Già Chín bảo ông rất quý mấy bụi cà na sau hè, mỗi bận giông bão, cây bị lật gốc, ông không nỡ đốn bỏ nên trồng lại. Sau một mùa lũ về, được phù sa bồi đắp, cây lại đâm tàn xum xuê, sai trái, giúp ông có đồng ra, đồng vào những ngày nước lũ.
Điên điển thường gặp ở các đầm lầy, ruộng nước. Lá điên điển nấu nước để uống, được xem như chất tẩy xổ, làm dịu đau, trục giun sán và kháng sinh, chống viêm sưng.
Nhớ những mùa lũ năm trước, nước tràn đồng mang đầy ắp sản vật tôm cá, vùng 'rốn lũ' cũng nhộn nhịp hẳn lên, bởi đâu đâu cũng tấp nập ghe xuồng đánh bắt. Tuy nhiên, với mùa lũ cạn hiện nay, nguồn thủy sản khan hiếm thì các loại thủy sinh, trong đó có cây điên điển đã trở thành 'cứu cánh', đem lại thu nhập chính cho bà con.
Cây điên điển hiện nay không còn là hình ảnh riêng có của mùa nước nổi, mà đã xuất hiện quanh năm nhờ được người dân trồng để tạo thu nhập phụ. Khác lạ nữa là không phải loại điên điển nào cũng lệ thuộc trong nước mới sống khỏe. Với mục đích cho năng suất cao, các hộ trồng đã phát triển những giống điên điển ưa sống trên cạn làm 'cây kinh tế', chỉ siêng hái bông hàng ngày đã có nguồn thu nhập khá cao và ổn định.
Với 1.500m2 đất trồng cây điên điển nghịch mùa, anh Nguyễn Văn Hoài Thanh, ấp Vườn Chuối, xã Vĩnh Châu A, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An có thu nhập ổn định. Mỗi ngày, anh có thu nhập khoảng 300.000 đồng từ bán bông điên điển.
Đến hẹn nhưng nước lũ vẫn chưa tràn về vùng hạ lưu châu thổ, nước không về nên loài cá được mệnh danh đặc sản của đồng bằng mấy ngày này cũng biến mất tăm mất tích.
Cây điền thanh hay còn gọi là cây điên điển là loại rau quen thuộc của người miền Tây. Không chỉ làm món ăn, cây điền thanh còn dùng để chữa bệnh.