Nông dân huyện Đức Huệ tỉnh Long An từng bước tiếp cận, thay đổi tư duy, tiếp thu nhận thức, kiến thức mới, ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) vào sản xuất, nâng cao chất lượng và tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong thời kỳ hội nhập.
Sức trẻ đi theo tiếng gọi 'Khai hoang vùng bưng – Lấp kín Đồng Tháp Mười'. Hơn 30 năm ra sức phủ xanh vùng đất hoang, ruộng phèn, doanh nhân Võ Quan Huy vẫn không cho phép bản thân nghỉ ngơi, ông dành trọn tâm huyết cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và đời sống của nhà nông.
Tôm công nghệ cao được kỳ vọng giúp ngành thủy sản chủ lực này của Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng gia tăng sản lượng, giảm giá thành sản xuất. Tuy nhiên, con đường hướng đến mục tiêu này vẫn đầy những khó khăn cần phải vượt qua…
Muốn vay tín dụng xanh, doanh nghiệp cần đảm bảo có phương án sử dụng vốn khả thi cũng như khả năng hoàn vốn.
Talkshow của Báo Người Lao Động với chủ đề 'Giải pháp phát triển tín dụng xanh tại Việt Nam' được tổ chức trong bối cảnh tăng trưởng xanh và phát triển bền vững là xu thế tất yếu của nền kinh tế.
Ngành sầu riêng tăng trưởng nóng vô tình tạo ra nhiều hệ lụy tiêu cực đến cả người dân và doanh nghiệp.
Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến khích sản xuất, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học.
Chuối của Việt Nam vượt Philippines tại Trung Quốc; chuối tươi Việt Nam phủ sóng 100% kệ hàng siêu thị AEON Hồng Kông (Trung Quốc),...
Nông sản Việt sẽ đi xa hơn nhờ chuỗi giá trị, nhưng để chuỗi này vận hành 'trơn tru' thì cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó, cần thái độ và quy mô hợp tác đủ lớn
Việt Nam xuất khẩu rất nhiều mặt hàng nông - lâm - thủy sản thuộc tốp đầu thế giới nhưng tỉ lệ tham gia bảo hiểm nông nghiệp lại rất ít, khiến ngành này rất rủi ro
Thời gian đăng ký, thời gian khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật sinh học chỉ bằng 1/2 so với thuốc bảo vệ thực vật hóa học, chi phí đăng ký cũng giảm một nửa so với thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
Tỷ trọng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng tại Việt Nam đã tăng từ 16,67% năm 2021 lên 18,49% năm 2022. Hàng năm, Việt Nam nhập khẩu trung bình 18.000 - 20.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chiếm khoảng 15 - 20% so tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu…
Người nuôi tôm, cá tra ở ĐBSCL hiện đang đứng trước nguy cơ lỗ nặng do giá thức ăn tăng cao từ đầu năm 2023 và vẫn 'neo cao' ở thời điểm cuối năm, thị trường xuất khẩu có dấu hiệu thu hẹp đáng kể, thời tiết diễn biến bất thường, dịch bệnh phát sinh…
Được mệnh danh là 'bệ đỡ', ngành Nông nghiệp từng bước khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế. Bên cạnh những nông dân với cách làm hay, hiệu quả, góp phần đưa sản phẩm nông nghiệp đến với người tiêu dùng, thì có sự đồng hành của doanh nghiệp, doanh nhân. Thế nhưng, hiện nay, việc đầu tư của các doanh nghiệp, doanh nhân vào lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều hạn chế.
Được mệnh danh là 'bệ đỡ', ngành Nông nghiệp từng bước khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế. Bên cạnh những nông dân với cách làm hay, hiệu quả, góp phần đưa sản phẩm nông nghiệp đến với người tiêu dùng, thì có sự đồng hành của doanh nghiệp, doanh nhân. Thế nhưng, hiện nay, việc đầu tư của các doanh nghiệp, doanh nhân vào lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều hạn chế.
Từ vùng đất hoang, nhiễm phèn nặng, cỏ mọc um tùm, vậy mà, sau 30 năm, ông Võ Quan Huy (hay còn gọi Huy Long An, Út Huy hoặc Huy chuối) đã cải tạo vùng đất 'chết' biên giới Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An thành vùng trồng chuối bạt ngàn với một màu xanh trù phú.
Mạng lưới quy tụ những nông dân xuất sắc nhất, luôn gương mẫu, đi đầu, không chỉ làm giàu cho bản thân, gia đình, tạo việc làm cho nhiều người mà còn truyền cảm hứng, dẫn dắt các nông dân khác cùng làm theo.
Ngày 12/10 tại Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức ra mắt 'Mạng lưới Nông dân Việt Nam xuất sắc.' Đây là một trong những sự kiện quan trọng trong khuôn khổ Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ VIII năm 2023.
Mạng lưới nhằm kết nối gần 800 nông dân xuất sắc của Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam và đại diện các hợp tác xã tiêu biểu, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
Chuối hiện đang là mặt hàng nhập khẩu khá được ưa chuộng tại Nhật Bản, với kim ngạch xuất khẩu tăng cao trong 8 tháng đầu năm 2023.
Giá tôm tăng, thị trường xuất khẩu tôm đang 'ấm' dần. Thế nhưng, hiện nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tại ĐBSCL lại lo lắng vì nguồn tôm nguyên liệu bị thiếu hụt.
Vi phạm kiểm dịch thực vật tại vùng trồng và cơ sở đóng gói chính là lý do khiến cơ quan chức năng của thị trường nhập khẩu đưa ra cảnh báo, cụ thể là với thị trường Trung Quốc. Điều này, dẫn đến việc Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phải có quyết định tạm dừng xuất khẩu đối với không ít đơn vị.
Việc thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An còn nhiều hạn chế. Vì vậy, cần có thêm những cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích, thu hút DN đầu tư vào lĩnh vực này, hướng đến nền nông nghiệp xanh, hiện đại và bền vững.
Cùng với sự mở cửa trở lại của Trung Quốc sau dịch COVID-19 là sự tăng trưởng ấn tượng của mặt hàng sầu riêng, cũng như sự đa dạng hóa thị trường đang để lại dấu ấn xuất khẩu rau quả chưa từng có.
Số lượng DN đầu tư vào ngành nông nghiệp đang rất thấp khi nông nghiệp vẫn kém hấp dẫn và những rủi ro của ngành nông nghiệp vẫn 'kìm chân' nhà đầu tư, DN bước vào lĩnh vực này.
Đảm bảo tiêu chuẩn, nâng cao chất lượng là các tiêu chí mà doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam hướng tới nhằm chinh phục những thị trường lớn.
Nhắc đến vườn măng cụt, nhiều người nghĩ ngay đến Lái Thiêu (Bình Dương) hay Cái Bè (Tiền Giang). Ít ai biết tại Long An cũng có vườn măng cụt gần 20ha trên 20 năm tuổi ở xã Mỹ Bình, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.
Rau, quả là một trong những mặt hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành Nông nghiệp nửa đầu năm 2023, trong bối cảnh nhiều mặt hàng giảm mạnh. Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, 6 tháng của năm 2023, xuất khẩu rau, quả đạt 2,8 tỷ USD, gần bằng giá trị xuất khẩu của cả năm 2022 (năm 2022 đạt 3,3 tỷ USD). Giá trị những mặt hàng này gia tăng mạnh là do có sự đột phá về chất lượng cũng như đa dạng về chủng loại.
Canh tác nông nghiệp bền vững là chìa khóa đưa nông sản Việt Nam tiếp cận và mở rộng thị phần tại những thị trường khó tính.
Chỉ có khoảng hơn 50 nghìn doanh nghiệp đang đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, một con số hết sức khiêm tốn so với tổng số hơn 900 nghìn doanh nghiệp trên cả nước.
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp UBND tỉnh Long An tổ chức Diễn đàn 'Phát triển Nông nghiệp Việt Nam 2023 -Thu hút doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp bền vững'.
Ngày 24/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) phối hợp cùng Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận tổ chức buổi tọa đàm chủ đề 'Vì một ngành tôm phát triển bền vững' nhằm tìm tiếng nói chung, phá vỡ các rào cản đã và đang làm chậm sự phát triển của ngành tôm… thông qua một liên minh mới giữa các mắt xích trong chuỗi giá trị sản xuất tôm Việt Nam.
Từng canh tác lúa nhưng mong muốn tìm hướng đi mới cho bản thân, nông dân trẻ Lê Thành Nhân (xã Tân Thành, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An) đã chuyển sang trồng chuối già Nam Mỹ và thu tiền tỷ.
Từng canh tác lúa nhưng mong muốn tìm hướng đi mới cho bản thân, nông dân trẻ Lê Thành Nhân (xã Tân Thành, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An) đã chuyển sang trồng chuối già Nam Mỹ.
Để cạnh tranh được trên sân nhà cũng như vươn ra 'biển lớn', doanh nghiệp, nông dân cần thay đổi tư duy sản xuất, đảm bảo sản phẩm đạt được các tiêu chuẩn hội nhập.
Kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ là hướng đi mà nhiều doanh nghiệp đang lựa chọn. Những rác thải bỏ đi lại thành nguyên liệu tái sử dụng cho cây trồng.
Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp là tận dụng phế phẩm của hoạt động sản xuất này làm chất 'dinh dưỡng' cho hoạt động khác. Đây là mô hình phát triển bền vững, nhưng thực tế chưa được phát triển mạnh ở nước ta.
Nông nghiệp tuần hoàn đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất xanh, bền vững đã được chứng thực về mặt lợi ích kinh tế cũng như giải quyết các vấn đề phát thải ra môi trường.