Những ngày này, tại vùng ven biển Kim Sơn, nông dân đang rộn ràng khí thế chuẩn bị cho vụ nuôi tôm mới 2025-vụ tôm chính vụ quan trọng nhất trong năm. Với kinh nghiệm dày dặn, sự đầu tư bài bản, bà con nơi đây kỳ vọng sẽ có một vụ tôm thắng lợi.
Người dân Cà Mau chỉ cần 1 cây chân nhang là có thể đếm hàng ngàn con cua giống với kích thước siêu nhỏ để bán cho khách hàng
Với nhiều tiềm năng và lợi thế của một địa phương ven biển, huyện Hoằng Hóa đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển kinh tế biển bền vững, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Mùa khô năm nay thời tiết cực đoan, mưa trái mùa thường xuyên xuất hiện, làm cho các yếu môi trường trong vuông tôm biến động, không thuận lợi cho tôm nuôi quảng canh cải tiến, quảng canh cải tiến 2 giai đoạn và tôm nuôi quảng canh truyền thống phát triển. Trước tình hình này, bà con nuôi tôm trên địa bàn huyện Cái Nước áp dụng nhiều biện pháp ứng phó, nhằm ổn định môi trường, giúp tôm nuôi phát triển và hạn chế tối đa xảy ra rủi ro, thiệt hại do mưa trái mùa gây ra.
Tận dụng nguồn năng lượng 'trời ban' để tạo ra năng lượng xanh, tích hợp vào quy trình sản xuất sạch không chỉ giúp tối ưu chi phí mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế. Quan trọng hơn, đây là bước đi chiến lược hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero), xu hướng tất yếu trong nền kinh tế bền vững. Tại Cà Mau, nhiều doanh nghiệp đang chủ động đón đầu xu thế này, từng bước chuyển đổi sang mô hình sản xuất xanh, giảm thiểu tác động đến môi trường và kiến tạo giá trị phát triển dài hạn.
Với 65 km đường bờ biển, tỉnh Trà Vinh có nhiều tiềm năng và thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng thủy sản; trong đó nuôi tôm nước lợ được xác định là ngành kinh tế quan trọng của địa phương.
Nuôi tôm nước lợ năm 2025, tỉnh Kiên Giang thực hiện đồng bộ các giải pháp, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ, ứng phó hiệu quả dịch bệnh gây hại tôm nuôi, sản xuất an toàn, bền vững, góp phần tăng giá trị ngành nông nghiệp tỉnh đạt 5%, tương ứng hơn 72.335 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn đề nghị các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, TP Cà Mau sử dụng thống nhất số liệu kinh tế - xã hội năm 2024.
Từ đầu năm 2025 đến nay, thị trường tôm giống tại các vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh Kiên Giang sôi động hơn bởi đây là thời điểm đầu vụ thả tôm, nhu cầu tôm giống tăng mạnh.
Xã Long Khánh, huyện Duyên Hải có thế mạnh về nuôi thủy sản; trong đó, nghề nuôi cua biển kết hợp trong vuông nuôi tôm, vuông rừng đang phát triển.
Hiện nay, có nhiều phụ nữ năng động, linh hoạt sản xuất, phát huy vai trò trong đời sống kinh tế, điển hình như một số hội viên phụ nữ xã Viên An Ðông, huyện Ngọc Hiển.
'Cầu, đường là để mình đi, bà con lối xóm lui tới, rồi chở tôm, cua đi bán nữa chứ. Nhà nước còn khó khăn, mình có điều kiện thì mình nên tự lực, chủ động làm', với quan niệm này, lão nông 73 tuổi ở xã Hòa Tân sẵn sàng bỏ ra khoảng 1 tỷ đồng để làm lộ bê tông. Biết chuyện, có người gọi ông là 'lão gàn'. Nhưng khi con đường bê tông hình thành, vùng quê phát triển hẳn lên. Ông tự hào: 'Nhìn con đường Xóm Kinh láng bóng này, ít ai biết rằng nơi đây từng là vùng trũng. Nhưng cũng chính vùng đất trũng này đã giúp tôi thành công. Tôi phải có trách nhiệm với quê hương'. Ông là Nguyễn Văn Thật (Tám Thật), nông dân sản xuất giỏi ở ấp Bùng Binh 2, xã Hòa Tân, TP Cà Mau.
Với đặc thù là tỉnh vùng trung du, miền núi, Tuyên Quang có nhiều điều kiện để phát triển chăn nuôi bò thịt. Hiện trạng chăn nuôi bò ở các địa phương trong tỉnh vẫn theo tập quán chăn thả trên rừng, bãi chăn tự nhiên kết hợp cho ăn thêm bột ngô, cám gạo hoặc bột sắn…
Ðối với nuôi thủy sản, mùa nắng được xem thời gian 'vàng' trong sản xuất. Tuy nhiên, trước tình hình môi trường ô nhiễm, thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ xảy ra dịch bệnh rất cao, người dân cần chủ động ứng phó, nhằm tránh thiệt hại, ảnh hưởng đến cả mùa vụ, bởi đối với tôm cần khoảng 4 tháng, với cua cần khoảng 8 tháng nuôi mới bắt đầu cho thu hoạch.
Để có lợi nhuận hàng tỉ đồng mỗi năm, nhiều nông dân ở tỉnh Bến Tre đã có những cách làm ăn mới, ví như họ đã kết hợp với những nông dân khác để có nguồn cung nông sản với sản lượng lớn, đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Hội nghị tập huấn góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và vai trò của cán bộ thú y thủy sản và chủ cơ sở nuôi tôm tại TP Hà Tĩnh trong phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
Trong khoảng thời gian từ tháng 2-4/2025 được dự báo là thời kỳ đỉnh điểm của hạn hán, xâm nhập mặn. Theo đó, để giảm thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng hạn mặn đến sản xuất và đời sống của người dân, nhiều giải pháp ứng phó đã và đang được các ngành chức năng cũng như người dân trên địa bàn tỉnh khẩn trương thực hiện.
Đoàn công tác HĐND tỉnh Bến Tre đánh giá cao những cách làm sáng tạo của TP Hà Tĩnh trong phát triển kinh tế nông nghiệp đô thị.
Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất Việt Nam, với khoảng 280.000 ha, trong đó hơn 150.000 ha là nuôi tôm quảng canh kết hợp. Hơn 20 năm qua, kể từ khi chuyển đổi từ mô hình độc canh cây lúa sang mô hình lúa - tôm (từ năm 2000), nhiều vùng nuôi tôm không còn duy trì sản xuất lúa trong mùa nước ngọt. Ðiều này dẫn đến tình trạng đất bạc màu, suy giảm dinh dưỡng, ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi và thu nhập của nông hộ. Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu và áp dụng các mô hình canh tác bền vững, phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương trở nên cấp thiết. Trong đó, mô hình tích hợp đa giá trị như một giải pháp hiệu quả, giúp tối ưu hóa tài nguyên đất và nước, gia tăng thu nhập cho nông hộ, đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường.
'Vấn đề là làm sao có được giải pháp đồng bộ để nâng cao tỷ lệ nuôi tôm thành công, nhằm giúp giảm giá thành, tăng hiệu quả cho người nuôi và nâng cao tính cạnh tranh cho con tôm Việt Nam trên thị trường thế giới'. Đó là một trong những nội dung chính, được nhiều đại biểu quan tâm tại 'Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển tôm nước lợ năm 2025' do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức vào ngày 14/2.
Ngành tôm Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều thử thách, từ cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế, dịch bệnh, đến chi phí sản xuất gia tăng. Trong bối cảnh đó, Cà Mau - một trong những tỉnh trọng điểm sản xuất tôm của Việt Nam, không chỉ vượt qua những khó khăn này mà còn có thể tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường quốc tế nhờ sự kết hợp giữa công nghệ tiên tiến, mô hình nuôi tôm sinh thái và các chính sách đồng bộ từ chính quyền địa phương.
Ngày 18-2, Tòa án nhân dân huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Võ Minh Phong (sinh năm 1995, ngụ xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông) 1 năm 6 tháng tù về tội tàng trữ trái phép chất ma túy.
Nhằm chủ động ứng phó với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn có thể diễn ra gay gắt năm 2025, tỉnh Cà Mau vừa ban hành phương án ứng phó với thiên tai này theo cấp độ rủi ro trên địa bàn tỉnh.
Để chủ động ứng phó với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn, đặc biệt ở các khu vực thuộc vùng ngọt, các khu vực ven biển, đảo và hải đảo, vùng nông thôn, tỉnh Cà Mau đã ban hành phương án ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn vùng ngọt theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh năm 2025.
Gần đây, trên các chợ online và mạng xã hội, hàng loạt lời kêu gọi 'giải cứu cá vược biển' xuất hiện với mức giá siêu rẻ, thậm chí chỉ bằng một nửa so với trước đây...
Ngành tôm đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra thế giới trong suốt 2 thập kỷ qua. Hằng năm, ngành tôm đóng góp khoảng 40- 45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tương đương 3,5- 4 tỷ USD.
Ngay sau Tết, nông dân huyện Cái Nước bắt tay vào công việc thường nhật, kỳ vọng năm mới sẽ tiếp tục gặt hái thành công trong nuôi thủy sản với loại hình nuôi tôm siêu thâm canh (STC) ứng dụng chế phẩm sinh học. Từ đó, tạo ra sản phẩm tôm nuôi chất lượng và đạt chứng nhận ASC nhằm gia tăng giá trị, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển bền vững loại hình nuôi tôm STC trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Nhiều năm liên tục, kim ngạch xuất khẩu tôm của Cà Mau luôn vượt 1 tỷ USD/năm, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Năm 2025 nhiều khó khăn thách thức, ngành tôm của tỉnh này phải vượt qua để giữ vũng vị thế dẫn đầu vốn có của mình.
Sở Nông nghiệp và PTNT vừa có Công văn số 274/SNNPTNT-CCCNTY về việc hướng dẫn hoạt động sản xuất, lịch thời vụ nuôi trồng, khai thác, biện pháp xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai năm 2025.
Tại xã Hòa Lộc, đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Huân, phấn khởi cho biết: Với địa hình giáp biển, xã Hòa Lộc (Hậu Lộc) có tổng diện tích đất nông nghiệp 418,3ha, trong đó có 89,2ha làm muối. Nghề làm muối bấp bênh, dù cho thời tiết thuận lợi song thu nhập từ nghề muối vẫn rất thấp. Nhiều năm bất lợi về thời tiết, đời sống diêm dân trong xã càng khó khăn hơn.
Ngành nuôi tôm ở tỉnh Cà Mau đã và đang giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy xuất khẩu thủy sản. Trong bối cảnh nhiều thách thức từ dịch bệnh, biến động giá cả và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, việc phát triển ngành tôm bền vững là mục tiêu quan trọng. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Cà Mau có trao đổi với ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT).
Nét đặc biệt của chợ chó trong chợ phiên Bắc Hà (thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) là giữa ồn ào huyên náo, người livestream vẫn nhẫn nại chỉ ra những tướng nét hay của chú chó để thuyết phục khách ở xa chốt đơn mua về làm người bạn trong nhà
Năm 2024, huyện Cái Nước thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đạt được kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực, cả năm đạt và vượt 13/14 chỉ tiêu chủ yếu theo nghị quyết đề ra.
'Huyện Thới Bình có nhiều triển vọng trong phát triển nuôi tôm đạt chứng nhận quốc tế như ASC, BAP, có lợi thế cạnh tranh để mở rộng diện tích nuôi tôm đạt chứng nhận quốc tế, đảm bảo tính ổn định lâu dài cho người dân sản xuất. Ðồng thời, gắn với bảo vệ môi trường sống ngày càng tốt hơn, bền vững hơn. Huyện xác định đây là hướng đi đúng và lâu dài', ông Huỳnh Quốc Hoàng, Bí thư Huyện ủy Thới Bình, khẳng định.
Những ngày cận Tết, sức mua thực phẩm tươi sống tại các chợ truyền thống ở Hà Tĩnh tăng mạnh, giá mặt hàng này tăng khoảng 15 – 20% so với ngày thường.
Thấm nhuần lời dạy của Bác: 'Nông dân ta giàu thì nước ta giàu', thời gian qua, một trong những cách làm thiết thực của nông dân trong huyện là lấy việc nâng cao hiệu quả sản xuất để làm mô hình cụ thể học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cách làm này góp phần khích lệ nông dân khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo, đổi mới tư duy, làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương. Nông dân Ðinh Văn Khởi, 48 tuổi, ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ, là một điển hình.
Năm 2024, ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực trên lĩnh vực sản xuất lúa gạo, chăn nuôi, đặc biệt là lĩnh vực thủy sản.
Theo Sở Công Thương Cà Mau, năm 2024, xuất khẩu tôm của tỉnh tăng trưởng vượt kế hoạch nhờ nhu cầu của thị trường và các Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre Nguyễn Văn Buội, để triển khai kế hoạch sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 đạt hiệu quả, sở đã khuyến cáo khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025 đến các hộ nuôi tôm trên địa bàn.
Lâu nay, tôm vẫn là con nuôi thủy sản chủ lực của nhiều nông dân ven biển huyện Kim Sơn. Tuy nhiên, để giảm áp lực về môi trường cũng như rủi ro dịch bệnh, người dân ở đây đã sáng tạo, thả thêm các con nuôi khác, trước là cua, nay là sò huyết-một đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao, tạo thành mô hình sản xuất kết hợp, đa tầng rất hiệu quả.
Mặc dù gặp nhiều yếu tố bất lợi nhưng ngành thủy sản cùng người nuôi trồng Hà Tĩnh đã mạnh dạn đầu tư và có nhiều giải pháp khắc phục linh hoạt nên sản lượng tôm nuôi vẫn tăng.
Vượt qua rất nhiều khó khăn, khép lại năm 2024 bằng những thành tích nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Phú Tân bước vào năm mới 2025 với niềm tin, kỳ vọng những thành công mới.