Theo Cục thống kê Đồng Nai, năm 2024, có 2 thị trường xuất siêu lớn nhất tỉnh là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Cụ thể, năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Đồng Nai vào Hoa Kỳ là gần 7,7 tỷ USD và nhập khẩu hàng hóa từ nước này khoảng 943 triệu USD, cán cân thương mại nghiêng về phía tỉnh với xuất siêu hơn 6,7 tỷ USD. Đây là thị trường xuất khẩu, xuất siêu lớn nhất của Đồng Nai. Tiếp đến, Nhật Bản là thị trường xuất siêu lớn thứ 2 của tỉnh với xuất siêu hơn 1,2 tỷ USD.
Năm 2024, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập giữa Việt Nam và Thái Lan đạt 20,18 tỷ USD, tăng 6,4% so với năm 2023.
Vừa qua, hàng loạt nước châu Âu đề ra quy định mới đối với hàng hóa xuất khẩu, thêm rào cản kỹ thuật đối với hàng Việt Nam xuất khẩu ra khu vực thị trường này.
Hoa Kỳ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu tận dụng cơ hội, giải quyết những thách thức, Việt Nam có thể gia tăng xuất khẩu tại thị trường này.
Mục tiêu khoản vay nhằm tài trợ các nhu cầu hợp pháp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó 80 tỷ đồng sẽ được dùng để cải tạo tổng thể và bổ sung thiết bị cho Nhà máy sợi 2 - giai đoạn 1.
Phấn khởi trước Chỉ số Sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,4% trong năm 2024, nhưng muốn đạt được mức tăng trưởng cao hơn trong năm 2025, tạo tiền đề để tăng trưởng GDP đạt trên 8% như mục tiêu Chính phủ đặt ra, theo bà Phí Hương Nga, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp và xây dựng (Tổng cục Thống kê), cần đầu tư mạnh vào công nghệ.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU đạt 405,4 triệu USD, tăng 24,2% so với tháng trước và tăng 30,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Thưởng Tết là mong muốn chung của rất nhiều người lao động (NLĐ) hiện nay, bởi ngoài có thêm một khoản tiền, đây còn là niềm động viên tinh thần rất lớn, thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đối với NLĐ. Đặc biệt, trong giai đoạn sản xuất - kinh doanh gặp nhiều khó khăn như những năm qua, điều này càng trở nên trân quý hơn.
Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hết hiệu lực thi hành.
Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may và sản phẩm gỗ tại TP.HCM đang tích cực chuẩn bị để đối mặt với khả năng Mỹ tăng thuế nhập khẩu, đặc biệt với hàng hóa từ Trung Quốc. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam khi nhiều đơn vị nhập nguyên liệu từ Trung Quốc.
Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; kích cầu tiêu dùng trong nước… sẽ là những động lực rất lớn cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2025.
Trong bối cảnh công ty ghi nhận mức lợi nhuận năm 2024 cao kỷ lục và đơn hàng mới đã kín nửa đầu năm 2025, Tổng giám đốc Dệt may TNG (mã cổ phiếu TNG) đã mua thêm 1 triệu cổ phiếu.
Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt hơn 405 tỉ đô la Mỹ. Trong đó, có 8 sản phẩm chủ lực, đóng góp hơn 280 tỉ đô la Mỹ, chiếm 69% tổng kim ngạch. Đó là sản phẩm điện tử, máy tính, điện thoại, máy móc, dệt may, giày dép, gỗ và thủy sản.
Đạt nhiều kỷ lục mới, bức tranh xuất, nhập khẩu Việt Nam năm 2024 nổi bật với những gam màu tươi sáng. Kết quả này hứa hẹn những tín hiệu tích cực cho xuất, nhập khẩu năm 2025.
Sau hơn 1 thập kỷ đàm phán kéo dài, từ ngày 11-1-2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Tại cuối Quý 3/2024, tổng nợ vay của CTCP Dệt may Hòa Thọ (Mã: HTG) là 1.072 tỷ đồng, chiếm 39% tổng nguồn vốn. Nếu vay thêm 1.000 tỷ đồng, cơ cấu nợ của Hòa Thọ sẽ leo cao lên mức chưa từng có.
Dệt may Hòa Thọ (HTG) vừa thông qua kế hoạch vay vốn 1.000 tỷ đồng từ Vietcombank. Khoản vay sẽ được đảm bảo bằng tài sản nhà xưởng, máy móc thiết bị và hàng tồn kho, với thời gian vay từ 12 tháng đến 10 năm.
Ngày 10/1, Sở Công thương tổ chức tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành công thương.
Một số ngành như dệt may, da giày, dịch vụ... ghi nhận mức thưởng khá, dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng, thậm chí vài chục triệu đồng.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hàng hóa là một trong những giải pháp được Bộ Công Thương đẩy mạnh triển khai trong những năm vừa qua.
Phiên giao dịch ngày 9/1 của thị trường chứng khoán Việt Nam (VN-Index) ghi nhận kỷ lục buồn khi thanh khoản thấp nhất trong 4 năm trở lại đây.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 786,29 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước. Trong khi đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của nước ta. Việc Việt Nam - Hoa Kỳ trở thành Đối tác chiến lược toàn diện kể từ cuối năm 2023 mở ra nhiều triển vọng cho hoạt động thương mại, đầu tư song phương trong năm 2025.
Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ (mã cổ phiếu HTG) vừa thông qua việc thế chấp loạt tài sản để vay tối đa 1.000 tỷ đồng từ Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh Đà Nẵng.
Với tín hiệu tích cực từ thị trường, ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2025 đạt 47 - 48 tỷ USD. Tuy nhiên, thị trường dệt may trong năm nay được nhận định có nhiều cơ hội đan xen rủi ro bởi những yếu tố mới về chính trị từ những nhà nhập khẩu lớn và tăng nhiệt cạnh tranh.
Dù ngành dệt may có kết quả tích cực trong năm 2024, nhưng sang năm 2025, dự báo dệt may Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức, đặt ra yêu cầu phải chuyển mình.
Dệt may Hòa Thọ không chỉ là cái tên gắn liền với những bộ trang phục chất lượng mà còn là biểu tượng cho hành trình đổi mới không ngừng nghỉ. Với sứ mệnh vươn mình theo dòng chảy công nghệ, Hòa Thọ đang dệt nên những giá trị bền vững, từ niềm tin của khách hàng đến sự phát triển toàn diện của ngành dệt may Việt Nam.
Chuyển đổi số, tăng trưởng xanh là xu hướng tất yếu, đồng thời mở ra các cơ hội phát triển cho doanh nghiệp.
UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong năm 2024, tổng giá trị xuất khẩu toàn tỉnh đạt khoảng 985,7 triệu USD, tăng 6,11% so với cùng kỳ năm trước, đạt 100,1% kế hoạch năm 2024.
Theo Cục Thống kê Đồng Nai, năm 2024, các doanh nghiệp ngành may mặc trên địa bàn tỉnh đã sản xuất ra khoảng 267,8 triệu sản phẩm quần áo, tăng gần 9% so với năm 2023. Sản phẩm may mặc của Đồng Nai có hơn 80% xuất khẩu sang hơn 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Năm 2025, Bộ Công Thương đề xuất nâng chỉ tiêu tăng trưởng trong công nghiệp, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp phấn đấu tăng khoảng 9-10% so với năm 2024.
Nhờ sản xuất kinh doanh có chuyển biến tốt, nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày đã thông báo thưởng tết để người lao động yên tâm lao động, sản xuất.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2024, hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam đạt được nhiều thành tích đáng chú ý, phản ánh sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế sau đại dịch và nỗ lực duy trì tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động.
Ngành dệt may đang đẩy mạnh mở rộng thị trường; nhạy bén trong chuyển đổi mô hình; đầu tư máy móc, thiết bị và sản phẩm nhằm nâng cao nội lực, khai thác hiệu quả các đơn hàng.
Theo ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức trong bối cảnh chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Ngành cần những 'đại bàng' trong lĩnh vực công nghiệp thời trang để đạt được bước tiến dài hơn trong tương lai.
Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố tiền thưởng Tết 2025, dựa trên những công bố của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, dự báo nền kinh tế phục hồi, kinh doanh khả quan, thưởng Tết năm nay nhìn chung khá hơn năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu năm 2024 của tỉnh Hòa Bình ước đạt trên 2 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ, đạt 100,03% kế hoạch năm.
Từ ngày 6/1 đến ngày 12/1/2025, Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ Quốc tế IFA tổ chức Hội chợ Xuân Lạng Sơn 2025 tại Trung tâm Hội chợ thương mại Lạng Sơn (đường Tam Thanh, phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn).
Chỉ số VN-Index chốt phiên giao dịch ngày 07/01/2025 trong sắc xanh, nhưng số mã giảm chiếm áp đảo trên bảng điện tử. Nhóm cổ phiếu bất động sản, dệt may, dầu khí tiếp tục diễn biến kém tích cực khi áp lực bán chiếm ưu thế.
Ngày 7/1, theo tờ Politico, Liên minh châu Âu (EU) đang đối mặt với thách thức lớn trong việc thực hiện các cam kết về môi trường, khi nhiều mục tiêu quan trọng đặt ra cho năm 2025 có nguy cơ không đạt được.
Dệt may Nam Định (NDT) ghi nhận kết quả kinh doanh ảm đạm khi biên lãi gộp giảm tới 3 lần so với cùng kỳ gây nên tình trạng thua lỗ tới 63 tỷ đồng. Công ty cũng vừa bị phạt và truy thu thuế gần 200 triệu đồng.
Theo số liệu của Sở Công Thương, năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước đạt trên 2 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ, đạt 100,03% kế hoạch năm.
Quản trị, ứng dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt dám đầu tư phát triển sản phẩm mới với độ rủi ro cao đã giúp một số doanh nghiệp dệt may 'vượt sóng' thành công.
Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh cho biết, dựa trên khảo sát từ 3.072 doanh nghiệp, dự kiến nhu cầu cần tuyển dụng lao động tại TP Hồ Chí Minh trước Tết Nguyên đán 2025 là 28.525 vị trí làm việc.