UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam, cho biết từ khoảng chiều ngày 17/9 đến 10h ngày 18/9, trên địa bàn huyện Nam Trà My xảy ra đợt mưa vừa, mưa to kéo dài và phạm vi mưa bao phủ ở hầu hết các xã trên địa bàn huyện. Lượng mưa đo được lúc 10h ngày 18/9 tại xã Trà Leng 23.2 mm, tại UBND xã Trà Vân 51.2 mm, Trà Don 36.6 mm.
Cùng với huyện Phước Sơn, huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) được xem là vùng tâm điểm sạt lở núi vào mùa mưa lũ trong nhiều năm qua.
Gần 4 năm sau ngày sạt lở kinh hoàng khiến nhiều người chết và mất tích, nhà cửa, làng mạc bị chôn vùi, gần 40 hộ dân ở xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) đã dần ổn định cuộc sống tại nơi tái định cư. Nhưng đâu đó vẫn còn khắc khoải nỗi sợ hãi núi đè tự trong tiềm thức.
4 năm sau thảm kịch sạt lở đất, xã Trà Leng đã thay da đổi thịt, xây dựng phát triển.
Những ngày đầu xuân Giáp Thìn, tôi bỗng nghĩ nhiều về hai chữ 'hồi sinh'.
Tại tỉnh Quảng Nam, mưa lớn mấy ngày qua làm nhiều tuyến đường hỏng nặng, giao thông ách tắc. Hầu hết đường sá ở vùng cao xảy ra nhiều điểm sạt lở, nhiều khu dân cư bị cô lập.
Từ tháng 8, Quảng Nam bước vào mùa mưa bão với những đợt cảnh báo lũ quét, đặc biệt là ở các xã vùng sâu, vùng xa như Trà Leng (huyện Nam Trà My). 3 năm sau thảm họa sạt lở kinh hoàng, cuộc sống nơi đây đã đổi khác. Tuyến đường độc đạo dài hơn 16km nối từ Quốc lội 40B về Trà Leng đã được nâng cấp, xóa đi nỗi lo bị cô lập những khi mưa lũ.
Những ngôi làng yên bình tại Nam Trà My và Tây Giang (Quảng Nam) với những căn nhà xinh xắn lấp ló dưới màu xanh ngút ngàn của đại ngàn hùng vĩ hiện lên đẹp như trong truyện cổ tích. Nhưng điều ngạc nhiên hơn cả đó chính là ý thức và quyết tâm vươn lên thoát nghèo của đồng bào các dân tộc nơi đây - họ thực sự đã chuyển mình.
Một cảm xúc đặc biệt xâm lấn đoàn phóng viên đi thực tế về hai huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam đó là Nam Trà My và Tây Giang do Văn phòng Thường trực về Nhân quyền tổ chức trong những ngày đầu tháng Tám.
Tuyến kè chống sạt lở bờ sông, đoạn chảy xiết, nhằm bảo vệ an toàn khu dân cư Bằng La, xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) đã cơ bản hoàn thành, sau hơn một năm xây dựng.
Chúng tôi trở lại Nam Trà My (Quảng Nam) vào những ngày địa phương đang tập trung di dời 51 hộ dân làng Tăk Tố (xã Trà Don) đến nơi ở mới. Đây là số hộ dân nằm trong hơn 7.820 hộ được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm sắp xếp, ổn định đời sống của bà con vùng sạt lở do HĐND tỉnh Quảng Nam thông qua (Nghị quyết 23) hồi tháng 7/2021, giai đoạn 2021-2025, với số vốn đầu tư hơn 968 tỷ đồng.
Gần 3 năm kể từ ngày xảy ra vụ sạt lở núi kinh hoàng tại làng Ông Đề, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cướp đi mạng sống của nhiều người, số người mất tích vẫn chưa tìm thấy, nhiều nhà cửa, tài sản bị vùi lấp trong đất đá. Dù vậy, với sự nỗ lực không ngừng, vùng đất Trà Leng đang đổi thay từng ngày.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán, huyện miền núi cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đồng loạt ra quân, sửa chữa nhiều tuyến đường bị hư hỏng do các đợt mưa lũ năm ngoái; Đồng thời đẩy nhanh tiến độ thi công các tuyến đường mới, đảm bảo hoàn thành công trình trước mùa mưa bão năm nay.
Đã gần 2 năm sau vụ sạt lở núi kinh hoàng ở thôn 1, xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) làm 31 người chết và mất tích, 10 đứa trẻ mồ côi ngày nào đã mạnh mẽ hơn và đang vững bước đến trường với sự đồng hành của cộng đồng, chính quyền địa phương.
Trong những năm qua, Quảng Nam thực hiện đề án tái bố trí sắp xếp dân cư nhằm đưa người dân miền núi về nơi ở mới an toàn hơn trước thiên tai, bão lũ. Nhưng đồng bào các dân tộc miền núi Quảng Nam vẫn có phong tục sống quây quần thành từng cụm với những nét văn hóa riêng. Có hiểu và tôn trọng văn hóa làng thì mới tranh thủ được sự đồng thuận của bà con để thực hiện chủ trương lớn của tỉnh.
Tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam, mưa lớn kéo dài những ngày qua làm sạt lở nhiều nơi. Trong đó, QL 40B và các tuyến giao thông huyết mạch trên địa bàn 2 huyện Nam Trà My và Bắc Trà My đến nay đã được thông tuyến.
Mưa lớn kéo dài đã gây sạt lở, ách tắc giao thông khiến hàng nghìn người dân huyện miền núi Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) bị cô lập. Chính quyền địa phương đã lên kế hoạch sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Ngày 29/11, UBND huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) cho biết mưa lớn kéo dài trong những ngày qua khiến nhiều khu vực ở địa phương bị sạt lở nặng.
Trong những ngày qua, do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên trên địa bàn huyện Nam Trà My (Quảng Nam) xảy ra mưa lớn trên diện rộng. Hậu quả nhiều tuyến đường, đồi núi bị sạt lở nghiêm trọng; nước lũ cũng dâng cao chia cắt, cô lập nhiều nơi.
Lực lượng cứu hộ sẽ nỗ lực khắc phục xong 5 điểm sạt lở lớn, 1 điểm đứt đường phá thế cô lập xã Trà Leng (Nam Trà My) trong khoảng 2 ngày.
Mưa lớn 2 ngày qua tại huyện miền núi cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam làm sạt lở nhiều nơi, hàng chục hộ dân đang bị cô lập.
Tuyến đường dẫn vào xã Trà Leng bị sạt lở nhiều điểm khiến giao thông bị tắc nghẽn hoàn toàn. Hiện khoảng 597 hộ với hơn 2.800 khẩu đang bị cô lập...
Chiều 18/11, ông Nguyễn Quốc Cường, Chủ tịch UBND xã Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết, mưa lớn đã gây sạt lở đất đá trên một số tuyến đường, khiến chia cắt, cô lập toàn xã Trà Leng, nơi từng xảy ra vụ đất đá vùi lấp cả ngôi làng với nhiều người chết.
Những ngày qua, hàng tấn củ quả chất chứa ân tình được người dân vùng sạt lở Trà Leng, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam gửi vào chia sẻ với nhân dân TPHCM gặp khó khăn do dịch bệnh.
Sáng 29/4, UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ khánh thành và bàn giao, đưa vào sử dụng khu dân cư (KDC) Bằng La ở xã Trà Leng. Đến dự lễ có ông Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội cùng các lãnh đạo tỉnh và huyện.
Những ngày này, trên 'đại công trường' khu tái định cư (TĐC) cho người dân xã Trà Leng (H. Nam Trà My, Quảng Nam), một không khí lao động hối hả, sôi nổi diễn ra. Hàng chục lao động làm việc với nhiều hạng mục khác nhau đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ thi công, để kịp bàn giao cho người dân trước 30-4 sắp tới.