Tài chính 24h: Tiết lộ bất ngờ của trợ thủ về 'bà trùm' Sáu Phấn

Bị cáo Toàn cho rằng, theo quan sát và tiếp xúc trong mấy năm thấy bà Hứa Thị Phấn là người rất thông minh, thẳng thắn và 'bà trùm' này từng chia sẻ có tật lớn là rất tham.

Bà Hứa Thị Phấn.

“Bà Hứa Thị Phấn nói với tôi bà ấy có tật lớn là rất tham!“

"Theo tôi nghĩ, cái gì mà được tính toán thì khó mà lọt qua mắt, qua suy xét của bà Phấn”, bị cáo Toàn cho biết.

Do không trực tiếp làm, không quan hệ gắn bó dài với bà Phấn nên không hiểu hết việc của bà này, nhưng bị cáo Toàn cho rằng vẫn luôn có cảm giác là không thể lừa, lấy được tiền của bà Phấn. (Xem thêm)

SeABank lại có Tổng giám đốc mới

Theo thông tin mới nhất từ Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, HĐQT ngân hàng đã chính thức bổ nhiệm bà Lê Thu Thủy – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc thứ nhất giữ chức vụ Tổng giám đốc SeABank từ ngày 10/5/2018.

Bà Lê Thu Thủy sinh năm 1983, được giới thiệu là đã có thâm niên làm việc hơn 10 năm tại SeABank và nhiều năm kinh nghiệm làm việc ở các tổ chức tài chính ngân hàng quốc tế.

Bà Thủy cũng chính là con gái bà Nguyễn Thị Nga, người phụ nữ quyền lực nhất SeABank vừa có quyết định rời ghế Chủ tịch HĐQT mà bà đã nắm giữ suốt 11 năm qua, để xuống giữ chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT nhằm tuân thủ Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi vừa có hiệu lực. (Xem thêm)

Vay tiêu dùng “hoạt động như tín dụng đen”

Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, việc công ty tài chính mở bung thị trường cho vay tiêu dùng đã giúp người dân tiếp cận vốn dễ dàng hơn, thay vì khó khăn trong tiếp cận vốn ngân hàng hoặc phải vay “tín dụng đen”. Tuy vậy, mặt trái của hoạt động cho vay tiêu dùng là lĩnh vực mới, hành lang pháp lý chưa hoàn thiện, còn ít công ty thực sự có năng lực, chuyên nghiệp.

“Điều này dẫn tới các công ty tài chính hoạt động bất chấp luật pháp, tiếp cận khách hàng với thái độ thiếu chuẩn mực. Thậm chí gây cảm giác như lừa đảo, kiểu tín dụng đen, tìm mọi cách để khai thác khách hàng, với lãi vay cao ngất ngưởng, cho vay mập mờ, khi khách hàng phát hiện ra thì đã quá muộn”, ông Đức nói. Theo ông Đức, với lãi suất cao, khoản vay giá trị thấp nên trong 10 khách vay chỉ cần 2-3 người trả lãi các công ty tài chính đã đủ thu hồi vốn. (Xem thêm)

Thuế giá trị gia tăng thấp, người giàu hưởng lợi nhiều hơn

Gửi kiến nghị đến Quốc hội, cùng với TP.HCM, Đà Nẵng, cử tri nhiều tỉnh, thành khác bày tỏ lo lắng trước đề xuất tăng nhiều loại thuế, trong đó có thuế giá trị gia tăng.

Theo cử tri, việc tăng thuế giá trị gia tăng vào thời điểm hiện nay là không phù hợp, vì người tiêu dùng bất kể thu nhập cao hay thấp đều phải đóng cùng một mức thuế giá trị gia tăng cho cùng một sản phẩm chịu thuế.

Văn bản trả lời nêu rõ, thuế giá trị gia tăng là thuế gián thu thu vào hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tại Việt Nam và hiện đã có gần 170 nước áp dụng.

Luật thuế giá trị gia tăng hiện hành quy định 3 mức thuế suất: 5%, 10% và 20% (không kể mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu). Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, từ ngày 1/1/2004, luật quy định chỉ còn 2 mức thuế suất: thuế suất ưu đãi 5% và thuế suất phổ thông 10%. (Xem thêm)

Cựu sếp TrustBank tiết lộ rời Agribank là do “bà trùm” Sáu Phấn trả lương gấp 10 lần

Trình bày trước HĐXX, Trần Sơn Nam cho biết cáo trạng xác định hành vi bị cáo là ký tờ trình, ký nghị quyết hội đồng quản trị (HĐQT) mua căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch. Sau đó ký nghị quyết hủy hợp đồng, rồi lại ký tờ trình, ký hợp đồng mua lại căn nhà này.

Bị cáo Nam cho rằng, khi thực hiện các hành vi trên bị cáo thấy mình không xem xét kỹ trước khi ký. Bị cáo này cũng thừa nhận trường hợp của mình cũng như những gì bị cáo Hoàng Văn Toàn, cựu Chủ tịch Đại Tín đã khai trước đó, tức cũng là trường hợp đi làm thuê, làm theo toàn bộ chỉ đạo của Hứa Thị Phấn.

Cựu CEO của Ngân hàng Đại Tín cũng trình bày mình về làm ngân hàng này vào khoảng tháng 6/2006. Khi đó, bị cáo Nam mua có mua cổ phần của Ngân hàng Đại Tín (lúc đó là Ngân hàng Rạch Kiến). Sau đó, bị cáo có tìm hiểu cổ đông lớn của Ngân hàng Rạch Kiến rồi quen biết bà Sáu Phấn. (Xem thêm)

Các ngân hàng lớn tăng phí rút tiền: Tận thu hay bù lỗ?

Vấp phải những phản ứng tiêu cực từ phía khách hàng, những tưởng các nhà băng sẽ dè dặt và thận trọng hơn trong việc nâng phí dịch vụ, thế nhưng mới đây lại có thêm các ngân hàng lớn nữa thông báo thu thêm tiền.

Agribank mới đây thông báo từ 12/5 sẽ tăng phí rút tiền nội mạng qua ATM, mức 1.100 đồng lên 1.650 đồng/giao dịch. Ngoài phí rút tiền nội mạng, Agribank cũng tăng phí chuyển khoản liên ngân hàng tại ATM và phí chuyển khoản liên ngân hàng tại ứng dụng E-Mobile Banking lên mức 0,05% số tiền giao dịch.

Vietinbank thì cho biết điều chỉnh mức phí rút tiền mặt tại ATM với thẻ ghi nợ E-Partner, ở hai mức phí cho các dòng thẻ khác nhau. Theo đó, thẻ ghi nợ Gold và Pink-Card, mức phí rút tiền mặt tại ATM được điều chỉnh tăng lên 2.200 đồng, còn các thẻ dòng C-Card và S-Card mức phí cũng điều chỉnh tăng lên 1.650 đồng/giao dịch, từ mức 1.100 đồng trước đó. Biểu phí này áp dụng từ 5/5. (Xem thêm)

LINH LINH

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/tai-chinh/tai-chinh-24h-tiet-lo-bat-ngo-cua-tro-thu-ve-ba-trum-sau-phan-3449103.html