẻ tuổi chưa có người yêu, sống cô đơn.

 Ngày độc thân được lựa chọn là ngày 11/11, vì số "1" gợi nhắc đến một cá nhân hãy còn đơn thân. 4 con số 1 càng biểu trưng cho sự đơn độc, cô đơn.

Ngày độc thân được lựa chọn là ngày 11/11, vì số "1" gợi nhắc đến một cá nhân hãy còn đơn thân. 4 con số 1 càng biểu trưng cho sự đơn độc, cô đơn.

Nó bắt nguồn từ câu chuyện có thật về 4 chàng trai không có vợ cũng không có bạn gái, tụ tập chơi mạt chược từ 11h đêm đến tận 11h sáng hôm sau, đúng vào ngày 11/11. Từ đó, những chàng trai độc thân lấy ngày này làm kỷ niệm. Vào 11/11, họ phải ăn một mạch hết một xâu kẹo hồ lô, nếu không năm sau vẫn sẽ ế như cũ. Minh họa: Tiến Hoàng.

Ngày độc thân xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1993 tại đại học Nam Kinh (Trung Quốc), ban đầu chỉ là dịp một số sinh viên tập hợp lại để ăn mừng sự cô đơn của mình và phản đối ngày Valentine 14/2. Sau đó, trào lưu này lan ra nhiều thành phố khác tại Trung Quốc và một số nước châu Á. Ảnh: Reuters.

Món ăn đặc trưng của Ngày độc thân là quẩy rán bởi quẩy có hình dạng giống số 1. Thường những người độc thân sẽ ăn 2 hoặc 4 chiếc quẩy, tượng trưng cho ngày 11/11. Ảnh: Culture Guru.

Ban đầu, Ngày độc thân chỉ được kỷ niệm bởi nam giới nên còn có tên Bachelors' Day (Tạm dịch: Ngày cho các trai tân). Tuy nhiên, giờ nó đã phổ biến cho cả hai giới. Người ta cũng hay đi hẹn hò giấu mặt trong ngày này. Ảnh: The Star.

Nhiều người trẻ chọn dịp lễ này để đi chơi, du lịch cùng những người bạn độc thân của mình với mục đích tự thưởng cho bản thân, tận hưởng cuộc sống “không cần người yêu”. Ảnh: Telegraph.

Nhân Ngày độc thân, nhiều cửa hàng tranh thủ giảm giá, khích lệ các F.A hãy mua quà cho chính mình. Vài năm gần đây, nhiều cặp đôi cũng nhân dịp này để chứng tỏ tình cảm với đối phương bằng những món quà xa xỉ. Ảnh: Reuters.

Năm 2015, tại Trung Quốc, 14,3 tỷ USD đã được chi tiêu vào việc mua sắm. Theo thống kê, Ngày độc thân còn tạo ra nhiều doanh số nhiều hơn Lễ Tạ ơn, Black Friday và Cyber Monday. Việc này cùng lúc khiến nhiều công nhân phải tăng ca và làm thêm giờ vì phải đóng gói, vận chuyển, bán hàng phục vụ cho lượng khách hàng trẻ ở đất nước tỷ dân. Ảnh: Reuters.

Năm 2018, nhiều dân mạng đã phản đối 11/11 bằng cách để hashtag "Không có ngày cô đơn", hoặc "Ủng hộ lối sống độc thân". Thậm chí, hashtag "Tôi sẽ không mua gì trong ngày nay" còn là từ khóa hot nhất mạng xã hội Weibo. Minh họa: Tiến Hoàng.

Quỳnh Trang

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/tai-sao-dan-mang-goi-1111-la-ngay-doc-than-post1011752.html