Tài chính tuần qua: Bitcoin đang bị thao túng?

Bitcoin có thực sự bị thao túng không? Đây là thắc mắc của rất nhiều học giả và nhà nghiên cứu. Mới đây, hai nhà nghiên cứu đã điều tra xem Tether (USDT) có thể sử dụng để thao túng giá Bitcoin hay không.

Ảnh minh họa.

Bitcoin có thực sự bị thao túng?

Hai nhà nghiên cứu John Griffin và Amin Shams đã chỉ ra rằng mua Bitcoin bằng USDT chỉ được dùng trong lúc thị trường suy thoái và việc này không phải điều bất thường. Bên cạnh đó, cũng không có bằng chứng về việc sử dụng USDT để thao túng thị trường.

Mua Bitcoin khi giá giảm có thể được giải thích bằng nhu cầu của những người tham gia vào thị trường, để nắm giữ chúng hoặc đầu cơ chênh lệch giá giữa các thị trường. Hai nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, một số tuyên bố dùng USDT để thao túng thị trường có vẻ không chính xác. (Xem tiếp)

Cầm súng cướp ngân hàng ở Quảng Ninh để trốn 'xã hội đen' đòi nợ thuê?

Ngày 19/1, ông Trần Văn Sọi, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Quảng Ninh, xác nhận đối tượng Trần Thế Khương (40 tuổi, trú tại tổ 18A, khu 3, phường Hà Phong, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh), nghi can cướp tiền ở Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hạ Long (Quảng Ninh) từng là giáo viên dạy môn lịch sử của trường này.

Theo ông Sọi, nghi phạm Trần Văn Khương đã viết đơn xin nghỉ dạy cách đây 20 ngày và được Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Quảng Ninh ra quyết định dừng hợp đồng.

Ông Nguyễn Văn Tính, Phó hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Quảng Ninh, người có nhiều năm công tác với Trần Thế Khương cũng tỏ ra bất ngờ về việc người này đi cướp ngân hàng. (Xem tiếp)

Khách nữ báo 1,5 tỷ đồng tiền gửi “biến mất”, đại diện ngân hàng: 100% do khách rút

Ngày 17/1, vợ chồng chị Nguyễn Thị H (trú xóm 5, xã Nghi Ân, TP. Vinh, Nghệ An) đã có đơn trình báo gửi cơ quan công an, để nhờ vào cuộc làm rõ vụ việc vợ chồng chị này cho rằng số tiền gửi vào ngân hàng Vietcombank "đột nhiên biến mất".

Theo nội dung đơn trình báo của chị Hoa, từ năm 2014-2016, chồng chị đi làm ở nước ngoài gửi tiền về nên chị Hoa đến ngân hàng Vietcombank phòng giao dịch Quán Bàu (TP. Vinh, Nghệ An) gửi tiết kiệm. (Xem tiếp)

Ngân hàng đè nợ xấu, nâng lợi nhuận

Thêm một số ngân hàng thương mại công bố kết quả kinh doanh 2018, với ghi nhận chung: lợi nhuận tiếp tục tăng cao và chủ động hơn, tích cực hơn trong xử lý nợ xấu.

Ghi nhận đó, về tình hình chung, đã thể hiện qua hội nghị toàn ngành ngân hàng tổ chức tuần trước, với tỷ lệ nợ xấu công bố ở mức thấp nhất nhiều năm qua.

Cũng tại hội nghị này, bốn ngân hàng thương mại nhà nước công bố quyết định giảm lãi suất cho vay VND. (Xem tiếp)

Ngân hàng bán vốn cho nhà đầu tư ngoại: “Nhà giàu” lại khóc

Đều đang rất khát vốn, lại đứng trước cơ hội vàng vì lĩnh vực ngân hàng đang được nhiều nhà đầu tư ngoại để ý, song cả ba ngân hàng TMCP quốc doanh có vốn nhà nước là Vietcombank, VietinBank, BIDV đều đang có những vướng mắc riêng, khiến hầu hết các thương vụ bị kẹt.

Dập dòm bán 7,73% cho đối tác Quỹ đầu tư quốc gia của Singapore (GIC) từ năm 2016, song đến cuối năm 2018, Vietcombank mới hoàn tất bán 3% vốn cho nhà đầu tư ngoại. So với “hạn mức” room 10% được Chính phủ phê duyệt, Vietcombank vẫn còn 7% cho lần phát hành riêng lẻ tiếp theo.

Chính vì vậy, dù đã thu về 6.200 tỷ đồng từ thương vụ chào bán thành công này, song ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank cho biết, tăng vốn với Vietcombank vẫn là nhu cầu bức thiết để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng thời gian tới. Chính vì vậy, Chủ tịch HĐQT Vietcombank đề nghị Chính phủ cho phép ngân hàng này được nới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. (Xem tiếp)

Người bỏ quê, kẻ trốn biệt tích vì tín dụng đen

Lâu nay, cái tên Nguyễn Văn Vương (tức Vương "Phúc" - 31 tuổi, trú xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) là ám ảnh của người dân TP Vinh và các huyện lân cận. Vương trở thành nỗi khiếp sợ với biết bao gia đình đi vay nặng lãi.

Người đàn ông này có 3 tiền án, tiền sự. Với uy danh của mình, Vương sớm quy tụ hàng chục đàn em dưới trướng thực hiện các hành vi bảo kê, cầm đồ, tín dụng đen, cưỡng đoạt tài sản… Để phô trương thanh thế của mình, kẻ cầm đầu đường dây tín dụng đen không ngại gây hấn với bất kỳ ai để thanh toán, tranh giành địa bàn. (Xem tiếp)

Lãi suất tăng: Bước vào 2019, canh cánh 1 nỗi lo

Mới đây, chị Trần Bảo Ngọc quyết định bán căn hộ thứ ba của mình để tất khoản cho khoản nợ 2 tỷ đồng khi vay mua căn hộ thứ hai vì lo ngại lãi suất cho vay năm sau sẽ được điều chỉnh tăng lên.

Theo chị Ngọc, tín hiệu tăng lên dễ dàng nhìn thấy từ tháng 10 năm ngoái, khi lãi suất huy động tăng nóng và đồng loạt trên thị trường, đặc biệt là ở khoản tiền gửi có kỳ hạn ngắn vào những tháng cuối năm 2018.

Thống kê cụ thể hơn cho thấy, lãi suất huy động bắt đầu tăng mạnh kể từ cuối tháng 10. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, lãi suất đã duy trì ổn định ở mức 4,8-5,5% với kỳ hạn dưới 6 tháng, 5,5-7,6% cho kỳ hạn 6-12 tháng và khoảng 6,8-8,6% cho kỳ hạn 12-13 tháng. Hiện lãi suất tiền gửi bình quân ở mức 5,25%/năm so với 5,11%/năm vào thời điểm năm 2017. (Xem tiếp)

Ngân hàng quốc doanh và “mô hình chân tường” cổ phần hóa

Không nằm trong kế hoạch năm và chỉ còn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) vẫn nguyên sở hữu Nhà nước, nhưng cổ phần hóa các ngân hàng quốc doanh lại đang đặt ra một vấn đề song song với "điểm nghẽn" trên.

Cuối tuần qua, lát cắt gây sốc với nhà đầu tư và cổ đông nhỏ lẻ tại Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) cũng đã chính thức thực hiện: cắt giảm mạnh các chỉ tiêu tăng trưởng chính, đặc biệt ở lợi nhuận.

Dấu ấn tròn 10 năm sau cổ phần hóa và chuyển đổi mô hình từ ngân hàng quốc doanh tại VietinBank có dáng dấp của một chân tường. (Xem tiếp)

Thống đốc Lê Minh Hưng: Ngân hàng Nhà nước đang mua vào ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối

Tại phiên họp tháng 1/2019 của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia tổ chức mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng đã giải đáp các ý kiến của các chuyên gia kinh tế liên quan đến điều hành hoạt động của ngành ngân hàng.

Cụ thể, về vấn đề tỷ giá, có ý kiến cho rằng, mặc dù năm 2018, NHNN đã điều hành tỷ giá khá ổn định nhưng NHNN cần điều hành linh hoạt theo "hơi thở" của thị trường hơn nữa.

Tuy nhiên, Thống đốc cho biết, trên thực tế, những ngày gần đây NHNN đang mua vào để tăng dự trữ ngoại hối. “Có thể thấy đó là quyết định rất linh hoạt, rất chủ động của NHNN, bám sát diễn biến thị trường, đánh giá được tình hình và đưa ra những quyết sách đúng thời điểm. Vì thế trong năm 2019 sắp tới tinh thần là NHNN vẫn tiếp tục điều hành một cách chủ động, linh hoạt theo diễn biến của thị trường”, Thống đốc cho hay. (Xem tiếp)

LINH LINH

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/tai-chinh/tai-chinh-tuan-qua-bitcoin-dang-bi-thao-tung-3490081.html