Tài chính 24h: Tiềm ẩn nguy cơ tín dụng bất động sản 'núp bóng' cho vay tiêu dùng

Trước đà tăng trưởng rất mạnh của tín dụng tiêu dùng gần đây mà chủ yếu đến từ hoạt động cho vay mua nhà, sửa nhà, không ít ý kiến cho rằng hoạt động này đang tiềm ẩn nguy cơ tín dụng lại chảy vào bất động sản nhưng 'núp bóng' cho vay tiêu dùng.

Nhiều ý kiến cho rằng cần tách bạch các phân khúc khác nhau trong hoạt động cho vay bất động sản để xác định trọng số rủi ro riêng.

Mối lo tín dụng bất động sản núp bóng vay tiêu dùng

Theo quy định hiện hành, các khoản vay ngân hàng với mục đích đầu tư bất động sản và sinh lợi trên bất động sản đó sẽ được xếp vào nhóm tín dụng bất động sản. Trong khi đó, một mảng cho vay cũng liên quan đến nhà đất là mua nhà, sửa nhà để ở đang được xếp vào mảng tín dụng tiêu dùng của người dân.

Tuy nhiên, trước đà tăng trưởng rất mạnh của tín dụng tiêu dùng gần đây mà chủ yếu đến từ hoạt động cho vay mua nhà, sửa nhà, không ít ý kiến cho rằng hoạt động này đang tiềm ẩn nguy cơ tín dụng lại chảy vào bất động sản nhưng "núp bóng" cho vay tiêu dùng. (Xem tiếp)

Có “Siêu Ủy ban”, SCIC thành đơn vị “đưa vốn mồi”

Thông tin về mối quan hệ giữa SCIC và Siêu Ủy ban, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho biết, các cơ chế chính sách của các Bộ ngành ban hành hiện nay đã đủ các khung khổ pháp lý cần thiết để Ủy ban thực hiện. Theo đó, Ủy ban với vai trò đại diện chủ sở hữu có thể yêu cầu doanh nghiệp thực hiện, doanh nghiệp nào không thực hiện sẽ bị xử lý mà không phải đợi ý kiến các Bộ ngành.

Theo ông Tiến, việc SCIC trực thuộc Ủy ban được coi là công cụ của Ủy ban về đầu tư, kinh doanh vốn nghĩa là trong 18 tập đoàn, tổng công ty còn lại khi triển khai các dự án lớn, thiếu vốn thì SCIC phải là “đơn vị đưa nguồn vốn mồi”. (Xem tiếp)

Tín dụng vào mùa, lãi suất nhích tăng

Chia sẻ với PV, phó tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần cho biết, nhu cầu vốn của khách hàng đang dần tăng trong những tháng cuối năm, không chỉ với doanh nghiệp, mà cả khách hàng cá nhân cũng muốn vay để mua nhà, xe, tiêu dùng...

Vì thế, ngân hàng của ông đã chuẩn bị sẵn nguồn vốn tương đối dồi dào để cung ứng. Ngoài các khoản vay thông thường, theo vị này, các ngân hàng còn tham gia cho vay bình ổn thị trường dịp Tết. (Xem tiếp)

Gần 20 năm quy định tội rửa tiền: Số vụ xét xử mới đếm trên đầu ngón tay

Hai bị cáo trong vụ án đánh bạc ngàn tỷ vừa bị đưa ra truy tố, xét xử về tội danh rửa tiền. Đây là vụ án thứ hai tòa án nước ta xét xử tội danh này. Giới luật sư khuyến nghị, thời gian tới, cần đưa nhiều trường hợp rửa tiền ra xét xử, nếu không Việt Nam sẽ có nguy cơ lọt vào “danh sách đen” của Cơ quan Đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF).(Xem tiếp)

Kiều hối và niềm tin

“Kiều hối đã góp phần hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, làm tăng dự trữ ngoại hối và cân đối cán cân vãng lai của đất nước”, UNDP cho biết. Quả vậy, với tổng giá trị lên tới 13,8 tỷ USD, chẳng thua kém bao nhiêu so với lượng vốn FDI giải ngân trong năm 2017 (17,5 tỷ USD), kiều hối là một nguồn lực quan trọng hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt với một quốc gia đang phát triển cần rất nhiều vốn như Việt Nam. (Xem tiếp)

Hàng chục người điêu đứng vì chủ hụi U70 chiếm đoạt gần 4,6 tỷ

Theo kết quả điều tra, năm 2006, bà Yến đứng ra làm chủ hụi. Lúc đầu là các dây hụi ngày, hụi tháng có giá trị 500.000 đồng. Đến năm 2017, bà Yến tiếp tục mở nhiều dây hụi tháng có giá trị từ 1-3 triệu đồng.

Ngày 15/5 vừa qua, nhiều hụi viên chưng hửng khi bà Yến tuyên bố vỡ hụi. Tại thời điểm này, bà Yến còn 69 dây hụi chưa kết thúc với 1.035 phần hụi. Trong số các dây hụi đã kết thúc, bà Yến đã kê tên khống 33 phần hụi và tự ý lấy tên hụi viên để hốt 124 phần hụi, tổng số tiền chiếm đoạt gần 4,6 tỷ đồng. (Xem tiếp)

HOÀNG HÀ

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/tai-chinh/tai-chinh-24h-tiem-an-nguy-co-tin-dung-bat-dong-san-nup-bong-cho-vay-tieu-dung-3470304.html