Những ngày qua, nhiều nông dân ở tỉnh Tiền Giang tự ý nạo vét, khai thác đất mặt ruộng để bán. Hành vi này không chỉ vi phạm Luật Đất đai (khai thác đất khi chưa được cơ quan thẩm quyền cấp phép), mà còn gây ô nhiễm môi trường, gia tăng nguy cơ xảy ra tai nạn...
Giá lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng trở lại trong tuần qua. Gạo xuất khẩu của Việt Nam nhích nhẹ, trong khi gạo các nước khác tiếp tục giảm.
Nhiều tháng nay, trên địa bàn huyện vùng cao Võ Nhai thời tiết ít mưa, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp. Trước tình hình đó, ngành chuyên môn của huyện, các xã, thị trấn cùng bà con nông dân đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm ổn định sản xuất, không để đất trống vì khô hạn.
Năm 2024, chỉ tiêu tổng sản lượng lương thực có hạt của TP. Sông Công không đạt kế hoạch. Nhằm bù đắp sản lượng thiếu hụt và phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu này cho cả giai đoạn 2020-2025, địa phương đang quyết liệt chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và các xã, phường thực hiện phương châm '3 tăng' trong sản xuất nông nghiệp: Tăng diện tích, tăng vụ, tăng giống mới.
Ở những cánh đồng ruộng sâu, người nông dân phải tự tay cấy lúa. Để có mạ non cấy lúa là cả một quá trình ngâm giống, gieo mạ, nhổ mạ... Quá trình ấy vất vả, nhưng chính là sự khởi đầu cho một vụ mùa mới.
Những ngày sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, bà con nông dân các địa phương phía bắc đã xuống đồng sản xuất đầu năm. Trên những cánh đồng, tranh thủ thời tiết nắng ấm, người dân bắt đầu chăm sóc mạ, lấy nước, làm đất, gieo cấy lúa đông xuân.
Những ngày này, người trồng rau ở huyện Quảng Điền đang tất bật, hối hả cho vụ rau Tết 2025. Trên từng chân ruộng, màu xanh của các loại rau màu báo hiệu một mùa bội thu.
Với đặc tính dễ trồng, không kén đất, ít sâu bệnh... cây địa liền đang được nhiều hộ dân ở xã Tân Dân (Khoái Châu) lựa chọn là cây trồng để phát triển kinh tế. Hiện nay, toàn xã có hơn 200 mẫu trồng cây địa liền, tập trung chủ yếu ở 2 thôn Bãi Sậy 1 và Bãi Sậy 2.
Thu hoạch lúa hè thu xong, cánh đồng bị bỏ hoang qua những tháng mùa mưa. Từ gốc rạ ra lúa tái sinh, nông dân vãi vài ký phân để lúa trổ đòng, không đầu tư cày bừa, gọi là lúa trời cho.
Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn vừa tiến hành giám sát việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại 4 xã: Xuân Phú, Xuân Thọ, Xuân Bắc và Lang Minh (huyện Xuân Lộc).
Gần đây cứ sau một trận mưa lớn là một số tuyến đường bê tông trong khu vực dân cư ở các xã ngoại thành Phan Thiết bị ngập lụt như nhiều tuyến đường nội thành trước đây. Tình trạng này có nguy cơ lan rộng khi tốc độ đô thị hóa nhanh nếu không có hệ thống thoát nước đồng bộ.
Hôm nay 2/10, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị gồm các đại biểu: Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Đức Thắng; Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hồ Thị Minh tiếp tục có các buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại xã Phong Bình, huyện Gio Linh và xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh.
Dù các đồng lúa ở ngoại thành Hà Nội đang vào thời điểm thu hoạch nhưng với người nông dân ở vùng ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3 đây lại trĩu nặng do nhiều diện tích lúa bị ngập nặng. Nông dân vớt vát gặt thóc thối nảy mầm về làm thức ăn chăn nuôi
Để đảm bảo nguồn cung cho thị trường rau tại Hà Nội, bà con xã Tráng Việt đang khôi phục sản xuất sau khi cơn bão Yagi khiến khu vực này gần như 'mất trắng'.
Từ những vùng đồi trồng cao su, keo... kém hiệu quả kinh tế, người dân các huyện miền núi đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng khoa học - kỹ thuật để 'trải thảm xanh' cho những vùng đồi bị 'ngủ quên' với những loại cây trồng giá trị kinh tế cao.
Khu vực bãi sông thôn Đông Cao, xã Tráng Việt (Mê Linh) là nơi trồng nhiều rau xanh cung cấp cho khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận nay trở thành bãi đất trống sau trận lụt vừa qua.
Thời điểm này, nông dân trong tỉnh đang khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ. Ngành Nông nghiệp khuyến cáo, hướng dẫn một số giải pháp giúp phục hồi sản xuất, hạn chế thấp nhất thiệt hại.
Để nâng cao giá trị kinh tế tại những diện tích đất nông nghiệp gặp khó khăn về nước tưới, người dân ở huyện vùng cao Võ Nhai đã chủ động lựa chọn những cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Năm 2023, huyện chuyển đổi 115ha đất cấy lúa sang trồng cây hằng năm, dự kiến năm 2024 sẽ chuyển đổi thêm 44ha. Điều này đã và đang phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã phối hợp với các địa phương nhanh chóng triển khai các biện pháp chăm sóc diện tích cây trồng bị ảnh hưởng, bảo đảm năng suất các loại cây trồng.
Ảnh hưởng của cơn bão số 2 vào cuối tháng 7 vừa qua đã khiến các tỉnh miền núi phía Bắc và nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội xảy ra mưa lũ, gây ngập úng hàng trăm ha rau, màu và lúa mùa 2024.
Mặc dù bị tác động không nhỏ từ thời tiết, sâu bệnh hại nhưng người dân tỉnh Bắc Kạn vẫn chủ động, linh hoạt trong sản xuất vụ Xuân để bảo đảm chỉ tiêu năng suất, sản lượng đề ra, góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng ngành Nông nghiệp.
Nghe Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng xóm Nghinh Tác, xã Sảng Mộc (Võ Nhai), anh Ma Văn Đô giới thiệu về xóm, tôi thấy có nhiều cái 'nhất': Đất đai ít nhất xã, số hộ ít nhất xã, số người sử dụng được điện thoại thông minh ít nhất xã (địa hình nhiều đồi núi nên mạng Internet không phủ tới - P.V)… nhưng có một cái nhất khiến chúng tôi tâm đắc, đó là số hộ nghèo thấp nhất trong các xóm, bản ở Sảng Mộc (hiện còn 5 hộ nghèo).
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày nay khiến giá rau tại các chợ trên địa bàn Hà Nội rục rịch tăng giá. Trong đó, các loại rau ăn lá và rau gia vị có mức giá tăng mạnh nhất.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa trong bài thơ 'Hạt gạo làng ta' viết rất hay: 'Hạt gạo làng ta/Có bão tháng bảy/Có mưa tháng ba/Giọt mồ hôi sa/Những trưa tháng sáu/Nước như ai nấu/Chết cả cá cờ/Cua ngoi lên bờ/Mẹ em xuống cấy'.
Sau tròn 5 năm, chúng tôi có dịp trở lại Khuổi Mèo, một trong những xóm khó khăn bậc nhất của huyện vùng cao Võ Nhai. Đồng chí Hà Văn Quyền, Bí thư Đảng ủy xã Sảng Mộc khái quát với chúng tôi:
Hơn 60 hộ dân ở 2 xóm Lam Sơn và Bình Sơn (xã Cúc Đường, Võ Nhai) đã thành lập Làng nghề chè Lam - Bình Sơn. Nhờ cây chè, Làng nghề không còn hộ nghèo.
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là nhiệm vụ trọng tâm của các tổ chức đảng. Một trong những cách làm hiệu quả mà các chi bộ triển khai đó là chú trọng sinh hoạt theo chuyên đề.
Trên khắp các cánh đồng vụ đông xuân 2023 - 2024 của huyện Tánh Linh từ lúa đã chín, lúa trổ, lúa đang làm đòng đều đang bị lúa lẫn (lúa cỏ, lúa ma, lúa 2 tầng) tấn công. Hầu hết các giống lúa sản xuất trong vụ đều bị lúa lẫn. Nhiễm nặng nhất là xứ động thuộc các xã: Đồng Kho, Đức Bình, Đức Thuận và thị trấn Lạc Tánh.
Những năm qua, nhiều nông hộ trên địa bàn huyện Phú Bình đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên. Từ đó giúp tăng năng suất, giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích trồng trọt.
Những ngày này, thời tiết ít mưa, khô hanh đã và đang ảnh hưởng đến tiến độ gieo cấy cũng như chăm sóc một số cây trồng vụ xuân.
Vụ xuân năm 2024, toàn tỉnh Thái Nguyên gieo cấy trên 28.000ha lúa và đã cơ bản hoàn thành. Hiện nay, bà con nông dân đang tích cực ra đồng chăm sóc lúa, phòng trừ sâu bệnh, diệt chuột... để có một vụ sản xuất thắng lợi.
UBND huyện Tánh Linh vừa có văn bản đề nghị các đơn vị liên quan và các xã, thị trấn trên địa bàn tăng cường các giải pháp để ứng phó nguy cơ hạn hán thiếu nước, bảo đảm cấp nước cho sản xuất vụ đông xuân 2023-2024.
Trồng giống mía Quế Đường từ năm 2015 đến nay, hộ bà Châu Thị Ánh (tổ 2, phường An Phú, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) thu nhập ổn định gần nửa tỷ đồng/năm.