Tài khoản mạng xã hội sẽ ra sao sau khi người dùng qua đời?

LinkedIn là mạng xã hội mới nhất tìm cách giải quyết hợp lí cho tài khoản người dùng sau khi họ qua đời.

Tài khoản trực tuyến luôn sống mãi còn người dùng của nó thì không.

Các công mạng xã hội lớn, với hàng trăm triệu người dùng, đang đau đầu tìm cách phù hợp để xử lý các tài khoản của người dùng sau khi họ qua đời.

LinkedIn đang phát triển tính năng tưởng nhớ tài khoản cho phép duy trì tài khoản người dùng sau khi qua đời. (Ảnh: Bloomberg)

LinkedIn đang phát triển tính năng tưởng nhớ tài khoản cho phép duy trì tài khoản người dùng sau khi qua đời. (Ảnh: Bloomberg)

Đối với cách công ty mà thành công được đo đếm bằng số lượng người dùng hoạt động, “câu hỏi” trên có thể là bài toán cân bằng giữa việc tôn trọng mong muốn của những người thân ở lại và không biến nền tảng của một thành một “nghĩa trang” điện tử có thể ảnh hưởng đến tâm lí của những người dùng khác.

Hầu hết nền tảng đều đang duy trì chính sách xóa tài khoản khi họ được thông báo rằng một người dùng đã qua đời. Người thân theo đó có thể sẽ phải cung cấp giấy chứng tử hoặc các bằng chứng tương đương khác để một tài khoản được gỡ xuống. Dù vậy, không ít người lại muốn duy trì tài khoản của người qua đời như một cách để nhớ đến họ.

LinkedIn là công ty gần đây nhất cố gắng đáp ứng yêu cầu này. Mạng xã hội chuyên nghiệp thuộc sở hữu của Microsoft đang phát triển một tùy chọn “tưởng nhớ” trang cá nhân sẽ được tung ra vào năm sau, theo một người phát ngôn. Tùy chọn này cho phép LinkedIn giữ lại tài khoản của người dùng nhưng nêu rõ họ đã qua đời.

Facebook cũng chật vật với vấn đề “cuộc sống sau cái chết trên mạng xã hội” trong nhiều năm trước khi quyết định vào năm 2015 cho phép người dùng “thiết kế” trước một “người thừa kế” điện tử. Người này có quyền quản lí một số chức năng trong trang cá nhân của người dùng qua đời.

Người “thừa kế” có thể quản lý mục tưởng nhớ và chấp nhận lời mời kết bạn nhưng họ không thể xem được tin nhắn hay đăng bài. Người dùng bên cạnh đó cũng có thể chọn cách xóa tài khoản sau khi qua đời.

Hồi tháng 4, Facebook nói vẫn có hơn 30 triệu người xem dõi các trang tưởng niệm hàng tháng. Facebook hiện tại đang có hàng trăm nghìn những tài khoản như vậy, WSJ dẫn lời một người phát ngôn.

Instagram, thuộc sở hữu của Facebook, cũng có tùy chọn tương tự. Hình ảnh và video vẫn có thể được xem nhưng sẽ không xuất hiện trong mục tìm kiếm thông thường. Twitter trong khi đó xóa tài khoản dựa trên yêu cầu của gia đình người dùng qua đời trong khi đó Snapchat cho phép bất kì ai yêu cầu làm điều này miễn là họ có bằng chứng.

Một vấn đề hiển nhiên nhưng lại rất mới đối với các mạng xã hội

Số lượng tài khoản Facebook thuộc về người dùng đã qua đời có thể tăng lên mốc tối thiểu 1,4 tỷ cho tới năm 2069, theo một nghiên cứu của Đại học Harvard. (Ảnh: Metro)

“Cái chết nhắc chúng ta rằng các mạng xã hội còn rất trẻ”, Jed Brubaker, trợ lý giáo sư tại Đại học Colorado Boulder chuyên nghiên cứu mạng xã hội, nhận định. Ông nói thêm rằng “cái chết” của người dùng là điều “chúng ta đã không biết để cân nhắc 10 năm về trước”.

Ông Boulder chính người giúp Facebook thiết kế trang tưởng niệm và tính năng “thừa kế” điện tử. Ở thời điểm này, ông vẫn là nhà cố vấn và nghiên cứu cho mạng xã hội của Mark Zuckerberg.

Trong trường hợp của LinkedIn, người phát ngôn mạng xã hội này nói tính năng tưởng nhớ đang được phát triển để đáp lại yêu cầu của rất nhiều người dùng.

Một số người dùng LinkedIn đang tự xử lý trường hợp của mình. Trước khi chồng Taula Biernack, Alex, qua đời năm 2017, anh đã cho cô mật khẩu LinkedIn.

“Tôi cảm thấy mất mát khi cố gắng quyết định sẽ làm gì với tài khoản mạng xã hội của anh… Tôi nghĩ đây là điều hầu hết mọi người đều không nghĩ đến cho tới khi người thân qua đời”, Biernack chia sẻ.

Thay vì xóa trang của chồng, Biernack quyết định đổi phần mô tả trên trang cá nhân của anh với nội dung “Qua đời ngày 2/11/2017” và chia sẻ về tin buồn thông qua một bài đăng để bạn bè có thể chia sẻ nỗi mất mát.

Mặc dù một số người dùng nhìn nhận những tài khoản tưởng niệm như một nhắc nhở buồn, nhiều người lại coi đó là một cơ hội để bày tỏ sự tôn trọng.

Sau khi Bob Porter qua đời vào tháng 3, con gái đã “tiếp quản” mạng xã hội của ông. Cô đăng nhập và kêu gọi bạn bè của ông quyên góp cho quỹ Bob Porter Scholarship Fund của trường Đại học Central Florida, nơi ông đã làm việc suốt 12 năm. 129 người đã thích bài đăng này và 19 người bày tỏ sự cảm thông hay nhắc lại nhiều kỉ niệm đẹp.

Người phát ngôn của nhà trường thì nói rằng họ cũng nhận được nhiều đóng góp đáp lại bài đăng.

Lập những tài khoản tưởng niệm trực tuyến như vậy có thể mang lại nhiều kết quả không lường trước. Ở trường hợp của LinkedIn, khi xem tài khoản một người đã qua đời, mạng xã hội này có thể gợi ý đến những tài khoản tương tự khác. Một người phát ngôn mạng xã hội nói thuật toán gợi ý dựa trên nhiều yếu tố như công việc, ngành nghề hay vị trí địa lí.

“Đó là tác dụng phụ của thuật toán. Nó không gây ra rắc rối về đạo đức, chỉ lạ và khá đáng sợ mà thôi”, Carl Öhman, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Viện Internet Oxford, nhận định.

T. Sơn

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/cong-nghe/tai-khoan-mang-xa-hoi-se-ra-sao-sau-khi-nguoi-dung-qua-doi-7543777.html