Tại sao chiến đấu cơ F-15I luôn được không quân Israel trọng dụng?

Chiến đấu cơ F-15I Ra'am (Thunder) đóng vai trò là vũ khí tấn công tầm xa chủ lực của lực lượng Không quân Israel (IAF) trong nhiều năm qua.

Bên cạnh loại máy bay chiến đấu gắn bó lâu đời nhất với không quân Israel là F-15 Eagle, giờ lực lượng này đã có thêm chiến đấu cơ F-15I.

Chiếc F-15E đầu tiên được bàn giao cho Israel vào năm 1976. Kể từ đó ‘cánh chim’ phản lực này đã hoạt động liên tục không mỏi trên bầu trời Israel dưới nhiều phiên bản khác nhau. Với kích thước đủ lớn và linh hoạt, tiêm kích F15 có thể đảm nhận vao trò đa nhiệm, cũng như tận dụng sức mạnh, tầm hoạt động hệ thống vũ khí không đối đất để phát huy hết uy lực.

Tiêm kích F-15I đã tham gia hầu hết các cuộc chiến tranh của Israel hơn 20 năm qua. (Nguồn: International Interest)

Tiêm kích F-15I đã tham gia hầu hết các cuộc chiến tranh của Israel hơn 20 năm qua. (Nguồn: International Interest)

“Đại bàng” bay không mỏi trên bầu trời Israel

Sau 15 năm đầu phục vụ trong lực lượng Không quân, các kỹ sư Israel lên ý tưởng về cách thức cải tiến nền tảng tiêm kích này để phù hợp với từng mục đích chiến đấu. Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Israel cũng đã làm việc với nhà sản xuất McDonnell Douglas (tiền thân của Boeing) để trao đổi và thống nhất về các phương án chế tạo các phiên bản F-15 mới sau này.

Chiếc ‘Đại bàng tấn công’ của Israel đã trải qua qua một chặng đường dài để lấp đầy những thiếu sót còn tồn đọng của Không quân Israel. Các kĩ sư đã cải tiến thùng nhiên liệu của F-15E để tăng thêm phạm vi hoạt động tấn công các mục tiêu tầm xa. Bên cạnh đó nhờ vào tính năng kép không đối không / không đối đất cho phép F-15E có thể tự làm nhiệm vụ hộ tống trong một số tình huống.

Vào năm 1981, các máy bay F-15E của Israel hộ tống các máy bay F-16 làm nhiệm vụ phá hủy lò phản ứng hạt nhân của Iraq tại Osirak, cũng như mở rộng quy mô không quân và đáp ứng nhu cầu tiếp nhiên liệu trên không và các hỗ trợ khác. Chính vì ưu điểm đa năng đa nhiệm vụ chỉ trên duy nhất một máy bay nên dòng tiêm kích F-15E luôn được IAF đánh giá cao và trọng dụng

Thực tế, các phiên bản đầu tiên của McDonnell Douglas F-15 Eagle chỉ là máy bay chiến đấu không đối không thuần túy. Bên trong chỉ có duy nhất một chỗ ngồi. Phần trên có mái che hình vòng cong như bong bóng cho phép mở rộng và nâng cao tầm nhìn. F15 Eagle trang bị radar APG-63 mạnh mẽ, điều khiển 4 tên lửa dẫn đường bằng radar AIM-7 Sparrow và 4 tên lửa dẫn đường hồng ngoại AIM-9 Sidewinder, và có thêm một khẩu M61 Gatling. Đặt biệt máy bay trang bị hai động cơ lớn Pratt & Whitney F100 đã mang lại cho F-15 công suất mạnh mẽ và có thể dễ dàng tăng tốc nhanh chóng.

Siêu đại bàng F-15I – Bản cải tiến hoàn hảo

Năm 1998, Không quân Israel đã trình làng một phiên bản F-15l Ra'am (Thunder) kế thừa tính năng chiến đấu kép không đối không và không đối đất của F-15E. Chiếc tiêm kích này nằm trong thỏa thuận mua 21 máy bay (được gọi là Peace Fox V) giữa Israel và tập đoàn McDonnell Douglas vào tháng 5/1994. Một năm sau đó Israel sắm thêm thêm 4 chiếc nữa (Peace Fox VI) bổ sung vào biên chế quân đội.

Thiết kế F-15I mang một số tính năng bản địa và cả ngoại nhập. Máy bay có hệ thống máy tính trung tâm do Israel sản xuất, hệ thống dẫn đường quán tính và định vị GPS, màn hình hiển thị và mũ bảo hiểm hỗ trợ tầm nhìn (DASH) đến từ tập đoàn quốc phòng Isreael Elbit. Ngoài ra các máy bay vẫn giữ nguyên hệ thống tác chiến điện tử được tích hợp trên F-15E, thay vì sử dụng hệ thống tác chiến điện tử tích hợp Elisra SPS-2110 của Israel.

Về uy lực, F-15I có thể mang theo tất cả các loại vũ khí mà tương tự như máy bay F-15A. Tiêm kích cơ F-15L Ra'am ban đầu trang bị hỏa tiễn tầm nhiệt bằng tia hồng ngoại AIM-9L Sidewinder và Python, nhưng về sau chỉ còn sử dụng Python. Máy bay chiến đấu cũng mang được cả tên lửa tầm trung dẫn đường bằng radar AIM-7 Sparrow và AIM-120 AMRAAM hiện đại hơn.

Động cơ đôi và khung máy bay lớn của F-15I có thể mang theo khối lượng nhiên liệu và đạn dược lên t8 tấn. Theo Không quân Israel mô tả sức tải của máy bay phản lực tương đương 36 quả bom chùm Rockeye hoặc 6 tên lửa không đối đất Maverick. Ngày nay, hệ thống vũ khí không đối đất của F-15I đã được mở rộng, bao gồm bom dẫn đường bằng laser Paveway, bom dẫn đường bằng vệ tinh JDAM (JDAM), bom xuyên boongke BLU-109, bom dẫn đường chính xác SPICE, và tên lửa chống radar AGM-88 HARM.

Vũ khí chủ lực trong các cuộc chiến lớn

Chiếc F-15I đầu tiên đến Israel vào năm 1997, tiếp đó cứ cách mỗi tháng các máy bay khác lần lượt giao theo đơn đặt hàng cho đến hết hợp đồng vào năm 1999. F-15I đã phục vụ liên tục trong 20 năm qua, không chỉ có mặt trong các cuộc tập trận, hoạt động chống khủng bố, mà còn trực tiếp tham gia vào các cuộc chiến lớn của không quân Israel; hỗ trợ đắc lực quân đội Israel lên kế hoạch tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran sau việc ký kết thỏa thuận hạt nhân năm giữa Iran và phương Tây vào năm 2015.

Vào năm 2016, Israel tuyên bố bắt đầu chương trình nâng cấp F-15I phù hợp với chiến lược hiện tại và tương lai. Trong đó bao gồm lắp đặt radar quét điện tử chủ động và cập nhật hệ thống điện tử hàng không thế hệ mới. Vào năm 2018, IAF được cho là đã cân nhắc lựa chọn mua máy bay chiến đấu F-15I và hoặc F-35 Adir. Nhiều nguồn tin bên lề cho biết quân đội Israel nghiêng về F-15I. Nếu IAF tiếp nhận tiêm kích F-35I Adir theo đánh giá chẳng những không làm giảm mức độ trọng dụng của nước này đối với F-15, mà còn củng cố thêm sức mạnh cho bầu trời Israel.

(theo National Interest)

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/tai-sao-chien-dau-co-f-15i-luon-duoc-khong-quan-israel-trong-dung-124970.html