Tài chính 24h: Ai sẽ thế chỗ ông Nguyễn Đức Hưởng ở LienVietPostBank?

Trong danh sách ứng viên tham gia HĐQT của LienVietPostbank không có tên ông Nguyễn Đức Hưởng.

Ông Nguyễn Đức Hưởng, Chủ tịch LienVietPostBank

Ai sẽ thay thế ông Nguyễn Đức Hưởng làm Chủ tịch LienVietPostbank?

Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostbank – mã LPB) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ năm 2018.

Theo đó, trong chương trình ĐHĐCĐ lần này, ban lãnh đạo LienVietPostbank sẽ trình cổ đôngdanh sách các ứng viên tham gia bầu thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018- 2023.

Số lượng thành viên HĐQT dự kiến bầu là 08 người, danh sách ứng viên tham gia ứng cử cũng vừa đủ 08 người,

Tuy nhiên, trong danh sách ứng viên trên không có tên của đương kim Chủ tịch Nguyễn Đức Hưởng và Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Huynh. (Xem tiếp)

Kế hoạch lợi nhuận, có ngân hàng phải tính thêm rủi ro nợ xấu

Techcombank mở đầu mùa ĐHĐCĐ ngành ngân hàng trong năm 2018 bằng việc lên kế hoạch lợi nhuận 10.000 tỷ đồng, tăng so với con số 8.000 tỷ đồng đạt được trong 2017 và là con số "lịch sử" đối với một ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân từ trước đến nay.

Theo tài liệu chuẩn bị cho ĐHĐCĐ sắp tới, VPBank đã xác định chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận năm nay là 10.800 tỷ đồng trước thuế cho năm 2018. Năm qua, nhà băng này cũng thu về 8.100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Tại Vietcombank, Chủ tịch HĐQT Nghiêm Xuân Thành cho biết, theo kế hoạch ban đầu, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 2018 dự kiến là 12.000 tỷ đồng, sau đó đã được nâng lên 13.000 tỷ đồng để đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn. (Xem tiếp)

Chóng mặt với lãi suất tiền gửi

Trước Tết Nguyên đán, chị Huyền, làm nghề kế toán, mang 500 triệu đồng đến Ngân hàng VPBank gửi tiết kiệm. Các giao dịch viên ở đó tư vấn cho chị gửi kỳ hạn dài để lấy lãi suất cao, hoặc chia thành hai gói nhỏ để gửi: một kỳ hạn ngắn phòng lỡ có nhu cầu rút vốn, một gói gửi dài hơn để lấy lãi cao. Với khoản tiền gửi kỳ hạn dài, họ khuyên chị gửi 6 tháng để hưởng lãi đến 7,7%/năm do ngân hàng đang khuyến mại cộng thêm 0,3 điểm phần trăm lãi suất nhân sự kiện U23 Việt Nam được vào chung kết.

Cô giao dịch viên nói với chị Huyền rằng mức lãi suất này là cao hiếm có và đã tăng mạnh so với trước đó. Nếu chị không gửi kỳ hạn dài thì thật phí. Còn nếu buộc phải dùng đến tiền thì chị gửi kỳ hạn 1 tháng cũng được 5,5%/năm – mức kịch trần do Ngân hàng Nhà nước quy định - vừa tiện lợi lại lãi suất ngang với kỳ hạn 3 tháng. (Xem tiếp)

Vụ án Navibank: Luật sư nêu quan điểm người bị Huyền Như lừa nhưng lại bị kết tội có đúng?

Chiều 13/3/2018, tại phiên tòa sơ thẩm vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Nam Việt - Navibank" (nay là ngân hàng TMCP Quốc Dân – NCB), các luật sự tiếp tục phần bào chữa cho các bị cáo.

Trong bài bào chữa của mình, luật sư Nguyễn Minh Tâm thuộc Đoàn luật sư TP.HCM (bào chữa cho bị cáo Phạm Thị Thu Hiền), cho rằng vụ án Navibank có thể nói là một vụ án “hậu Huyền Như”.

Bởi vì, vụ án được khởi tố theo kiến nghị của bản án phúc thẩm số 02/2015/HSPT ngày 07/01/2015 của Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân cấp cao TP.HCM. (Xem tiếp)

Bà Hứa Thị Phấn đẩy dư nợ “khống” cho Công ty Phương Trang, rút ruột 5.256 tỷ như thế nào?

Như BizLIVE đề cập, VKSND Tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố đối với bà Hứa Thị Phấn, nguyên cố vấn cao cấp HĐQT Ngân hàng Đại Tín (sau đổi thành VNCB và nay là CB), nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư phát triển Phú Mỹ và 27 đồng phạm vì gây thiệt hại 6.362 tỷ đồng cho Ngân hàng Đại Tín.

Con số thiệt hại trên liên quan đến 2 hành vi mà bị can Phấn và đồng phạm thực hiện gồm nâng khống căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch bán cho Ngân hàng Đại Tín, chiếm đoạt và gây thiệt hại 1.105 tỷ đồng và hạch toán thu khống, để bị can Phấn sử dụng trái pháp luật hơn 5.256 tỷ đồng.

Dưới đây là hành vi thu khống mà bị can Phấn chỉ đạo để bỏ túi và gây thiệt hại hơn 5.256 tỷ đồng cho Ngân hàng Đại Tín. (Xem tiếp)

Maritime Bank có mặt trong nhóm cổ đông đề cử người vào HĐQT PVcomBank

Ngân hàng TMCP Đại Chúng (PVcomBank) vừa công bố kết quả đề cử, ứng cử nhân sự dự kiến bầu Thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2018-2023.

Theo đó, có ba bộ hồ sơ ứng viên do 3 nhóm cổ đông đề cử giữ chức danh thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018-2023 PVcomBank.

Một điều đáng chú ý, trong lần ứng cử này, không thấy xuất hiện nhóm cổ đông lớn nhất là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), thay vào đó là sự xuất hiện của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) và một số cổ đông tổ chức, cá nhân khác.

Cụ thể, nhóm cổ đông số 1 sở hữu tổng cộng 10,55% vốn PVcomBank, đề cử ông Nguyễn Hoàng Nam vào ngày 5/2/2018); gồm có Maritime Bank nắm 41,9 triệu cổ phần PVcomBank (chiếm 4,66% vốn điều lệ), ông Lê Minh Tuấn năm 1,66% vốn, ông Lê Xuân Học nắm 2,34% và Công ty TNHH Bất động sản HA Quận Ba nắm 1,89% vốn. (Xem tiếp)

LINH LINH

Nguồn BizLIVE: http://bizlive.vn/tai-chinh/tai-chinh-24h-ai-se-the-cho-ong-nguyen-duc-huong-o-lienvietpostbank-3439763.html