HPG được kỳ vọng hưởng lợi từ sự phục hồi của thị trường bất động sản, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công và các chính sách bảo hộ cùng dự án trọng điểm Dung Quất 2, trong khi TCB với kỳ vọng tăng trưởng từ tín dụng bất động sản và thu nhập ngoài lãi tiếp tục phục hồi.
Khoảng trống thông tin, sự thận trọng trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức, cùng áp lực tỷ giá khiến thị trường chứng khoán khởi đầu năm 2025 trong sắc đỏ. Tuy nhiên, giới phân tích kỳ vọng những yếu tố ảnh hưởng tới thị trường có thể 'đảo chiều' từ giữa năm, giúp chứng khoán có thể khởi sắc hơn.
Thị trường chứng khoán vừa trải qua một số phiên giao dịch đầy biến động khi thanh khoản giảm mạnh, kéo theo lo ngại về dòng tiền yếu và tâm lý bất ổn của nhà đầu tư. Liệu đây có phải dấu hiệu cảnh báo cho những biến động lớn hơn sắp tới?
Xu hướng phục hồi kinh tế vẫn là động lực giúp các nhóm ngành tăng tốc. Nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đưa ra kế hoạch kinh doanh tăng trưởng hai con số sau đà hồi phục của năm 2024.
VN-Index đang bước vào vùng trũng thông tin hỗ trợ và việc nhiều nhà đầu tư 'nghỉ Tết sớm' khiến dòng tiền suy yếu. Thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh cho thấy cả phía cung và phía cầu đều đang giữ tâm lý thận trọng, chờ đợi hơn là tích cực tham gia giao dịch.
Kế hoạch nới lỏng tài khóa, kết hợp với các chính sách nhập cư chặt chẽ hơn của Tổng thống Donald Trump, cùng môi trường lãi suất cao tại Mỹ sẽ tác động không nhỏ tới dòng tiền đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2025.
Dù đánh giá những yếu tố bên ngoài vẫn còn nhiều biến động khó lường, tuy nhiên, báo cáo chiến lược được các công ty chứng khoán đưa ra mới đây dự báo về chỉ số VN-Index đều khá tích cực, thậm chí có dự báo VN-Index có thể chạm tới mốc 1.540 hay hơn 1.600 điểm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam được dự báo sẽ bật tăng sau Tết Nguyên đán, do đó, những ngày cận Tết sẽ là cơ hội để nhà đầu tư giải ngân và hưởng lãi sau 3-4 tháng nếu có chiến lược đầu tư phù hợp.
'Sự kiện ông Trump lên nhậm chức vào ngày 20/1 rất phù hợp với chu kỳ Tết ở Việt Nam, ngay trước kỳ nghỉ Tết. Tôi rất kỳ vọng thị trường sẽ tạo đáy vào thời điểm đó'.
Với tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%, cao hơn 1% so với năm 2024, các nhà băng sẽ tăng thêm lượng tiền cho vay gần 2,5 triệu tỷ đồng, lên 18,099 triệu tỷ đồng.
Bất chấp giai đoạn giằng co của thị trường chứng khoán, nhiều cổ phiếu mang thiên hướng đầu cơ vẫn ghi nhận chuỗi tăng mạnh. Tuy nhiên, sau chuỗi tăng liên tiếp, áp lực bán ra cũng cao không kém khi xu hướng đảo chiều, với nhiều lo ngại từ giới chuyên gia.
Trong quý IV/2024, thị phần môi giới của VNDirect đã giảm xuống mức 5,08%. Đây là mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua của công ty.
Nhà đầu tư cá nhân là động lực cho sự hồi phục về thanh khoản nhưng phần lớn không thể chiến thắng thị trường...
Hầu hết các công ty chứng khoán đều kỳ vọng cao cho VN-Inex năm tới, dù đánh giá những yếu tố bên ngoài vẫn còn nhiều biến động khó lường. Trong đó, điểm tựa lớn nhất là mức định giá thấp của thị trường hiện tại, động lực tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp và đặc biệt là những câu chuyện mới như nâng hạng thị trường, hệ thống giao dịch mới.
Chuyên gia của VPBankS dự báo lãi suất điều hành sẽ có xu hướng tăng trong năm 2025, nhưng có thể không xảy ra trong nửa đầu năm. Nếu Ngân hàng Nhà nước không tăng lãi suất, sẽ cần điều hành linh hoạt hơn cho phép VND biến động trong biên độ lớn hơn.
Dự báo dòng tiền sẽ tăng mạnh hơn vào nửa cuối năm 2025, nhà đầu tư nước ngoài trở lại mua ròng và thị trường sẽ diễn ra tích cực. Từ đó, cơ hội mở ra với nhiều nhóm cổ phiếu, đặc biệt là nhóm cổ phiếu chứng khoán.
Tại Chương trình 'Việt Nam và các chỉ số: Tài chính Thịnh vượng' ngày 6/1, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường CTCP Chứng khoán VPBank (VPBankS), đã chia sẻ góc nhìn về nhóm cổ phiếu vừa tăng trong thời gian gần đây nhưng sau đó giảm mạnh như YEG, KSV.
Công ty chứng khoán lạc quan với kết quả kinh doanh của Vietjet trong tương lai, tuy nhiên vẫn khuyến nghị nên tiếp tục theo dõi kết quả vụ kiện với FWA trước khi đưa ra các quyết định đầu tư.
Bất động sản khu công nghiệp (KCN) là một trong những nhóm cổ phiếu được dự báo có đà bay cao trong năm 2025 trên 'đôi cánh' FDI và hạ tầng giao thông, logistics phát triển mạnh.
Thanh khoản thị trường chứng khoán liên tục thu hẹp trong những tháng cuối năm 2024, do sự thận trọng của nhà đầu tư, cùng sự dịch chuyển sang các nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ. Giới phân tích kỳ vọng dòng tiền trên thị trường sẽ tăng trở lại từ quý II, khi câu chuyện nâng hạng sẽ là lực đẩy giúp cả dòng tiền trong nước và khối ngoại trở lại.
Thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ phục hồi tích cực vào nửa cuối năm 2025 với các nhóm ngành tiềm năng gồm: Chứng khoán, ngân hàng, khu công nghiệp và dầu khí.
Theo một số chuyên gia, trong kịch bản thuận lợi nhất, VN-Index có thể vượt 1.400 điểm trong năm 2025. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn cần cẩn trọng khi đây sẽ là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế toàn cầu và thị trường chứng khoán khi khả năng sẽ có 'thiên nga đen' xuất hiện.
Tín hiệu từ dòng vốn FDI tích cực năm 2024 là nền tảng cho năm 2025, tiếp tục dẫn dắt triển vọng ngành Bất động sản Khu công nghiệp (KCN) trong những năm tiếp theo.
Chuyên gia dự báo, VN-Index sẽ 'lình xình' ở đầu năm nhưng tăng rất cao ở cuối năm. Do đó, nhà đầu tư có thể tận dụng nhịp điều chỉnh để mua vào ở thời điểm này để cuối năm lạc quan hơn.
Theo dự kiến, thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ được quyết định nâng hạng theo đánh giá của FTSE Russell trong kỳ tháng 9/2025 và chính thức được thêm vào rổ chỉ số thị trường mới nổi của FTSE trong năm 2026. Nếu được nâng hạng, dự phóng Việt Nam có thể đón nhận khoảng 36.000 tỷ đồng vốn ngoại từ các quỹ ETF mô phỏng chỉ số thị trường mới nổi của FTSE.
Trong bối cảnh thị trường đang ở trạng thái đi ngang, tích lũy, nhà đầu tư ngắn hạn có thể không thấy hấp dẫn, nhưng nếu nhìn ở xu hướng trung và dài hạn thì hiện tại là nền cho một giai đoạn tăng trưởng vào giữa và cuối 2025. Theo một số chuyên gia, nhà đầu tư nên mua và tích lũy dần cổ phiếu cho chu kỳ mới.
Giới phân tích dự báo VN-Index có thể vượt qua ngưỡng tâm lý 1.300 điểm và vươn lên trên 1.400 điểm trong năm 2025, nhờ nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc, các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ nút thắt pháp lý và đặc biệt là tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Các công ty chứng khoán đồng loạt tăng vốn trong giai đoạn 2021 – 2024, đặc biệt là sự vươn lên mạnh mẽ về quy mô vốn của nhóm công ty chứng khoán thuộc sở hữu của các ngân hàng như ACBS, VPBankS, KAFI, TCBS, LPBS...
Vàng là tài sản ghi nhận mức tăng giá vượt trội so với các kênh khác trong năm 2024. Các chuyên gia dự báo năm 2025, chứng khoán và bất động sản sẽ là kênh đầu tư hấp dẫn.
Khi năm 2024 khép lại, câu hỏi được nhà đầu tư quan tâm nhất là thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ như thế nào, và liệu VN Index sẽ có những đợt lao dốc kinh hoàng?
Năm 2025, các chuyên gia nhận định xu hướng nới lỏng chính sách tiền tệ, câu chuyện nâng hạng sẽ giúp thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều động lực để khởi sắc.
Trong bối cảnh nửa đầu năm 2025, khi dòng tiền luân chuyển bất ngờ và các cổ phiếu ngách thu hút sự chú ý với đà tăng mạnh trong vài tuần, thậm chí cả tháng, nhà đầu tư cần thận trọng hơn trong việc đầu tư. Việc xác định liệu tiềm năng của nhóm ngành này có thực sự bền vững hay chỉ là hiệu ứng đầu cơ ngắn hạn sẽ đóng vai trò then chốt trong chiến lược đầu tư hiệu quả.
Năm 2025, tỉ giá và lãi suất dự kiến sẽ tiếp tục biến động, phản ánh áp lực từ thị trường quốc tế và chính sách điều hành trong nước, tác động mạnh mẽ đến kinh tế.
Đó là câu hỏi khó, chỉ có thể dựa trên thực tiễn của năm 2024 và ít nhiều dựa vào dự cảm ngắn hạn. Theo đó, gửi tiền ngân hàng, mua bán vàng, bất động sản, chứng khoán, tiền kỹ thuật số được giới chuyên gia đưa ra như những gợi ý.
Năm 2025, ngành ngân hàng dự báo đối mặt nhiều thách thức khi chi phí vốn có thể tăng trở lại khiến NIM giảm, nợ xấu có nguy cơ gia tăng và cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Với kịch bản thị trường được nâng hạng vào tháng 9/2025, thanh khoản thị trường sẽ tăng bật lại, và Việt Nam sẽ tiếp tục hưởng lợi từ vị thế là điểm đến đầu tư hấp dẫn với tỷ suất lợi nhuận cao, dòng vốn ngoại có khả năng quay trở lại mạnh mẽ hơn trong nửa cuối năm 2025 sau giai đoạn bán ròng kéo dài.
Cơ hội sinh lời tốt hơn và tránh ảnh hưởng từ đà bán ròng của khối ngoại đã đẩy dòng tiền tìm đến nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Dù vậy, sự phục hồi gần đây của các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ đã đưa định giá của nhóm VNMID lên mức cao hơn khoảng 17% so với VN-Index.
Thị trường bước vào giai đoạn 'trầm lắng' những phiên cuối năm 2024 với chỉ số giằng co, thanh khoản giảm sâu. Tuy nhiên, nhiều nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ vẫn được chú ý nhờ khả năng 'tránh bão' bán ròng của khối ngoại và tiềm năng sinh lời tốt hơn.
Năm 2024 dần khép lại, ghi nhận sự nỗ lực của nhiều doanh nghiệp trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh. Theo đó, dòng tiền đầu tư đang tìm kiếm những cổ phiếu của doanh nghiệp dự kiến ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng tốt và có triển vọng sáng trong năm 2025.