Tài chính 24h: Tiền ảo đang 'lừa đảo' tiền thật

Nghiên cứu của Cty tư vấn Satis Group cũng cho thấy 4% dự án ICO đã thất bại, 3% đã 'chết' và chỉ có 15% được đưa lên sàn giao dịch tiền ảo.

Ảnh minh họa.

78% ICO “lừa đảo” - tiền ảo đang “lừa đảo” tiền thật

ICO (Initial Coin Offering) là hình thức kêu gọi vốn đầu tư cho các dự án tiền kĩ thuật số hay còn gọi là tiền ảo (Cryptocurrency) trong thời gian qua.

Các đối tượng phát hành tiền ảo của riêng họ thường tạo ra một lượng mã Token nhất định được phát hành như cổ phiếu và bán ra cho các nhà đầu tư trong nhiều đợt khác nhau. Thông thường các nhà phát triển sẽ chấp nhận cho nhà đầu tư thanh toán bằng Bitcoin hoặc Ethereum và đương nhiên là cả tiền thật.

Vấn đề ở những con số Satis đưa ra là, 78% kia đã thể hiện rõ bản chất lừa đảo, có nghĩa là “đã bị lộ”, còn những dự án “chưa bị lộ” bản chất lừa đảo thì khó mà thống kê đầy đủ. Nhưng chung qui lại, với tỉ lệ lên đến gần 4/5 đã bị lộ, cho thấy thị trường tiền ảo và gọi vốn đầu tư cho các dự án tiền ảo đầy rủi ro và cạm bẫy. (Xem tiếp)

Sacombank đạt gần 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2018

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2018 của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (mã STB), tổng tài sản của Sacombank đạt gần 401.000 tỷ đồng, tăng 8,7% so với đầu năm, trong đó tỷ trọng tài sản có sinh lời tăng 3,5%.

Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng nhanh, đạt hơn 364.000 tỷ đồng, tăng 11,9% so với đầu năm, thị phần huy động tăng từ 4,7% lên 4,9%.

Tăng trưởng tín dụng 9,6% so với đầu năm và đạt hơn 247.000 tỷ đồng, thị phần cho vay tăng lên 3,6% so với 3,5% thời điểm đầu năm. (Xem tiếp)

Quý II/2018, VietBank báo lợi nhuận tăng 6,2 lần, nợ xấu lên 1,75%

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank) vừa công bố BCTC riêng lẻ quý II/2018.

Theo đó, tính đến cuối tháng 6, tổng tài sản của ngân hàng đạt mức 44.869 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng ở mức 31.648 tỷ đồng, tăng trưởng 10,2% và chiếm 70,5% tổng tài sản của ngân hàng.

Tiền gửi của khách hàng cũng tăng khá mạnh, 13,5%, lên mức 35.546 tỷ đồng.

Về hoạt động kinh doanh, tín dụng vẫn đóng vai trò chủ đạo khi mang về cho ngân hàng khoản lãi 297 tỷ đồng trong quý II/2018, tăng tới 53% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận mảng này mang lại đạt hơn 541 tỷ đồng, tăng trưởng 52,4%. (Xem tiếp)

Dù “cắt gọt” mạnh chi phí dự phòng, KienLongBank mới chỉ hoàn thành 37% kế hoạch lợi nhuận trong 6 tháng

BCTC hợp nhất quý II/2018 do Ngân hàng TMCP Kiên Long – KienLongBank (mã KLB) vừa công bố cho thấy, 6 tháng đầu năm, ngân hàng đạt thu nhập lãi thuần gần 476 tỷ đồng, giảm 4,4% so với cùng kỳ. Riêng trong quý II/2018, hoạt động tín dụng mang về cho ngân hàng khoản lãi hơn 262 tỷ đồng, giảm 5,5% so với quý II/2017.

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 6 tháng đạt hơn 25 tỷ đồng, tăng 21,4%, trong đó, quý II đóng góp một nửa với 12,6 tỷ đồng.

Đáng chú ý, lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư trong quý II/2018 của ngân hàng tiếp tục có sự đột biến khi mang về khoản lãi hơn 33 tỷ đồng, gấp 5,5 lần cùng kỳ. Tính chung cả 6 tháng đầu năm, mảng này mang về cho ngân hàng gần 77 tỷ đồng, gấp 9,6 lần cùng kỳ. (Xem tiếp)

BacABank đạt lợi nhuận 434 tỷ đồng, hoàn thành 47% kế hoạch năm

Về kết quả kinh doanh, hoạt động tín dụng quý II/2018 có xu hướng giảm nhẹ khi chỉ mang về cho ngân hàng khoản lãi 452 tỷ đồng, giảm 5,4% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt gần 892 tỷ đồng, tăng 12,9%.

Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ và hoạt động kinh doanh ngoại hối trong quý cũng giảm khá mạnh so với cùng kỳ, đạt mức lần lượt 24 tỷ đồng và 1,8 tỷ đồng, giảm 21% và giảm 76,9% so với quý II/2017. Riêng có hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư kỳ này bất ngờ báo lãi gần 72 tỷ đồng so với con số lãi vỏn vẹn 60 triệu đồng cùng kỳ năm trước. Lãi thuần từ hoạt động khác cũng tăng mạnh từ mức 3 tỷ đồng lên 30 tỷ đồng. (Xem tiếp)

Sau hơn 4 năm VAMC đã thu hồi hơn 81.000 tỷ đồng nợ xấu

Theo số liệu báo cáo tại hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2018 của Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), năm 2018, VAMC đặt kế hoạch xử lý 140.000 tỷ đồng nợ xấu đã mua, chiếm hơn 45% tổng dư nợ gốc nội bảng (307.932 tỷ đồng). Việc mua nợ xấu theo giá trị thị trường tối thiểu 6.600 tỷ đồng.

Kể từ khi thành lập tháng 10/2013 - 31/12/2017, công ty đã mua 26.221 khoản nợ của 16.269 khách hàng tại các tổ chức tín dụng. Tổng dư nợ gốc nội bảng tính đến hết năm 2017 là 307.932 tỷ đồng, giá mua nợ là 277.755 tỷ đồng. (Xem tiếp)

Rủi ro từ các trang cho vay ngang hàng

Sàn giao dịch cho vay ngang hàng (Peer to Peer – P2P) là cơ chế cho vay trực tiếp và tín chấp, giúp người đi vay uy tín mượn tiền từ nhà đầu tư mà không cần qua trung gian.

Đây là phương thức kết nối người có vốn và người cần vốn thông qua nền tảng trực tuyến mới cùng với hệ thống công nghệ tiên tiến.

Tại Việt Nam hiện nay, mô hình cho vay P2P vẫn chưa được cấp phép nên các công ty hoạt động trong lĩnh vực này thường đăng ký là công ty tư vấn đầu tư. (Xem tiếp)

LINH LINH

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/tai-chinh/tai-chinh-24h-tien-ao-dang-lua-dao-tien-that-3460715.html