Tái cơ cấu nông nghiệp ở Kim Sơn: Góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân

Sau hơn 2 năm tích cực triển khai Nghị quyết số 02 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành Nông nghiệp huyện Kim Sơn đã có nhiều khởi sắc, năng suất, chất lượng, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Tham quan mô hình nuôi tôm tại huyện Kim Sơn. Ảnh: Đức Lam

Những năm trướcđây, sản xuất nông nghiệp của huyện Kim Sơn tuy có bước phát triển nhưng chưabền vững, còn manh mún, nhỏ lẻ. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện pháttriển chưa toàn diện, diện tích sản xuấthàng hóa, tập trung, gắn kết giữa sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm cònhạn chế; tỷ trọng sản xuất chăn nuôi trong nông nghiệp còn thấp. Chăn nuôithiếu quy hoạch, phần lớn là chăn nuôi nông hộ, phân tán, xen lẫn trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường; số lượngtrang trại chăn nuôi quy mô lớn còn ít; công nghệ chưa cao; sản xuất gặp nhiêùrủi ro do biến động của thị trường... Từ những tồn tại này đòi hỏi huyện phảitái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triểnbền vững.

Đồng chí Đỗ Hùng Sơn, Chủ tịch UBND huyện KimSơn cho biết: Ngày 11/8/2016, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghịquyết số 02 về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị giatăng và phát triển bền vững. Để Nghị quyết đi vào cuộc sống, cấp ủy Đảng, chínhquyền từ huyện đến cơ sở đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâurộng Nghị quyết để các tầng lớp nhân dân trong huyện hiểu rõ hơn về sự cầnthiết phải tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, những lợi ích có được từ việc tái cơcấu ngành Nông nghiệp cũng như nội dung, mục tiêu, những giải pháp cơ bản củatái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên địa bàn huyện, trách nhiệm của cơ quan, đơnvị, cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

Sau hơn 2 nămthực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, với nhiều cơ chế, chính sách và giảipháp cụ thể, thiết thực đã thúc đẩy sản xuất của Kim Sơn phát triển theo hướngnông nghiệp hàng hóa có giá trị cao ở tất cả các lĩnh vực. Về trồng trọt, KimSơn chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng, mùa vụ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật gắnvới xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Mở rộng diệntích gieo cấy lúa chất lượng cao, lúa đặc sản; chuyển diện tích trồng lúa kémhiệu quả sang trồng cây hàng năm kết hợp nuôi thủy sản, sản xuất xen canh lúa -cá và chuyên nuôi thủy sản. Đến thời điểm này, các địa phương đã chuyển đôỉ28,05 ha diện tích đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm, 149,27 ha đất trồnglúa sang nuôi trồng thủy sản... Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệplà 792,79 ha.

Lĩnh vực chănnuôi có bước phát triển mạnh theo hướng trang trại, gia trại theo hình thứccông nghiệp, bán công nghiệp. Đối với lĩnh vực thủy sản, khi thực hiện Nghịquyết 02 đó là: Công ty cổ phần đầu tư phát triển Thủy sản Bình Minh và hộ giađình bà Nguyễn Thị Trang - thị trấn Bình Minh đã đầu tư xây dựng khu nuôi tômthẻ chân trắng công nghệ cao, công nghệ sinh học, 2 mô hình trên nuôi được 3vụ/năm, năng suất đạt từ 20 – 25 tấn/ha/vụ, doanh thu đạt trên 3 tỷ đồng/hadiện tích nuôi. Từ hai mô hình trên, đến nay các xã ven biển đã nhân rộng thêm3 khu nuôi tôm theo mô hình “Nhà nón” và hàng chục mô hình nuôi tôm theo mô hình“Nhà hai mái”. Các hộ nuôi trồng thủy sản được tiếp cận với các tiến bộ KHKT vaừ́ng dụng vào thực tiễn sản xuất thủy sản. Khi thực hiện Nghị quyết 02, huyệnKim Sơn có thêm 3 tàu vỏ thép, công suất trên 1.000 CV, đã thường xuyên đánhbắt thủy hải sản xa bờ, khai thác tại các ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, bướcđầu mang lại thu nhập cho ngư dân và tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Có thể thấy, qua thực hiện tái cơ cấu ngànhnông nghiệp, nông dân trên địa bàn huyện đã bắt đầu sản xuất theo định hướng vànhu cầu thị trường, sản xuất dần gắn liền với đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệmôi trường. Cơ cấu nội bộ ngành có sự chuyển dịch hợp lý theo hướng giảm tỷtrọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Đối với thủy sản đangchuyển dịch theo hướng từ chiều rộng sang chiều sâu, nhiều mô hình sản xuấthiệu quả, an toàn, bền vững tiếp tục được nhân rộng, góp phần nâng cao giá trịtrên đơn vị đất canh tác.

Hiện nay, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuấtnông, lâm, thủy sản bình quân hàng năm của huyện ước đạt 2,7% (mục tiêu Nghịquyết đến năm 2020 đạt 2,5%). Cơ cấu giá trị sản xuất: Nông nghiệp đạt 56,6%(mục tiêu Nghị quyết đến năm 2020 đạt 59,1%), trong đó: Trồng trọt đạt 64,8% (mục tiêu là 69,6%), chăn nuôi đạt24% (mục tiêu 26,9%), dịch vụ đạt 11,3% (mục tiêu 3,5%); lâm nghiệp đạt 0,1%;thủy sản đạt 43,3% (mục tiêu 40,8%). Giá trị sản xuất trên 1ha canh tác củahuyện ước đạt 160,5 triệu đồng (mục tiêu Nghị quyết đến năm 2020 đạt 150 triêụđồng). Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 35 triệu đồng/năm (mục tiêu Nghịquyết đến năm 2020 đạt 45 triệu đồng/năm).

Để tiếp tục pháttriển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao,hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững, Kim Sơn cần nâng cao nhận thức, tráchnhiệm của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong việc thực hiệnChương trình xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hướngtới mục tiêu “Mỗi làng một nghề, mỗi xã một sản phẩm chủ lực”. Đồng thời, chútrọng đến tích tụ ruộng đất, tạo quỹ đất thu hút đầu tư của doanh nghiệp, hìnhthành vùng sản xuất hàng hóa quy mô đủ lớn với các loại cây trồng chủ lực cólợi thế của địa phương và quỹ đất dành cho các hoạt động ứng dụng công nghệ caotrong sản xuất nông nghiệp; chuyển đổi theo quy định diện tích đất có hiệu quảsử dụng thấp sang sản xuất hàng hóa có hiệu quả hơn.

Bảo Yến

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/tai-co-cau-nong-nghiep-o-kim-son-gop-phan-nang-cao-thu-nhap-cho-nguoi-nong-dan-20190327082444454p2c21.htm