Người Việt ngày xưa không coi trọng nghề buôn, nên không quá xuất sắc trong việc buôn bán như người Trung Hoa, Nhật Bản… nhưng khi họ quyết tâm buôn bán thì lại rất gắn kết thành phường, hội. Sự tương trợ đó cũng có cả cái hay và cái dở.
Ai từng đọc truyện ngắn 'Hai đứa trẻ' của nhà văn Thạch Lam, ắt phải thừa nhận rằng tác giả họ Nguyễn Tường ở Cẩm Giàng, Hải Dương này là đệ nhất hạng trong việc 'chơi' ánh sáng. Những cái đốm sáng liu riu lờ mờ buồn buồn trong đêm ga xép phố huyện tưởng cứ thế kéo dài mãi, chợt ào một cái, đoàn tàu về Hà Nội chạy qua, sáng rực rỡ, sáng lấp lánh, sáng lóa mắt, đột ngột như một vệt sao băng.
Dù đầy hay cạn thì vắt qua khúc sông này vẫn là những nhọc nhằn. Mưu sinh chẳng bao giờ đùa với số phận, hằn in trên gương mặt người những tháng ngày, mùa vụ. Người ở bên sông, mang tâm hồn của dòng sông ấy. Trong tôi có sông Đáy, khúc sông quê đẹp nhất bởi nó là tuổi thơ, là quê ngoại.
Có người đã nói là 'xưa', nhưng có người lại bảo 'mới chỉ là cũ', những khu nhà tập thể 'già nua' ở Hà Nội mà giờ người ta gọi tên chung cư cũ, luôn là nơi cất giữ bao câu chuyện ký ức một thời Hà thành gian khó, mà thân thương và giàu sẻ chia.
Những độc giả nước ngoài khi muốn tìm hiểu, đọc văn học Việt Nam thì hầu hết đều khá thất vọng bởi lượng tác phẩm văn học Việt Nam được dịch và giới thiệu trên thị trường sách quốc tế quá nghèo nàn.