Thương hiệu ca Huế trên sông Hương nhìn chung đáp ứng được nhu cầu thưởng ngoạn của du khách thông thường. Trải nghiệm ca Huế trên sông Hương tạo được những ấn tượng khó phai, khiến văn hóa Huế thẩm thấu sâu hơn vào tâm hồn du khách phương xa. Dịch vụ ca Huế trên sông Hương dù vấp phải những ý kiến trái chiều, nhưng vẫn tiếp diễn đến hôm nay với tư cách là một sản phẩm du lịch độc đáo, giúp kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân Huế, đóng góp vào sự phát triển của kinh tế du lịch tại địa phương.
Đến năm 2045, Thừa Thiên Huế được định hướng xây dựng là Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.
Không giống với phố Tây sôi động và náo nhiệt của những thành phố du lịch khác của Việt Nam, phố Tây ở Huế vẫn giữ được nét trầm mặc vốn có của cố đô.
Chiều 14/9, tại Nhà lưu niệm Ưng Bình Thúc Giạ Thị diễn ra chương trình 'Thơ Mùa thu' do Chi hội thơ Phú Vang - Hội thơ Hương Giang tổ chức.
Khoảng một năm trở lại đây, nói tới đường sắt là không chỉ nói tới đầu máy toa xe, hay những đoàn tàu đưa rước khách. Bởi giờ đây, lên tàu hay xuống ga, đôi mắt, đôi tai của khách đi tàu còn nhiều thứ để nghe và cảm nhận…
Các anh tài thử sức với những thể loại âm nhạc mới khiến khán giả bất ngờ. Rapper Binz hát chèo mượt mà, trong khi Bằng Kiều ca cải lương ngọt ngào khiến NSND Hữu Quốc phải khen ngợi.
Xây dựng Thừa Thiên - Huế thành một trung tâm văn hóa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa Huế, hướng tới một xứ sở hạnh phúc, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam.
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế tiếp tục đẩy mạnh chương trình giáo dục di sản Huế và trải nghiệm các hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Tuần vừa rồi, tôi có dịp trở lại thành phố Đà Lạt, được thưởng thức đêm cồng chiêng dưới chân núi Langbiang huyền thoại - một trong những hoạt động được đánh giá là hấp dẫn nhất về đêm tại thành phố ngàn hoa.
MC Trần Đăng Kim Trang là tài năng dẫn chương trình văn hóa nghệ thuật, đồng thời là Thạc sĩ Văn hóa học, giảng dạy về Du lịch, Văn hóa, là diễn giả trong các talkshow chuyên đề về văn hóa, du lịch của TPHCM…
Kết hợp ca Huế và rap, hai thể loại âm nhạc dường như không liên quan, chính là điều mà 'Hương Huế' - NSND Diệu Hương đã làm với trăn trở bảo tồn và lan tỏa âm nhạc truyền thống.
'Hòa điệu tri âm' là tập sách giới thiệu các bài ca Huế lời mới của 22 soạn giả do nhà thơ Võ Quê - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Ca Huế (thuộc Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế) sưu tập và biên soạn, NXB Thuận Hóa ấn hành, vừa ra mắt trong những ngày này.
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ca Huế bát nháo như hiện nay là sự phân tán quản lý với quá nhiều cơ quan và đơn vị cùng tham gia, dẫn đến tình trạng 'cha chung không ai khóc'.
Cùng với các di tích thuộc quần thể di sản Huế đã được UNESCO vinh danh, những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã quan tâm bố trí nguồn lực trùng tu các di tích, thiết chế văn hóa cộng đồng, qua đó gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa Huế.
Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến giá suất diễn giữa các doanh nghiệp tổ chức biểu diễn ca Huế trên sông Hương khiến chất lượng biểu diễn bị ảnh hưởng.
Sau thời gian triển khai thực hiện Quy chế quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn ca Huế trên sông Hương, lực lượng liên ngành tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra đột xuất hơn 600 suất diễn. Qua đó, kịp thời chấn chỉnh, xử lý nhiều trường hợp vi phạm.
Trong tháng 7/2024, Tổ Liên ngành kiểm tra hoạt động ca Huế (Tổ Liên ngành) đã tổ chức 17 buổi kiểm tra theo kế hoạch và 7 buổi kiểm tra đột xuất hơn 620 suất diễn trên tổng số 1.170 suất diễn ca Huế trên sông Hương.
20 năm gắn bó với ca kịch Huế, nghệ sĩ Văn Nhuyến đã tạo dựng được tên tuổi trong làng ca kịch Huế và cũng đã có một bộ sưu tập huy chương khá dày dặn với 1 Huy chương Vàng (HCV) và 4 Huy chương Bạc (HCB) từ các kỳ hội diễn toàn quốc.
UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế vừa chỉ đạo sết chặt quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn ca Huế trên địa bàn một cách bài bản, đúng quy định.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa chỉ đạo các sở, ngành, chính quyền địa phương tăng cường công tác quản lý biểu diễn ca Huế trên sông Hương sao cho đúng quy định, để góp phần quảng bá di sản văn hóa Huế.
Đã đến lúc cần cân đo đong đếm giữa bài toán kinh tế mà ca Huế trên sông Hương đem lại với việc bảo tồn, gìn giữ một di sản độc nhất, vô nhị như ca Huế.
Bên cạnh việc giữ gìn những nét văn hóa lâu đời, Huế còn là nơi thổi 'làn gió mới' vào chiều sâu văn hóa dân tộc bằng sự sáng tạo, hiện đại. Miền cố đô vừa thấm đượm nét hoài cổ vừa mang sự trẻ trung, tươi mới chắc chắn sẽ 'hớp hồn' không ít người trẻ.
Sau thời gian thi công, nhiều bến thuyền trên sông Hương ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã hoàn thành, đang làm thủ tục bàn giao đưa vào hoạt động, hứa hẹn góp phần thúc đẩy du lịch đường sông phát triển bài bản, gắn kết các điểm du lịch cộng đồng và di sản, tạo thêm trải nghiệm mới mẻ cho du khách khi đến Huế.
Ca Huế là loại hình nghệ thuật được Bộ VH,TT&DL xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hiện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 12 DN đang hoạt động tổ chức biểu diễn ca Huế với gần 520 nhạc công và diễn viên. Mặc dù đã có quy định về việc tổ chức biểu diễn ca Huế, song thời gian gần đây, tình trạng ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn do thiếu sự giám sát.
Nhạc thể nghiệm phổ biến từ khoảng giữa thế kỷ XX, là một trường phái âm nhạc hoàn toàn khác biệt, sử dụng phương pháp pha trộn âm thanh cũng như các nhạc cụ không chính thống, đa dạng, mới lạ. Thể loại này còn mới lạ với khán giả trong nước, những nghệ sĩ chọn đây là con đường âm nhạc của bản thân cũng không nhiều; trong số đó, có Võ Hà Hạnh Nhân (2002).
NSND Diệu Hương, sinh ra và lớn lên ở Quảng Trị, hiện công tác tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam. Chị được gọi là Hương Huế nhờ những đóng góp giữ gìn âm nhạc Huế trên sóng VOV.
Tình trạng mất trật tự ở lối dẫn vào bến thuyền, vấn nạn 'cò' vé, xung đột giữa đơn vị bán vé du lịch với bán vé phục vụ ca Huế… ít nhiều đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Huế nói chung và hoạt động biểu diễn ca Huế trên sông Hương nói riêng. Dù đã có quy chế quản lý cũng như những biện pháp xử lý, nhưng hiện tượng vi phạm đó vẫn tồn tại.
15 năm trước, Báo SGGP đăng 2 bài viết: 'Châu Hương Viên của cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị sẽ thế nào?', 'Châu Hương Viên kêu cứu', (số ra ngày 30-6 và 1-7-2009), phản ánh sự hoang tàn của công trình gắn liền với cuộc đời danh nhân Ưng Bình Thúc Giạ Thị - người có công rất lớn trong việc phát triển thơ văn, tuồng, ca Huế.
Thừa Thiên - Huế xác định nhiệm vụ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy địa phương phát triển toàn diện. Do vậy, tỉnh đang quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025 theo tiêu chí đặc thù, trong đó trọng tâm là các tiêu chí về văn hóa đặc sắc và đô thị di sản.
Con tàu đưa du khách đi qua các đô thị tấp nập, nhộn nhịp, vùng nông thôn với những ngôi làng nhỏ xinh đẹp thanh bình, bắt trọn cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp trên hành trình du lịch Việt.
Xuyên suốt 3 phút 30 giây, video clip chứa đựng những cảnh quay ngoạn mục, mãn nhãn về hành trình xuyên Việt trên cung đường sắt từ Bắc vào Nam, kết nối các thành phố lớn, các điểm du lịch nổi tiếng.
Theo cung đường sắt, một Việt Nam đa sắc, hội tụ đầy đủ tinh hoa của cảnh quan thiên nhiên và con người đã tạo nên cuộc phiêu lưu thú vị cùng góc nhìn mới lạ và khác biệt về điểm đến đầy ấn tượng.
Nói đến ca kịch Huế không ai không nghĩ ngay đến Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Ngọc Bình, nguyên Giám đốc Nhà hát Ca kịch Huế, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Thừa Thiên Huế, người đã dành cả đời cho sân khấu.
Di sản văn hóa, di tích là tài sản vô giá mà cha ông để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Khối 'tài sản vô giá' này không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc, mà còn góp phần quảng bá, tạo nền tảng cho du lịch phát triển.
Thừa Thiên Huế không chỉ được biết đến với Quần thể di tích Cố đô Huế đã được UNESCO ghi danh mà còn là nơi hấp dẫn du khách bởi cảnh quan yên bình, thơ mộng gắn với dòng sông Hương. Những năm gần đây, tỉnh Thừa Thiên Huế chú trọng bảo tồn, quy hoạch, chỉnh trang cảnh quan đôi bờ sông Hương.
Đoàn tàu du lịch kết nối di sản miền Trung giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với TP. Đà Nẵng đã mở ra những trải nghiệm mới mẻ, độc đáo cho du khách Việt Nam và quốc tế.
Có một thực tế không thể phủ nhận là âm nhạc truyền thống giờ đây không còn được giới trẻ đón nhận mặn mà như trước. Điều đó khiến nhiều người bi quan nghĩ rằng giới trẻ đang quay lưng với âm nhạc truyền thống. Thế nhưng, không ít người trong cuộc dường như lại có cái nhìn tích cực và rộng lượng hơn khi cho rằng, thế hệ trẻ ngày nay không hề quay lưng, bởi nếu họ thực sự quay lưng, âm nhạc truyền thống đã lụi tàn…
Hàng trăm nghệ sĩ quốc tế, trong nước tạo nên những buổi chiều sôi động trong 'Lễ hội đường phố' ở Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024.
Ca Huế trên sông Hương từ lâu đã trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, thời gian qua loại hình nghệ thuật này bộc lộ nhiều bất cập cần được chấn chỉnh.
Từ hoang tàn, xuống cấp, lạnh lẽo đến nao lòng, khu 'vườn thơ' Châu Hương Viên - thi đàn nổi tiếng xứ Huế một thuở, hiện 'sống lại' với những gì từng thuộc về nó sau khi được phục hồi, trùng tu, tôn tạo cẩn trọng. Đây là công trình nhằm chào mừng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024.
Ca Huế trên sông Hương trở thành một sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, thời gian qua, loại hình nghệ thuật này vẫn còn nhiều tồn tại, cần chấn chỉnh để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
Trên chuyến tàu du lịch 5 sao từ Huế đến Đà Nẵng, vị khách Tây không chỉ mê đắm cảnh đẹp dọc hai bên đường mà còn thích thú thưởng thức các món ngon như bánh bao, bánh mì làm từ bột chuối xanh, bánh bèo, bánh bột lọc,…
Trong khuôn khổ Lễ hội Sông nước Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 2 năm 2024 đã tái hiện không gian văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian để phục vụ người dân và du khách tham gia lễ hội tại Công viên Bến Bạch Đằng (Quận 1).
Ngày 6/6, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ khánh thành công trình bảo tồn di tích Châu Hương Viên gắn với những năm tháng cuối đời của Ưng Bình Thúc Giạ Thị. Trước đó,Truyền hình Quốc hội từng phản ánh sự xuống cấp di tích này thời gian dài khiến dư luận quan tâm.
Chiều 6/6, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên - Huế tổ chức khánh thành công trình bảo tồn, tu bổ di tích Ưng Bình tại Châu Hương Viên. Đây là công trình gắn liền với danh nhân Ưng Bình Thúc Giạ Thị (1877 - 1961) tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Bình – người có công rất lớn trong việc phát triển thơ văn, tuồng, ca Huế.
Ngày 6/6, tại thành phố Huế, Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Khánh thành công trình bảo tồn, tu bổ di tích Ưng Bình tại Châu Hương Viên. Đây là công trình gắn liền với danh nhân Ưng Bình Thúc Giạ Thị, người có công rất lớn trong việc phát triển thơ văn, tuồng, ca Huế.