Cây keo được xem là 'cây thoát nghèo' của các địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi, đặc biệt đối với khu vực miền núi. Thế nhưng, người trồng keo của tỉnh này lại đang đối mặt nhiều khó khăn bởi tác động của thiên tai, dịch bệnh.
Diện tích gieo cấy lúa mùa năm 2023 ước đạt 1.544,5 nghìn ha; cả nước hoàn thành sản xuất vụ lúa hè thu với diện tích thu hoạch ước đạt gần 2 triệu ha. Tháng 10/2023, chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển ổn định; diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước đạt 31,3 nghìn ha, giảm 5,6%.
Năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tuy nhiên, hiện nay các cơ chế chính sách trong trồng rừng gỗ lớn, tích hợp các giá trị của rừng chưa được đồng bộ; chính sách đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế lâm nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng, vai trò. Việc trồng rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng chưa được quan tâm đầu tư cũng như chưa phát huy được liên kết chuỗi giá trị rừng nguyên liệu…
Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đang là mục tiêu hướng đến của ngành Lâm nghiệp, bởi rừng không chỉ cho gỗ mà còn có những loài sâm và thảo dược quý hiếm từ phát triển trồng cây thảo dược dưới tán rừng. Tính đa dạng không tạo ra sự xung đột, mà ngược lại tạo thêm sự cộng hưởng, phong phú cho rừng.
Hiện Việt Nam có ba mặt hàng quan trọng xuất khẩu vào EU là cà phê, gỗ và cao su đều nằm trong phạm vi điều chỉnh của Quy định chống mất rừng của EU (EUDR). Giá trị kim ngạch xuất khẩu ba mặt hàng này vào EU mỗi năm trên 2,5 tỷ USD…
Vụ trồng rừng năm 2023 đang ở giai đoạn nước rút, nếu thời tiết diễn biến thuận lợi như dự báo thì việc hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra rất khả quan.
Bộ NN&PTNT sẽ xây dựng và ban hành đề án riêng về trồng rừng cây gỗ lớn giai đoạn 2023 - 2030. Trong đó có các cơ chế, chính sách về hợp tác, liên kết để phấn đấu đến cuối năm 2030, Việt Nam có 1 triệu héc-ta rừng trồng cây gỗ lớn.
Trong tổng số gần 15 triệu ha rừng hiện có, tính đến tháng 9/2023 cả nước mới có gần 500 nghìn ha được cấp 2 loại chứng nhận FSC (Chứng chỉ rừng bền vững quốc tế) và VFCS (Chứng chỉ rừng bền vững của Việt Nam). Việc cấp chứng chỉ rừng còn gặp một số khó khăn do rừng trồng chủ yếu do hộ thực hiện quy mô nhỏ, trình độ có hạn…
Trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cao hơn cho các hộ gia đình, mà còn giúp giảm xói mòn, góp phần bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.
Sáng 7-11, Báo Dân Việt phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tọa đàm trực tuyến chủ đề 'Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu' bàn cách tháo gỡ vướng mắc, tạo thuận lợi hơn cho phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng theo hướng đa giá trị, thúc đẩy xuất khẩu gỗ bền vững.
Sáng 7-11, cuộc tọa đàm nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu, phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng theo hướng đa giá trị, thúc đẩy xuất khẩu gỗ bền vững đã diễn ra tại Hà Nội.
Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu là giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gỗ bền vững, nâng cao thu nhập của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.
Tính đến ngày 31/12/2022, diện tích rừng của cả nước bao gồm cả rừng trồng chưa khép tán là 14.790.075 ha, trong đó, rừng tự nhiên là 10.134.082 ha; tỷ lệ che phủ toàn quốc là 42,02%.