Tại sao Ấn Độ chuyển hướng mua Rafale và F-18?

Lo ngại cuộc chiến giữa Nga và Mỹ xảy ra, Ấn Độ đang mở rộng hợp tác và đa dạng hóa kho vũ khí, trang bị quân sự của họ.

Ấn Độ và Nga là những đối tác đạt được nhiều thành công trong việc hợp tác phát triển trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.

Ví dụ như họ cùng hợp tác tạo ra loại tên lửa Brahmos hoặc khoảng 50% các bộ phận của máy bay tiêm kích Su-30MKI được hoàn toàn nội địa hóa.

Tiêm kích Su-30MKI của không quân Ấn Độ.

Tuy nhiên gần đây New Delhi đang dần chuyển hướng chú ý tới các loại vũ khí, trang bị quân sự của Mỹ và phương Tây, cụ thể họ thông báo về việc mua Rafale của Pháp và F-18 của Mỹ.

Tại sao Ấn Độ lại muốn mua vũ khí, trang bị của phương Tây trong khi họ đang hợp tác với Nga rất tốt?

Mặc dù xảy ra nhiều cuộc tranh chấp với Pakistan nhưng về cơ bản Ấn Độ không bị thiệt hại về các cơ sở hạ tầng quan trọng. Đó là lý do tại sao công ty hàng không chế tạo máy bay Hindustan Aeronautics Limited nằm trên lãnh thổ của Ấn Độ có thể thuận lợi trong việc sản xuất hơn 50% bộ phận cần thiết cho máy bay tiêm kích Su-30MKI.

Hiện tại chỉ có động cơ và một số thiết bị đi kèm để thay thế cho Su-30MKI là cần của Nga. New Delhi thực sự không cần các chuyên gia Nga.

Theo đó vào năm 2000 họ đã chi khoảng 8 tỷ USD cho việc sản xuất các sản phẩm nội địa. Và kết quả hiện họ đang trang bị 247 chiếc máy bay tiêm kích.

Với những gì đã làm được người Ấn Độ có thể tự hào về những thành quả của họ. Tuy nhiên hiện nay họ lại muốn mua Rafale của Pháp và F-18 của Hoa Kỳ, đặc biệt hơn nữa họ còn có ý định iệc sản xuất máy bay quân sự của Hoa Kỳ trên lãnh thổ của Ấn Độ.

Có nghĩa là New Delhi không hài lòng với các máy bay từ Nga?

Điều này có thể đúng. Nhớ lại rằng, khoảng một năm trước Ấn Độ đã thông báo về việc các máy bay tiêm kích tàng hình của họ không đạt yêu cầu. Tất nhiên không phải do lỗi của máy bay Nga mà một phần do Ấn Độ, vì thực tế nhiều bộ phận do họ tự sản xuất và lắp ráp.

Cuối cùng dường như họ đã tìm ra được biện pháp khắc phục và New Delhi tiếp tục đầu tư vào việc sản xuất máy bay tiêm kích Nga.

Việc Ấn Độ muốn mua Rafale của Pháp và F-18 của Hoa Kỳ và thậm chí bắt đầu sản xuất chúng trên lãnh thổ của của mình không có sự phản bội với Nga.

Có thể New Delhi thấy nguy cơ đối đầu giữa Hoa Kỳ và Nga đang gia tăng. Trong trường hợp này việc hợp tác với Nga có thể trở lên khó khăn hơn do các biện pháp trừng phạt, chính sách thuế hay cuộc chiến thương mại. Vì vậy việc Ấn Độ chuyển hướng sang Mỹ và phương Tây có thể coi là một biện pháp “dự phòng”.

Ấn Độ muốn kho vũ khí của họ trở nên đa dạng hơn, không quá phụ thuộc vào Nga. Vì vậy chiến lược hiện nay họ vừa tăng cường hợp tác với Nga nhưng cũng hợp tác và đàm phán với Mỹ trong lĩnh vực quốc phòng.

Nguyễn Giang

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/tai-sao-an-do-chuyen-huong-mua-rafale-va-f-18-3368532/