Ở Việt Nam, lịch sử giáo dục nghệ thuật nói chung và nghệ thuật thị giác nói riêng thực sự bắt đầu từ thời Pháp thuộc khi người Pháp thiết kế trong chương trình giáo dục công, trong đó đặc biệt là sự ra đời của Trường Mỹ thuật Đông Dương nằm trong Đại học Đông Dương.
Bằng nỗ lực của các tổ chức, cá nhân, gần đây, nhiều cổ vật, bảo vật quý lưu lạc tại nước ngoài đã hồi hương. Tuy hiện nay các thủ tục hồi hương cổ vật đang gặp rào cản về hành lang pháp lý, cũng như tài chính, nhưng những lần hồi hương gần đây cho thấy, Việt Nam và quốc tế rất trân quý các giá trị di sản Việt Nam, cùng nỗ lực chung tay để bảo vật được hồi hương.
Triển lãm mỹ thuật 'Hòa sắc 2024' đem đến cho công chúng những tác phẩm đặc sắc của cán bộ, giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, được tổ chức tại Nhà Bảo tàng, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (42 Yết Kiêu, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Không gian cổ kính, công nghệ trình chiếu hiện đại và hàng loạt hiện vật độc đáo là những điểm nhấn tại tòa nhà Đại học Tổng hợp (Hà Nội), thu hút đông đảo bạn trẻ và du khách đến tham quan.
Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, chiều 11.11 diễn ra tọa đàm giới thiệu cuốn sách 'Mỹ thuật và nghệ thuật ứng dụng ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX - Từ góc nhìn giáo dục nghệ thuật'.
Những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11 vừa qua, một không gian hội họa đặc biệt tại tầng 1 Aqua Central, 44 Yên Phụ, Hà Nội đã đón con, cháu của cố họa sĩ Lê Quốc Lộc đến không gian trưng bày để ngắm tranh của cha ông mình. Họ tự hào khi được thưởng lãm tuyệt phẩm mà họa sĩ tài danh Lê Quốc Lộc đã dày công sáng tác khi là sinh viên năm cuối khoa Sơn mài khóa 12, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Cuốn sách kể chi tiết về ông vua dựng cờ kháng chiến chống Pháp và cũng là một trong những người Việt Nam đầu tiên trở thành họa sĩ theo phong cách Âu châu từ đầu thế kỷ 20…
Hiếm hoi xuất hiện trên thị trường với xuất xứ rõ ràng, tác phẩm tranh lụa Mộng mơ của họa sĩ Trần Văn Cẩn đã chính thức được đấu giá 10,3 tỉ đồng.
Chiều ngày 02/11/2024, phiên đấu giá 'Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20' do Le Auction House tổ chức đã diễn ra thành công, để lại dấu ấn sâu đậm trong cộng đồng nghệ thuật. Sự kiện này không chỉ kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương mà còn quy tụ gần 200 tác phẩm của nhiều họa sĩ danh tiếng, trước phiên đấu giá, công chúng đã được chiêm ngưỡng những tác phẩm di sản hội họa đặc sắc.
Từ ngày 27/10 đến ngày 01/11/2024, Le Auction House tổ chức Triển lãm 'Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20' tại tầng 1 Aqua Central, 44 Yên Phụ, Hà Nội. Đây là dịp đặc biệt để công chúng chiêm ngưỡng và tôn vinh những bậc thầy hội họa từ thời kỳ Đông Dương.
Qua những góc độ tiếp cận đa dạng về Trường Mỹ thuật Đông Dương giai đoạn 1925-1945, hội thảo 'Trường Mỹ thuật Đông Dương: Sứ mạng lịch sử' đã thảo luận về vai trò và những đóng góp của Trường Mỹ thuật Đông Dương đến nền mỹ thuật Việt Nam, nhìn nhận những giá trị lịch sử và văn hóa của ngôi trường này trong hành trình phát triển mỹ thuật hiện đại Việt Nam.
Đây là phiên đấu giá nằm trong chuỗi hoạt động hướng đến kỷ niệm 100 năm thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương (nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam).
Nhắc tới trường Mỹ thuật Đông Dương người ta thường nói có một phong cách, mỹ cảm, một hương vị riêng của mỹ thuật thời kỳ này; dấu ấn ấy còn ảnh hưởng lâu bền, day dứt đến thẩm mỹ nhiều thế hệ họa sĩ trên cả nước ở những giai đoạn sau này.
Sau hơn 5 năm thành lập, Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã sưu tập được 68 tác phẩm, kinh phí từ ngân sách nhà nước. Năm 2024 này, Bảo tàng dự kiến sẽ đề xuất UBND tỉnh sưu tập thêm 4 tác phẩm. Hội đồng thẩm định tác phẩm của Bảo tàng Mỹ thuật Huế đã họp và thống nhất trình danh sách 4 tác phẩm đề xuất sưu tập. Trong số đó, đáng chú ý có tác phẩm 'Cảnh trong vườn' của họa sĩ Tôn Thất Đào (1910-1979).
Hào quang rực rỡ của Trường Mỹ thuật Đông Dương đến nay vẫn là dấu ấn lớn trong nền nghệ thuật dân tộc. Từ đây, Việt Nam có thêm cầu nối giữa nghệ thuật truyền thống với nghệ thuật nhân loại, hình thành các thế hệ họa sĩ, nhà điêu khắc tên tuổi cho nền mỹ thuật tạo hình.
Vào lúc 17h chiều 2/11/2024, nhà đấu giá Le Auction House tổ chức phiên đấu giá lần thứ 3 mang tên 'Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ XX'. Tham gia phiên đấu lần này có tổng cộng 168 tác phẩm chọn lọc từ nhiều giai đoạn quan trọng của mỹ thuật Việt Nam.
168 tác phẩm chọn lọc từ nhiều giai đoạn quan trọng của mỹ thuật Việt Nam sẽ được Le Aution House giới thiệu trong phiên đấu giá 'Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ XX', ngày 2.11.
17h ngày 2-11-2024, nhà đấu giá Le Aution House tổ chức phiên đấu giá lần thứ 3 mang tên 'Nghệ thuật Việt Nam thế kỷ XX'.
Sau những thành công trên chất liệu sơn mài và giấy dó, triển lãm 'Đất' là một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Lý Trực Sơn - một trong những tên tuổi gạo cội của nền mỹ thuật Việt Namđúc kết thành quả 10 năm lao động nghệ thuật miệt mài để tìm kiếm một chất liệu ngôn ngữ mới.
Ngày 10/10, tại Bảo tàng Cernuschi ở trung tâm thủ đô Paris (Cộng hòa Pháp), Triển lãm với chủ đề 'Những người tiên phong của nghệ thuật hiện đại Việt Nam ở Pháp' đã giới thiệu tới công chúng Pháp và quốc tế yêu chuộng hội họa 150 tác phẩm của ba họa sĩ tiên phong cho nghệ thuật hiện đại của Việt Nam, gồm Lê Phổ, Mai Trung Thứ và Vũ Cao Đàm.
Ngày 11/10, đại diện lãnh đạo Bảo tàng Mỹ thuật Huế cho biết, Hội đồng thẩm định sưu tầm tác phẩm mỹ thuật cho bảo tàng sau khi họp đã thống nhất đề xuất UBND tỉnh sưu tập 4 tác phẩm mỹ thuật trong năm 2024.
Phiên đấu giá 'Những huyền thoại từ trường Mỹ thuật Đông Dương' của nhà Milon sẽ chính thức diễn ra vào 17 giờ ngày 12.10 tại khách sạn Sofitel Legend Metropole, 56 Lý Thái Tổ, Hà Nội.
Bức tranh 'Du xuân' của họa Lê Văn Xương sẽ có mặt trong phiên đấu giá mang tên 'Les légendes de L'école des Beaux-arts d'Indochine' (Những huyền thoại từ Trường Mỹ thuật Đông Dương) của nhà đấu giá Millon sẽ diễn ra cùng lúc tại Hà Nội và Paris (Pháp).
Tác phẩm 'Du xuân' của cố họa sĩ Lê Văn Xương sẽ được đấu giá tại phiên đấu 'Những huyền thoại từ Trường Mỹ thuật Đông Dương' của nhà Millon.
Bài hát 'Tiếng đàn bầu' của nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc (thơ Lữ Giang) được đông đảo công chúng trong và ngoài nước yêu thích, mến mộ. Nhưng ít ai biết rằng, bài thơ 'Tiếng đàn bầu' của nhà thơ Lữ Giang ra đời cách đây đúng 70 năm vào dịp Thủ đô được giải phóng (tháng 10-1954).
Từ ngày 29/09/2024 đến ngày 17/11/2024, Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA) giới thiệu triển lãm cá nhân 'ĐẤT – EARTH' với gần 50 tác phẩm hội họa trừu tượng mang dấu ấn thử nghiệm độc đáo của họa sĩ Lý Trực Sơn, một trong những tên tuổi gạo cội của nền mỹ thuật Việt Nam.
Sau những thành công trên chất liệu sơn mài và giấy dó, triển lãm 'Đất' là một dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Lý Trực Sơn, đúc kết thành quả mười năm lao động nghệ thuật miệt mài để tìm kiếm một chất liệu ngôn ngữ mới.
Họa sĩ Nguyễn Du (sinh năm 1943, ở Bắc Từ Liêm) là một người có tình yêu mãnh liệt với Thủ đô Hà Nội. Mặc dù hiện tại tuổi đã cao nhưng với niềm đam mê và tình yêu cháy bỏng, ông vẫn sáng tạo những bức tranh cổ động, góp phần cổ vũ tinh thần cho toàn dân tộc.
Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.
Hoạt động 'Quảng bá, tuyên truyền thương hiệu sơn mài Việt Nam và Triển lãm tranh, sản phẩm sơn mài' vừa được khai mạc vào tối 14/9/2024.
40 tác phẩm của các họa sĩ, nghệ sĩ tiêu biểu đang hoạt động nghiên cứu, sáng tác gắn với chất liệu sơn mài truyền thống của Việt Nam được trưng bày tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, số 19 rue Albert 75013 Paris từ ngày 14 – 20/9.
Là con trai út của kiến trúc sư Ngô Huy Quỳnh, người thiết kế và giám sát thi công 'Lễ đài Độc lập' tại quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945, nhưng Ngô Thành Nhân lại không nối nghiệp cha. Ông theo nghiệp hội họa.
Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam đã công bố quyết định về việc xác định điểm trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh Đại học hệ Chính quy năm 2024.
60 năm trôi qua, phong trào 'Ba sẵn sàng' với tinh thần: sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần, đã thôi thúc lớp lớp thế hệ thanh niên Việt Nam luôn xung kích, tình nguyện cống hiến sức trẻ cho nền độc lập, tự do, sự phát triển của đất nước.
Với họa sĩ Nguyễn Du (sinh năm 1943) ở Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, vẽ tranh cổ động như hơi thở cuộc sống. Dù đã ở tuổi 81, sức khỏe không còn như trước, nhưng người họa sĩ tài ba, dung dị ấy vẫn vẽ say mê, nhất là về Hà Nội, vì Hà Nội.