'Bạn còn nhớ mình không?'. Ngày trở về, đi đò sang bến vắng, tôi đã nhìn dòng sông cuộn đỏ mà hỏi vậy. Không có câu trả lời, chỉ có gió, sóng và những bãi bờ ngăn ngắt.
Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong trên quê hương Nghệ An tọa lạc tại xóm Hồng Phong, xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên. Công trình uy nghiêm, bề thế giữa không gian làng quê thanh bình với ruộng đồng, vườn tược, ao chuôm, xóm làng. Nơi đây là địa chỉ đỏ nhằm giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.
'Dưới khung trời ngát xanh' là tập truyện trẻ thơ tưởng chừng đơn giản nhưng chứa đựng nhiều yêu thương và tình nghĩa.
'Dưới khung trời ngát xanh' đánh dấu tác phẩm truyện dài đầu tiên của nhà thơ Lữ Mai viết cho thiếu nhi.
Truyện dài mang tên Dưới khung trời ngát xanh của nhà thơ Lữ Mai như một phần những trang hồi ức của thế hệ cuối 8x, đầu 9x - cùng thời với tác giả.
Tập truyện dài 'Dưới khung trời ngát xanh' của nhà thơ - nhà báo Lữ Mai đã được phát hành, ra mắt trong tháng 8/2024, như món quà dành tặng thế giới tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo.
Lần thứ hai chạm ngõ văn học thiếu nhi, nhà thơ Lữ Mai gây bất ngờ khi ra mắt truyện dài Dưới khung trời ngát xanh (Linh Lan Books và NXB Văn học). Trước đó, khi còn ở dạng bản thảo, tác phẩm này đã đoạt giải Khát vọng Dế Mèn của Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 5 năm 2024.
Đây là tập truyện dài từ khi còn ở dạng bản thảo đã đoạt Giải Khát vọng Dế Mèn của Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần thứ 5, năm 2024 do Báo Thể thao và Văn hóa, Thông tấn xã Việt Nam tổ chức. Từ bản thảo, 'Dưới khung trời ngát xanh' của nhà thơ - nhà báo Lữ Mai đã nhanh chóng được Linh Lan Books phát hành, ra mắt trong tháng 8 này như một món quà dành tặng thế giới tuổi thơ đầy hồn nhiên, trong trẻo.
Sáng hè thành phố, người đầy mồ hôi và bẹp dí xuống giường. Có người cố ngủ nướng cũng chẳng xong. Cái nóng hầm hập xuyên qua lớp tường dày, len lỏi vào từng tế bào trên cơ thể.
Tư duy mở hay còn được gọi là tư duy cầu tiến, chỉ những người luôn sẵn sàng tiếp thu những thông tin, kiến thức mới. Những người có tư duy mở thường hào hứng với những cái mới, sẵn sàng lắng nghe ý kiến, suy nghĩ của người khác và luôn tôn trọng sự khác biệt mang tính đặc trưng cá nhân.
Khi những cơn mưa rào đầu hè sắp mang nước mưa ngọt lành đến, từ mặt ao đầu ngõ, tiếng ếch nhái kêu ran trong đêm tối vẳng đến tận các ngõ ngách trong làng.
Khi lúa đồng trải ra mênh mông một màu xanh mướt thì cũng là lúc tháng ba đã đến thật rồi. Lúa chiêm chờ tháng ba để đón những trận mưa rào. Vùng xứ Đoài, tháng ba là tháng hội hè… Tôi chờ ngày đi hội chùa Tây Phương…
Trúng mấy vụ liền, chú San trang trải hết nợ và có dư. Những người làm trong trang trại chú San được hưởng hoa lợi theo công làm và tỷ lệ góp vốn cổ phần chứ không có chuyện làm thuê như trang trại nhà ông Trương Thẹo. Vậy là trên cùng một đất làng Yên Hạ có hai cái trang trại lớn đang gầm ghè, lấn lướt nhau, đè bẹp nhau; chẳng biết cái nào sẽ tồn tại, cái nào sẽ đổ vỡ.
Những ngày giáp tết khiến lòng tôi chơi vơi nhớ, mong tết mãi không qua, mãi lưng chừng để vẹn tròn niềm ngóng đợi.
Một trong số kinh nghiệm quý báu của người xưa đó là 'trước nhà có nước con cháu đời đời giàu có'. Điều này có nghĩa là gì.
Được sông Hoạt và sông Chiếu Bạch bao bọc; đất đai, đồng ruộng, xóm làng thì được bồi đắp phù sa từ 3 con sông: sông Hoạt, sông Tống và sông Chiếu Bạch. Vì vậy mà đồng ruộng ở đây luôn màu mỡ, cây cối tốt tươi, đồng thời Nhân dân ở thôn Cao Lũng, xã Yên Dương (Hà Trung) có đời sống khá bởi chính những dòng sông này cung cấp nguồn thủy sản to lớn.
Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) xác định tăng cường quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng là việc làm của cơ sở thiết thực chào mừng Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập tỉnh, những vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đã xử lý dứt điểm, không để dây dưa kéo dài ảnh hưởng đến nhịp độ kiến thiết đô thị.
1.Đúng hai năm sau ngày xuất bản tập thơ 'Huyền thoại bên gốc cây bồ đề', tập thơ thứ 9 của nghiệp cầm bút làm thơ, viết văn, ông bền bỉ theo đuổi đã mấy chục năm, do NXB Hội Nhà văn cấp phép xuất bản, phát hành vào quý I-2021, ông đã hoàn thành bản thảo tập thơ mới.
Sáng nay, đọc tin trên báo: Trong tháng Bảy, khả năng xuất hiện từ 1-2 cơn bão/áp thấp nhiệt đới trên biển Đông có thể ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ…, tự nhiên bao ký ức mùa mưa bão lại ùa về trong tôi. Đó là những năm tháng tôi còn niên thiếu ở bên bố mẹ.
Quãng hơn nửa thế kỷ trước, thành thị và nông thôn Việt Nam còn có những khác biệt rất lớn. Không chỉ khung cảnh, con người và mức sống khác nhau, nề nếp sinh hoạt giao tiếp cũng phân chia rõ nét. Thế nhưng vẫn có nét tương đồng ấm áp cảm động. Đó là việc tặng nhau những món quà thường ngày chẳng nhân dịp gì cả. Người quê ra phố mang theo mấy đấu gạo mới, con gà, nải chuối làm quà. Người phố về quê thường mang những vật phẩm tiêu dùng mà ở quê không sẵn. Vài chiếc khăn cho người già, mấy mét vải cho đám thanh niên, bánh kẹo mà chủ lực là bánh mì cho bọn trẻ...
Những đoàn viên thanh niên xã Xuân Lập có nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có một điểm chung là lòng nhiệt huyết cống hiến cho cộng đồng... Với họ, được cống hiến sức trẻ là niềm vui, cơ hội để thực hiện những khát vọng của tuổi trẻ. Họ đang nỗ lực góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn xã vùng sâu, vùng xa Xuân Lập (Lâm Bình).
Từ 'cháy thành vạ lây' đến 'ao cá lửa thành'
Làng xóm quê tôi bây giờ, trước mỗi ngôi nhà vẫn luôn là một cái ao lấp lánh, lung linh tăm cá. Nhưng mỗi lần trở về, tôi vẫn tần ngần đứng mãi đó, nhớ cái ao con con ngày xưa, bờ ao chưa được kè gạch, 'quy hoạch' góc này tạo tiểu cảnh gì, góc kia thả xuống những gì, dùng bèo thật hay sen giả… Thực ra, cũng không thể nói rằng những cái ao mới tinh tươm, gọn gàng, bắt mắt được sửa sang, nâng cấp theo thời sống là không đẹp. Thậm chí nó còn rất hợp với nhà to, cổng rộng, sân vườn xây sửa khang trang. Dù thế, tôi vẫn cho rằng, hồn vía của ao chuôm thuộc về những bờ cỏ dại, những tiếng ếch kêu, đôi khi 'ùm' một cái không biết giống loài gì vừa từ bụi rậm trong vườn quẳng mình xuống nước.
Dọc theo dòng chảy sông suối nơi núi rừng Tây Bắc, vẫn còn những cọn nước đang miệt mài hoạt động. Trải qua thời gian cùng những biến thiên của đời sống, những công trình thủy lợi độc đáo này không những lưu giữ được những tập quán canh tác đặc trưng của người vùng cao, mà nó còn là điểm hấp dẫn du lịch sinh thái hiện nay.
Vui nhất là những dịp tát ao vào cuối tháng Chạp để ăn Tết. Khi lệnh cho 'hôi cá' được phát ra, cả đám đông từ các bờ ao tràn xuống, tay bắt, tay nơm, tay vợt…, rồi nở nụ cười sảng khoái khi bắt được 'chiến quả'...
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã tôn vinh nhà thơ Đặng Vương Hưng với tác phẩm 'Lục bát mỗi ngày' là tập thơ lục bát được giải thưởng văn học.
33 năm con trai mất tích là hơn 12.000 ngày ông day dứt và mong có một phép màu mang con trở lại.
Không biết thông gia nhà mọi người có 'sang - xịn - mịn' không chứ thông gia nhà tôi thì quê mùa 1 cục, chán lắm ấy.
Đam mê những làn chèo dân dã, 'lão nông nghệ sĩ' Nguyễn Văn Lợi ở làng cổ Phùng Nguyên (Lâm Thao, Phú Thọ) đang truyền cảm hứng và tình yêu nghệ thuật cho người dân quê mỗi khi ngơi tay cày cuốc.
Tiết trời vào Thu rồi! Mùa này mà đi câu ếch thì thích lắm! Vừa là thú vui giải trí, lại được bữa ếch đồng, chế biến món ngon phải biết.
Anh Trần Văn Quận (49 tuổi, thôn Quyết Tiến, xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) rất tâm huyết khi sưu tầm hàng trăm hiện vật dựng nên vườn kỷ vật chiến tranh làm điểm học ngoại khóa cho các thế hệ học sinh trong vùng. Tiếng lành đồn xa, hàng ngàn lượt người đã đến tham quan và đều ấn tượng mạnh bởi khu vườn trực quan sinh động.
Con trẻ đang mất dần mùa hè Nghỉ hè, theo đúng nghĩa là trẻ được gác lại bài vở, chuyện học hành để nghỉ ngơi, vui chơi thoải mái sau một năm học đầy căng thẳng. Nhưng những năm gần đây, khái niệm ba tháng hè với những kỳ nghỉ, thư giãn của các em học sinh gần như không còn nữa.
Khi những đợt gió mùa đông bắc đầu tiên vi vu thổi, không gian nhuốm màu lạnh giá cũng là lúc những bông hoa lau đương thì xuân sắc nhất. Ở thành phố Lào Cai, lau mọc trắng xóa cả triền sông Hồng, sông Nậm Thi. Rồi cả những bãi đất hoang cũng nhuốm màu lau. Ngang trời, đâu đâu cũng màu lau trắng.