Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Quảng Nam vừa phối hợp với huyện Hiệp Đức tổ chức phục dựng Lễ Mừng lúa mới của đồng bào Ca Dong với đầy đủ nghi lễ truyền thống và nhiều hoạt động ý nghĩa.
Rượu cần là đặc sản của đồng bào Raglai ở tỉnh Ninh Thuận, dùng trong sinh hoạt đời thường, cúng tế thần linh và lễ hội cộng đồng. Từ lâu rượu cần của đồng bào Raglai đã được nhiều người biết đến bởi hương vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được. Rượu được làm theo một quy trình vô cùng công phu và nghiêm ngặt đòi hỏi người chế biến phải có kinh nghiệm và tay nghề cao.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức phục dựng Lễ hội mừng lúa mới của dân tộc Ca Dong tại nhà văn hóa thôn Hạ Sơn (xã Phước Gia, huyện Hiệp Đức), với đầy đủ nghi lễ truyền thống và nhiều hoạt động ý nghĩa.
Trong 2 ngày 5 - 6/10 (tức ngày 3 – 4 tháng chín năm Giáp Thìn), tại Di tích Lịch sử Văn hóa quốc gia Đền Đông Cuông, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, Yên Bái đã diễn ra Lễ Cơm mới Đền Đông Cuông năm 2024. Do đang tập trung ưu tiên công tác khắc phục hậu quả bão số 3 nên Lễ Cơm mới chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội.
Trải qua bao đổi thay, đồng bào Hà Lăng ở Kon Tum vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa quý giá của cộng đồng là điệu múa chiêu cổ vô cùng độc đáo.
Trong những năm gần đây, tại các khu vực miền núi, trong đó có Tây Nguyên, dẫu cuộc sống có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại, nhưng vẫn còn những hủ tục trong đời sống, sinh hoạt và niềm tin của nhiều cộng đồng dân cư. Có những dân tộc hiện vẫn còn duy trì nhiều luật tục lạc hậu như cách phân xử đúng, sai bằng... lặn nước, đổ chì nóng vào lòng bàn tay; hoặc vẫn còn tin gần như tuyệt đối vào những lực lượng siêu hình như đấng thần linh.
Ngày 2/10, tỉnh Bình Thuận long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia Linga vàng - đợt 12, năm 2023 gắn với khai mạc Lễ hội Katê năm 2024.
Văn khấn mùng 1 tháng 9 là nghi lễ cúng gia tiên và thần linh, nhằm bày tỏ lòng thành kính và cầu nguyện cho sự bình an, may mắn.
Vào ngày mùng 1 âm lịch hàng tháng, các gia đình người Việt thường làm lễ cúng gia tiên, thần linh để cầu may mắn bình an, khỏe mạnh... Mùng 1 tháng 9 âm lịch Giáp Thìn 2024 năm nay rơi vào thứ Năm ngày 3 tháng 10 Dương lịch 2024.
Katê là một lễ hội dân gian đặc sắc nhất của người Chăm theo đạo Bàlamôn ở tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Đây cũng là dịp để đồng bào Chăm từ khắp mọi miền trở về quê cha đất tổ đoàn tụ cùng gia đình.
Ngày 2/10, Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm tỉnh Ninh Thuận đã khai mạc Triển lãm chuyên đề Văn hóa truyền thống người Chăm Ninh Thuận.
Lễ cúng bến nước là một trong những phong tục tập quán lâu đời của đồng bào người M'nông, Ê đê... tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Vậy nên, trong những năm gần đây, huyện Lắk đã có nhiều nỗ lực phục dựng lại các nghi lễ cúng bến nước của các dân tộc để bảo tồn, duy trì những nét đẹp văn hóa truyền thống này.
'Hôm nay tôi thay mặt dân làng xin phép dựng cây nêu mở hội Gầu tào tại đây. Cầu cho một năm mới người người, nhà nhà khỏe mạnh, con cái chăm ngoan và làm ăn phát đạt, tấn tài tấn lộc' – Trong hương trầm khói tỏa giữa trời mây non nước, lời khấn thiêng liêng của thầy cúng chính là tiếng lòng của người Mông, xã Yên Lâm (Hàm Yên) hướng tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc và phồn thịnh.
Tôi đến vùng đại ngàn Đam Rông vào một ngày đầu thu. Nắng trải vàng như rót mật, làm bừng lên màu xanh thăm thẳm của núi rừng, sau những ngày xám xịt bởi màn mưa giăng phủ.
'Gầu Tào' theo tiếng Mông có nghĩa là 'chơi ngoài trời' hay 'hội chơi đồi'. Tùy từng vùng người Mông, lễ hội được tổ chức vào các ngày khác nhau, thường diễn ra vào đầu xuân năm mới.
Sáng 28-9, tại sân vận động thôn Ngòi Sen, xã Yên Lâm (Hàm Yên) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Hàm Yên và UBND xã Yên Lâm tổ chức phục dựng, bảo tồn Lễ hội Gầu Tào của người Mông trên địa bàn.
Văn hóa là hồn cốt, là gương mặt của dân tộc. Lễ hội dân gian vừa mang yếu tố văn hóa lịch sử, vừa mang tính cách của cộng đồng bản địa. Sức sống của các lễ hội dân gian cũng chính là tình yêu của Nhân dân đối với di sản, là sự trân trọng và kết nối văn hóa từ quá khứ đến hiện tại và tương lai.
Loài cây quý này chỉ sống ở 1 nơi ở Việt Nam và được người dân gọi là cây 'thần linh' và thay nhau bảo vệ.
Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Thanh Bình, tranh dân gian Nam Bộ bắt nguồn từ nếp tưởng tượng và các tín lý đã bắt rễ trong đời sống tâm linh của người phương Nam.
Trong không gian hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên, tiếng khèn là minh chứng rõ nét nhất cho vẻ đẹp văn hóa truyền thống và là niềm tự hào của người Mông trên vùng đất mới.
Sáng 21/9, tại Sân vận động Trung tâm quận Đồ Sơn (TP. Hải Phòng) diễn ra Lễ hội chọi trâu truyền thống Đồ Sơn năm 2024.
Bất ngờ trong kháp đấu đầu tiên tại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024, trâu số 15 của chủ trâu Lưu Đình Nam từng vô địch năm 2023 bỏ chạy chóng vánh chỉ sau hơn 1 phút vào đấu.
Bất ngờ đã xảy ra ngay trong kháp đấu đầu tiên tại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024. Trâu số 15 của chủ trâu Lưu Đình Nam (có trâu vô địch năm 2023) bỏ chạy chóng vánh chỉ sau hơn 1 phút.
Đã là người Việt Nam, ai cũng từng nghe đến vị Vua Hùng này. Cho đến tận ngày nay, truyền thuyết gắn liền với ông vẫn được nhắc lại hàng năm.
Lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Tây Nguyên để tạ ơn thần linh, mẹ thiên nhiên đã ban cho mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no. Đây cũng là dịp để gia đình, bạn bè, dòng tộc và cộng đồng lưu giữ những kết nối tình cảm gắn bó, yêu thương.
Văn hóa các cộng đồng dân tộc thiểu số rất phong phú và đa dạng. Những thực hành văn hóa, tâm linh hay sinh kế là kết quả của sự tích tụ và phát triển qua nhiều thế hệ gắn chặt với điều kiện tự nhiên và xã hội ở một địa bàn cụ thể cho một cộng đồng cụ thể.
Đền Diên Cờ với những nét độc đáo và riêng biệt luôn hòa trong dòng chảy lịch sử - văn hóa chung của xứ Nghệ và dân tộc. Đó là một bài học gắn với hoạt động xã hội hóa trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích, nơi trời - đất và con người hội tụ để giữ mạch nguồn kết nối quá khứ - hiện tại và tương lai.
Với người Xê Đăng ở huyện Nam Trà My, Quảng Nam, thần lúa có vai trò quan trọng, được dân làng tôn kính. Người dân tin rằng, mỗi vụ mùa thuận lợi, thóc lúa trên nương rẫy bội thu là do thần ban tặng. Sau mỗi vụ mùa, đồng bào lại tổ chức lễ hội ăn mừng lúa mới, cúng bái thần linh và rước hồn thần lúa.
Là bản thuộc xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, Pa Xa Lào là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Lào. Theo phong tục, rằm tháng 8 hàng năm, người dân ở đây lại chuẩn bị những lễ vật mời thần linh, tổ tiên về ăn Tết Khẩu Hó. Cũng như mọi năm, rằm tháng 8 âm lịch năm nay (tức ngày 17/9 dương lịch) nhân dân bản Pa Xa Lào lại cùng nhau tổ chức Tết Khẩu Hó với sự trang trọng, thành kính.
Ngày 17/9, xã Mường Và, huyện Sốp Cộp, đã tổ chức Lễ hội 'Khẩu hó' năm 2024. Năm nay, do ảnh hưởng của mưa lũ, xã chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội.
Văn khấn Rằm tháng 8 ngắn gọn, đơn giản cùng mâm cơm cúng thần linh, gia tiên để bày tỏ lòng thành kính là một phần không thể thiếu trong mỗi dịp Trung thu.
Rằm tháng 8 (hay còn được biết đến là Tết Trung thu) là một trong những lễ hội quan trọng của văn hóa dân gian Á Đông. Vào dịp này, các gia đình thường làm mâm lễ mời tổ tiên cùng về đoàn viên. Bên cạnh việc sắm sanh lễ vật, mâm cỗ, văn khấn cúng gia tiên ngày Rằm tháng 8 âm lịch cũng được nhiều gia đình chú trọng.
Văn khấn ngày rằm tháng 8 là nghi lễ cúng gia tiên và thần linh nhằm thể hiện lòng thành kính, cầu mong bình an, may mắn cho gia đình.
Việc cúng rằm Trung thu thông qua văn khấn là một trong những nghi thức quan trọng của các gia đình trong ngày Tết Đoàn viên.
Mâm cúng rằm tháng 8 không cần chuẩn bị quá cầu kỳ, long trọng như mâm cúng các ngày lễ khác nhưng vẫn nên tươm tất, đầy đủ.
Men dòng Mã Giang, chúng tôi tìm về làng cổ Vĩnh Trị, xã Hoằng Quang - nơi có trò diễn Tú Huần đã 'sống đời' cùng đất và người nơi đây qua bao thăng trầm, biến động lịch sử.
Sự bền bỉ và sức sống của Phật giáo trong suốt các thời kỳ khác nhau tại Myanmar chứng minh rằng Phật giáo không thể thiếu trong tinh thần con người Myanmar.
Từ bao đời nay, cây lúa gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Mường ở bản Nà Bai, xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ. Chính vì vậy, lễ mừng cơm mới rất quan trọng và không thể thiếu mỗi mùa lúa chín với đồng bào nơi đây, trở thành nét đẹp văn hóa, được bảo tồn gắn với phát triển du lịch cộng đồng.