Việc sớm công bố ranh mốc các dự án giao thông trọng điểm nhằm đảm bảo tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng theo kế hoạch UBND TP đề ra.
Ngày 4/4, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cuộc họp các sở, ngành, địa phương về rà soát công tác chuẩn bị ranh mốc bồi thường, giải phóng mặt bằng, các trường hợp bị ảnh hưởng cũng như công tác chuẩn bị tái định cư, tiến độ thực hiện các dự án giao thông trọng điểm.
Song song với việc đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, TP.HCM cũng đang tích cực triển khai các nhóm công việc liên quan đến bồi thường, tái định cư cho các dự án này.
Thành phố đang đẩy nhanh tiến độ dự án đường bộ cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Mộc Bài nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên ở Quốc lộ 22 bằng việc triển khai công tác cắm ranh mốc và xúc tiến phương án bồi thường, tái định cư cho các trường hợp bị thu hồi đất. Đường cao tốc mới hình thành vừa mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cho hai địa phương, vừa góp phần thay đổi bộ mặt hạ tầng giao thông cho cả vùng Đông Nam Bộ.
Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM được thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Sở TN&MT TP.HCM sau khi hợp nhất với Sở NN&PTNT giảm từ 2.863 người xuống còn 2.529 người.
Sáng 27/2, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường cùng đại diện các sở, ngành liên quan đã kiểm tra thực tế tiến độ dự án rạch Xuyên Tâm trên địa bàn quận Gò Vấp và quận Bình Thạnh.
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh, trong giải ngân đầu tư công, chủ đầu tư là số 1, quận huyện là số 2, sở ngành liên quan là số 3, cơ quan thường trực là số 4, thường trực ủy ban và cán bộ phụ trách là số 5.
Các địa phương đã có những nỗ lực lớn trong công tác giải ngân vốn đầu tư công trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư năm 2024.
Chủ tịch UBND TP.HCM giao Chủ tịch UBND quận 8 phối hợp với sở, ngành xây dựng hoàn thiện đề án thí điểm chỉnh trang đô thị gắn với di dời, bố trí nhà tái định cư và xây dựng nhà ở xã hội cho các hộ dân có nhà ven kênh.
Công tác dân vận chính quyền và thực hiện dân chủ đóng vai trò quan trọng trong công tác thu hồi đất và giải phóng mặt bằng. Từ kết quả đạt được qua những dự án, công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua cho thấy sự chung tay của công tác dân vận tại địa phương với tinh thần 'mở đường' đã khẳng định hiệu quả thực hiện đối với các dự án, công trình trọng điểm.
Ngày 13/11, Ban Dân vận Thành ủy và UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị chuyên đề 'Công tác dân vận trong tham gia thực hiện các dự án, công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn TP', nhằm đánh giá vai trò của công tác dân vận trong việc giải phóng mặt bằng.
TPHCM có 5 dự án trọng điểm sắp triển khai là: rạch Xuyên Tâm, bờ Bắc Kênh đôi, Vành đai 2 (đoạn 1, 2), Vành đai 4, Cao tốc TPHCM - Mộc Bài. Do đó, thành phố huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để các dự án sớm hoàn thành.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải yêu cầu phải giải quyết tốt bài toán giải phóng mặt bằng, tiền đề để Thành phố triển khai thực hiện hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm.
Công tác dân vận đóng vai trò quan trọng, ý nghĩa chiến lược, là then chốt trong giải phóng mặt bằng. TP sắp triển khai 5 dự án trọng điểm với 7.000 hộ dân bị ảnh hưởng, do đó cần phải làm tốt công tác giải phóng mặt bằng.
Tính đến cuối tháng 10/2024, TP.HCM đã giải ngân vốn đầu tư công 17.200 tỷ đồng, đạt xấp xỉ 22% trong tổng nguồn vốn đầu tư công 79.200 được giao của năm 2024, thấp hơn nhiều so với kế hoạch đề ra...
Thông tin trên được nhiều các đại diện sở, ngành đưa ra tại buổi họp tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng đầu năm do UBND TPHCM tổ chức, ngày 31/10.
Đường vành đai 2 TP.HCM có chiều dài 64 km, đến nay đã hoàn thành đưa vào sử dụng 50 km, còn 14 km chưa được khép kín. Dự kiến đoạn 1 và đoạn 2 dự án sẽ khởi công vào dịp 30-4-2025.
Giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 từ 7% trở lên, TP HCM thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm, đặc biệt là công tác giải ngân vốn đầu tư công
Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 10, UBND TP.HCM cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công chậm do vướng khoảng 32 ngàn tỷ ở khâu giải phóng mặt bằng và do thay đổi một số quy định pháp luật liên quan.
Đây là số liệu được Phó Giám đốc Sở KHĐT Phạm Trung Kiên cho biết tại kỳ họp tình hình kinh tế - xã hội TPHCM 10 tháng đầu năm 2024 và nhiệm vụ, giải pháp tháng 11.
UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, trong số 63.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa được giải ngân có 32.000 tỷ đồng nằm tại các dự án cần giải phóng mặt bằng.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Dũng cho biết tính đến 31-10, TP giải ngân mới đạt 22,2%, trong khi số liệu tháng 10 dự kiến ước đạt 26%.
10 tháng đầu năm, TP.HCM chỉ giải ngân hơn 17.200 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 22% kế hoạch. Sở KHĐT TP cho biết vẫn còn 32.000 tỷ đồng đang bị vướng tại khâu giải phóng mặt bằng.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh Phạm Trung Kiên cho biết: Sở đã tham mưu UBND Thành phố chia tách các nhóm dự án để tháo gỡ vướng mắc, nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.
Doanh nghiệp TP đang gặp phải rào cản về 'xanh' và 'số'. Mặt hàng nào xuất khẩu cũng bị đòi hỏi phải đảm bảo yếu tố 'xanh' và đảm bảo khâu 'số' để truy xuất nguồn gốc. Đây là áp lực lớn khi đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên đang rối không biết chọn đầu tư chuyển đổi xanh hay chuyển đổi số trước bởi nguồn vốn có hạn.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Mai Hữu Quyết, dự thảo giá đất TP Thủ Đức đưa ra cao hơn so với bảng giá đất TPHCM mới công bố, nhiều vị trí cao hơn từ 30 – 97%, trung bình là 50%. Chẳng hạn, đất mặt tiền đường Phạm Văn Đồng, vị trí 1 có mức giá hơn 111 triệu đồng/m2, trong khi Bảng giá đất TPHCM mới công bố chỉ 89 triệu đồng/m2.
Tp.HCM sẽ thu hồi đất của 1.166 hộ dân tại Thủ Đức để mở rộng tuyến Vành đai 2, tạo điều kiện xây dựng đường 6 làn xe kết nối khu Đông. Phương án bồi thường và tái định cư vừa được công bố với kinh phí dự kiến 7.600 tỷ đồng.
Người dân, doanh nghiệp có thể nhận tiền bồi thường từ tháng 12 năm nay để kịp thi công dự án Vành đai 2 (TP Thủ Đức) vào cuối tháng 6-2025.
UBND TP Thủ Đức đã thông tin về dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án vành đai 2, trong đó dự kiến giá cao nhất nằm ở mặt tiền đường Phạm Văn Đồng với mức giá hơn 111,5 triệu/m2.
Với việc được tăng thêm hơn 7.560 tỉ đồng sau khi Luật Đất đai 2014 có hiệu lực, rạch Xuyên Tâm được kỳ vọng sẽ chuyển mình ấn tượng.
Việc áp giá đền bù, hỗ trợ theo Luật Đất đai 2024 có nhiều chính sách mới, đảm bảo quyền lợi cho người dân có đất bị thu hồi. Qua đó, kỳ vọng công tác giải phóng mặt bằng của một số dự án trọng điểm trên địa bàn TPHCM sẽ được thúc đẩy nhanh, góp phần giải ngân đầu tư công.
Trước đây, nhà ở ven và trên kênh, rạch không có giấy tờ hợp pháp bồi thường 0 đồng, nay thành phố Hồ Chí Minh đang xem xét hỗ trợ mức thấp nhất là 42%, cao nhất tới 70%.
Quy định mới cho phép TP HCM có nhiều phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, qua đó nâng cao vai trò, trách nhiệm của nhà nước và bảo đảm quyền lợi của người sử dụng đất
Cao tốc TP.HCM - Mộc Bài là dự án trọng điểm quốc gia, để khởi công đúng dịp 30-4-2025 hiện các đơn vị liên quan đang gấp rút triển khai công tác giải phóng mặt bằng.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Mộc Bài, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh đã khẩn trương triển khai lập kế hoạch thu hồi đất, tổ chức công tác đền bù, tái định cư nhằm sớm triển khai dự án theo hình thức đối tác công tư (Hợp đồng BOT) vào năm 2025.
Khoảng 1.808 hộ thuộc 11 xã ở huyện Củ Chi bị ảnh hưởng bởi cao tốc TP.HCM - Mộc Bài dự kiến được thành phố chi hơn 7.100 tỉ đồng để giải tỏa mặt bằng (tăng 1.832,7 tỉ đồng so dự toán).
Ngày 30/8, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh có thông báo đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi phối hợp Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Thành phố khẩn trương lập kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm và ban hành Thông báo thu hồi đất cho tất cả các trường hợp bị ảnh hưởng trong Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Mộc bài (giai đoạn 1) theo phương thức đối tác công tư (Hợp đồng BOT).
Dự án xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài dự kiến khởi công đúng dịp 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-2025).
Các hộ dân bị giải tỏa bởi dự án đường Vành đai 3 TPHCM nếu đủ điều kiện mua căn hộ tái định cư nhưng không có tiền trả một lần sẽ được xem xét cho trả góp.