Quỹ Nhà ở quốc gia là một trong những đột phá sẽ được Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn cụ thể để có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 theo Nghị quyết 201/2025/QH15 của Quốc hội.
Trong hành trình phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt là khi bước vào thời kỳ chuyển mình với khát vọng vươn lên, điều kiện tiên quyết chính là đội ngũ cán bộ và nguồn nhân lực biết tư duy độc lập, có năng lực sáng tạo và dám chịu trách nhiệm.
Nhận lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Estonia Kristen Michal, Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến thăm chính thức nước này từ ngày 5-7/6. Đây là lần đầu tiên lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam thăm Estonia sau hơn 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết: 'Đồng chí Trần Đức Lương - Tấm gương sáng về tinh thần lao động sáng tạo vì nước vì dân' của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Bích, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; nguyên Trợ lý của Chủ tịch nước Trần Đức Lương (giai đoạn 1997-2006).
Sáng 24-5, Đoàn Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội do đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố dẫn đầu đã vào viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
Với tôi, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương không chỉ là một vị lãnh đạo cấp cao, mà còn là một người thầy lớn - người đã gieo vào tôi niềm tin rằng: trí tuệ, chân thành và trách nhiệm vẫn luôn là cốt lõi của sự lãnh đạo.
Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương là nhà lãnh đạo xuất sắc với nhiều đóng góp to lớn trong giai đoạn đất nước đổi mới và hội nhập quốc tế đầy thử thách.
Hành trình của kinh tế tư nhân (KTTN) Việt Nam đã ghi dấu một bước chuyển mình ngoạn mục từ vị thế 'thành phần bổ trợ' khiêm tốn trở thành 'đối tác phát triển' chiến lược của Nhà nước. Sự thay đổi mang tính lịch sử này được thể hiện rõ nét trong Nghị quyết số 68-NQ/TW về KTTN. Đây là một cuộc cách mạng về tư duy, mở ra kỷ nguyên mới cho khu vực kinh tế năng động này.
Nghị quyết 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới tạo tư duy mới - tư duy kiến tạo phát triển xuyên suốt hệ thống pháp luật, theo đó, mở đường rộng lớn để sáng tạo giá trị tối đa.
Việc thể chế hóa phát triển kinh tế tư nhân còn là sự thay đổi căn bản về tư duy phát triển, về vai trò, vị thế… của khu vực này trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
'Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nội vụ cách đây một vài ngày, chuẩn bị phát động phong trào 'Toàn dân thi đua làm giàu', phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của chúng ta'. Cả hội trường Diên Hồng đã đồng loạt vỗ tay sau phát biểu này của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Trước đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc xây dựng Đề án chuyển các cơ sở giáo dục đại học đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực về Bộ GD&ĐT quản lý, đã có nhiều ý kiến khác nhau từ các bộ, ngành và chuyên gia.
Hành trình của kinh tế tư nhân Việt Nam đã ghi dấu bước chuyển mình ngoạn mục: từ vị thế 'thành phần bổ trợ' vươn mình trở thành 'đối tác phát triển' chiến lược của Nhà nước. Sự thay đổi mang tính lịch sử này được thể hiện rõ nét trong Nghị quyết 68-NQ/TW, không chỉ đơn thuần là một điều chỉnh chính sách, mà là một cuộc cách mạng trong tư duy, mở ra kỷ nguyên mới cho khu vực kinh tế năng động này.
Để phát triển kinh tế tư nhân, vấn đề quan trọng, cốt lõi nhất là tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN với những thay đổi có tính bước ngoặt về tư duy, nhận thức…
Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có bài viết 'Động lực mới cho phát triển kinh tế'. Báo Người Lao Động trân trọng trích đăng bài viết quan trọng này
'Nghị quyết số 68-NQ/TW không chỉ là sự cổ vũ lớn lao và tạo động lực kinh doanh, mà còn là nền móng vững chắc để kiến tạo, khai phóng, khơi thông mọi khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn; đặt doanh nhân tư nhân vào đường băng phát triển bền vững', PGS.TS. NGUYỄN TRỌNG ĐIỀU, Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam chia sẻ.
Nghị quyết số 68-NQ/TW, được Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành ngày 4/5/2025, là một văn kiện quan trọng của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Lần đầu tiên, kinh tế tư nhân được xác định là một trong những động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân bằng một văn bản do Bộ Chính trị ban hành.
PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, phải có doanh nghiệp Việt thực sự mạnh mẽ để có sự bứt phá trong chuyển đổi số, trong phát triển thị trường khoa học công nghệ của Việt Nam.
Lịch sử của cải cách và đặc biệt của câu chuyện hội nhập của Việt Nam là 'dám chơi', sau đó phải 'biết chơi' - biết tự học hỏi để tự tin và vươn lên và hiện nay cần thêm yếu tố nữa là 'khéo chơi'.
Kinh tế tư nhân được xác lập là chiến lược phát triển, mang giá trị nhân văn bao trùm xã hội, trở thành động lực trỗi dậy khi các khu vực khác đang chững lại.
Ngày 30/4/1975 là dấu mốc lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam khi hiện thực thành công khát vọng thống nhất để 'nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một'. Từ sự kiện vĩ đại đó, đất nước đã trải qua 50 năm đầy thử thách nhưng cũng rực rỡ thành tựu, đặt nền móng cho công cuộc 'Đổi mới 2.0' đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình hướng tới mục tiêu hùng cường và thịnh vượng.
Ông Tan Quee Peng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam (SingCham) cho rằng, với nền kinh tế tăng trưởng năng động, Việt Nam sẽ nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.
Theo ThS. Nguyễn Lê Đình Quý - Chuyên gia kinh tế, việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả có ý nghĩa hết sức quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Một nền kinh tế tự chủ không đối lập với hội nhập quốc tế, mà bổ sung cho hội nhập bằng chiều sâu chiến lược, đảm bảo sự ổn định và phát triển dài hạn.
Sau ngày thống nhất, những chuyến tàu, kho hàng và tờ tem phiếu trở thành 'xa lộ' logistics cùng đất nước bước qua những tháng năm thiếu thốn và gian khó
Hành trình xuất nhập khẩu 50 năm qua là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đất nước trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện năng lực sản xuất.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), UBND TP.HCM đã tổ chức bình chọn trực tuyến 50 sự kiện nổi bật phản ánh hành trình phát triển toàn diện của Thành phố. Trong số đó, có 5 dấu mốc kinh tế được đánh giá là những cột trụ quan trọng, thể hiện bản lĩnh tiên phong và vai trò đầu tàu của TP.HCM trong công cuộc đổi mới và hiện đại hóa đất nước.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), UBND TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức bình chọn trực tuyến (tại địa chỉ https://binhchon50sukien.hochiminhcity.gov.vn) 50 sự kiện, hoạt động tiêu biểu, nổi bật của TP. Hồ Chí Minh qua 50 năm phát triển. Trong 50 sự kiện được chọn, lĩnh vực kinh tế có 5 sự kiện. Đây chính là những dấu mốc kinh tế đáng nhớ của người dân thành phố qua 50 năm phát triển.
Sau 50 năm thống nhất đất nước, diện mạo TPHCM đã vươn mình trở thành một đô thị năng động, sáng tạo. Đặc biệt, TPHCM sau sáp nhập sẽ là một điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư quốc tế.
50 năm đất nước thống nhất mở ra cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế mới, tầm nhìn mới cho đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Năm mươi năm kể từ ngày non sông liền một dải, Việt Nam đã trải qua những đổi thay sâu sắc trên mọi lĩnh vực. Từ những ngày đầu gian khó của thời kỳ hậu chiến, đất nước dần chuyển mình mạnh mẽ, trở thành một trong những nền kinh tế phát triển năng động bậc nhất khu vực Đông Nam Á. Trong hành trình đó, hai miền Nam - Bắc với những đặc điểm riêng biệt đã cùng nhau kiến tạo nên diện mạo mới cho đất nước - một Việt Nam hiện đại, hội nhập và đầy khát vọng vươn lên.
Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, kinh tế Việt Nam đã đạt được những bước tiến vượt bậc cả về quy mô, chất lượng và vị thế. Với nền tảng là những thành tựu này, Việt Nam đang xác lập một mô hình tăng trưởng mới với những động lực mới, để từ đó nối tiếp những kỳ tích trên mặt trận kinh tế.
Nhân dân Việt Nam đang sống trong những ngày tháng đầy ắp những kỷ niệm đẹp về 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất Đất nước. Hòa trong không khí hào hùng của những ngày tháng Tư lịch sử của Dân tộc, chúng ta cùng tự hào nhìn lại những dấu ấn quan trọng về kinh tế - xã hội từ sau mốc son Chiến thắng 30/4/1975 đến thời khắc quan trọng hôm nay khi cả nước đang chuẩn bị bước sang kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc.
Sau khi đất nước thống nhất vào ngày 30/4/1975 đến nay, Việt Nam đã đạt những thành tựu kinh tế đáng khâm phục từ điểm xuất phát cực kỳ thấp.
Ngày 28.4, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp cùng Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề 'Xây dựng nền hành chính công hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả: Kinh nghiệm của Việt Nam, Lào, Australia'.
'Xé rào' dùng ngân sách Thành phố mua lúa cứu đói cho người dân hay đột phá trong tổ chức các cuộc gặp giữa đại diện doanh nghiệp và các đồng chí lãnh đạo Bộ Chính trị… là những câu chuyện ấn tượng trong 50 sự kiện, hoạt động nổi bật của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 30/4/1975 – 30/4/2025. Chương trình do Thành ủy – HĐND - UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức sáng 26/4.
50 năm sau ngày thống nhất, đây không chỉ là dịp để nhìn lại chặng đường đã qua, mà còn là cơ hội để xác định rõ hơn hướng đi tương lai. Trong đó, 'kinh tế hòa nhân' chính là hướng đi lâu dài.
Đại sứ Cộng hòa Hồi giáo Iran tại Việt Nam Ali Akbar Nazari nhấn mạnh, Chiến thắng 30/4 không chỉ mang ý nghĩa lịch sử đối với đất nước Việt Nam, mà còn có sức lan tỏa sâu rộng trên toàn thế giới. Theo ông, quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam sau khi đất nước thống nhất đã trở thành hình mẫu đáng học hỏi đối với nhiều quốc gia đang phát triển.
Nhìn lại chặng đường 50 năm kể từ ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, TS. Nguyễn Đức Kiên - nguyên Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - cho rằng thành tựu nổi bật nhất của Việt Nam chính là sự chuyển đổi mô hình kinh tế thành công. Trong cuộc trao đổi với Báo Kiểm toán, ông cũng bày tỏ những trăn trở về một hướng đi để tạo đột phá cho giai đoạn mới.
TP.HCM đã trải qua một hành trình đầy thách thức và đổi mới không ngừng trong suốt 50 năm kể từ Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Trong hành trình đầy thử thách này, Đảng bộ và nhân dân TP.HCM với quyết tâm giữ vững thành quả cách mạng đã tiến hành khôi phục và phát triển thành phố mang tên Bác từ một thành phố mang vết thương chiến tranh trở thành đầu tàu kinh tế cả nước.
Ngày 23/4, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.Hồ Chí Minh tổ chức Lễ tôn vinh 60 cá nhân tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển TP.Hồ Chí Minh (1975 - 2025) nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
50 năm sau Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, TP. Hồ Chí Minh đã chuyển mình mạnh mẽ với đô thị hiện đại, kinh tế phát triển năng động, đời sống người dân không ngừng nâng cao, trở thành trung tâm kinh tế - tài chính hàng đầu cả nước.
Giá vàng thế giới từng tăng dữ dội, gấp nhiều lần trong thời gian ngắn rồi bất ngờ lao dốc và đánh mất toàn bộ thành quả. Giá vàng SJC và vàng nhẫn đang tiến sát mốc 130 triệu đồng/lượng, liệu có xảy ra một cú giảm sốc như trong quá khứ?
Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đi vào lịch sử như một dấu mốc chói lọi, không chỉ đối với nhân dân Việt Nam mà còn có ý nghĩa lớn lao đối với các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, tự do trên toàn thế giới.
Sau 30 năm hình thành và phát triển, thị trường bất động sản Việt Nam đã trải qua hành trình chuyển mình mạnh mẽ và không ngừng hoàn thiện, sàng lọc để hướng tới phát triển bền vững, theo ông Neil MacGregor - Tổng Giám đốc Savills Việt Nam.
Các công ty tư nhân có vốn, nhân lực nếu được tạo điều kiện, có chính sách thuận lợi và làm đúng theo luật pháp thì phát triển rất nhanh. Hiện nay các công ty tư nhân ở Việt Nam đang phát triển nhanh, nhiều ngành nghề. Đó cũng là thuận lợi và tương lai phát triển kinh tế đất nước.
Năm 2025 là năm mà toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta quyết tâm triển khai thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị theo tinh thần 'tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu quả, hiệu lực'.
TP.HCM là cái nôi của quá trình đổi mới, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung. Nhiều cách làm táo bạo, đột phá đã được Trung ương luật hóa cho cả nước.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Australia, Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales, cho rằng trong 50 năm qua kể từ khi thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Việt Nam đã chuyển mình từ một quốc gia bị chiến tranh tàn phá nay đã trở thành một quốc gia phát triển mạnh mẽ trong khu vực.
Trải qua chặng đường gần 40 năm đổi mới, từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, kém hiệu quả, Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, dự kiến cuối năm 2025 sẽ bước vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình cao. Từ kết quả tăng trưởng, phát triển kinh tế cho thấy, kinh tế tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước nói chung, tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều giải pháp, gỡ bỏ 'rào cản', tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân.
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn... Giai đoạn 1976-1980, tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt trung bình 1,4%/năm, thậm chí năm 1980 tăng trưởng âm 1%...