Tại sao con người nối dối và lý giải của khoa học

Từ khi biết nhận thức và biết nói, con người đã học được cách nói dối, thậm chí còn làm điều đó thường xuyên. Nhiều chuyên gia cho rằng, đó là cách để bảo vệ cái tôi và cố gắng tỏ ra tốt đẹp trong mắt bản thân và mắt người khác.

 Nói dối là 1 từ để chỉ những phát ngôn sử dụng lời nói để diễn tả sai một điều gì đó một cách có chủ đích. Lời nói dối được tạo ra nhằm mục đích lừa gạt, khiến cho người nghe hiểu sai về câu chuyện được đề cập đến.

Nói dối là 1 từ để chỉ những phát ngôn sử dụng lời nói để diễn tả sai một điều gì đó một cách có chủ đích. Lời nói dối được tạo ra nhằm mục đích lừa gạt, khiến cho người nghe hiểu sai về câu chuyện được đề cập đến.

Nói dối là một hành động có chủ tâm, cố ý cung cấp thông tin sai sự thật về vấn đề nào đó để người nói dối đạt được mục đích mà họ mong muốn. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tình huống, hoàn cảnh khác nhau mà mỗi chúng ta ít nhất cũng một lần đưa ra“quyết định” nói dối.

Bella DePaulo - một nhà tâm lý học tại Đại học Virginia đã xác nhận rằng cả nam giới và nữ dối đều nói dối khoảng 20% trong tổng số các cuộc trao đổi kéo dài từ 10 phút trở lên.

Phụ nữ thường có những lời dối trá vị tha hơn để tránh làm tổn thương cảm xúc của người khác trong khi đàn ông nói dối về bản thân nhiều hơn. DePaulo cho rằng, đàn ông nói dối thường xuyên hơn phụ nữ và thường là để gây ấn tượng.

Dạng nói dối phổ biến nhất của nói dối mà chúng ta thường thấy là che dấu khuyết điểm. Thông thường người ta hay nói dối để che đi những việc làm sai trái của mình. Mục đích là để giảm nhẹ tội, để không bị mất mặt, để người khác nghĩ tích cực hơn về mình.

Nói dối để làm vui lòng người khác là 1 dạng nói dối có tính nguy hại thấp nhất ở trạng thái tức thời. Tức là lời nói dối làm vui lòng người khác sẽ không hoặc ít làm thiệt hại ngay lập tức đến tình hình chung. Nhưng nếu có quá nhiều lời nói dối sẽ làm ảnh hưởng lớn đến con người, suy nghĩ, và hành động của người đối diện.

Nói dối để kiếm lời là dạng nói dối bị lên án nhiều nhất, đồng thời cũng có mức nguy hại lớn nhất. Những kẻ nói dối nhằm mục đich chuộc lợi, kiếm lời đôi khi bị lên án. Đồng thời ở một số trường hợp nhất định hành vi này cấu thành phạm tội được nêu rõ ở các điều 110, 213, 117,….

Vậy cuối cùng thì tại sao chúng ta lại nói dối? Câu trả lời đơn giản là vì hiệu quả tạm thời mà nó mang lại. Con người thường có xu hướng hài lòng và hãnh diện nếu lời nói dối về bản thân được người khác tin tưởng.

Tuy nhiên, có lẽ bạn nên ngừng việc dối trá lại và tập nói thật nhiều hơn. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống trở nên đơn giản và dễ chịu hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, con người còn có rất nhiều lý do để nói dối khác như: Điều chỉnh các lựa chọn và hành vi của người khác.

Nói dối để bảo vệ người mà chúng ta quan tâm. Nhiều người sẽ chọn cách nói dối một thành viên trong gia đình, bạn thân hay đối tác để bảo vệ suy nghĩ của họ về những người khác.

Và rất nhiều những lý do khác để chúng ta nói dối trong cuộc sống. Tuy nhiên theo nghiên cứu khi chúng ta nói dối, bộ não sẽ thật sự bận rộn và rất mệt mỏi. Để mang lại cảm giác yên bình hơn cho bản thân, bạn nên nói ra sự thật vì khi đó hệ thống limbic sẽ không còn bị căng thẳng.

Mời các bạn xem video: Những ý tưởng tuyệt vời nâng con người lên cấp độ mới. Nguồn: KPTG

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tai-sao-con-nguoi-noi-doi-va-ly-giai-cua-khoa-hoc-1526317.html