Công an huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau vừa tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với L.T.V, SN 1995, ngụ ấp Bờ Xáng, xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang và L.Q.T, SN 1998, ngụ ấp 1, xã Trí Phải, huyện Thới Bình về hành vi 'thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định pháp luật'.
Theo sự phát triển của xã hội, rất nhiều loại bánh hiện đại xuất hiện. Thế nhưng, bánh dân gian vẫn chiếm giữ vị thế nhất định trên thị trường. Nhiều gia đình, nhiều thế hệ vẫn tiếp nối, duy trì nghề làm bánh dân gian. Họ gìn giữ nghề không chỉ vì kinh tế mà còn vì tình yêu, tâm huyết giữ nét văn hóa ẩm thực truyền thống được trao truyền từ bao đời.
Huyện Thới Bình được xem là 'thủ phủ tôm càng xanh' của tỉnh. Những ngày này, nông dân bắt tay thu hoạch rộ vụ tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa. Rôm rả tiếng nói cười, nhà nông phấn khởi khi được mùa, được giá, có thu nhập đón Tết ấm no, sung túc.
Mỗi mùa lúa trên đất nuôi tôm về, xã Trí Lực, huyện Thới Bình, như khoác chiếc áo mới, vừa duyên dáng, vừa căng tràn nhựa sống. Không ai ngờ, xứ đồng đất lung phèn vất vả ngày nào, nay lại là nơi gặp gỡ hợp duyên của cả con tôm và cây lúa. Quả ngọt của nhân duyên ấy bừng lên những mùa vui của người nông dân.
Hiện nay, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nông nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ AI vào chẩn đoán sâu bệnh và quản lý dinh dưỡng cây trồng không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại mà còn nâng cao hiệu quả canh tác cho nông dân. Trong bối cảnh đó, ứng dụng '2NÔNG' của Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) nổi lên như một giải pháp tiên phong đầy hứa hẹn.
Ban Nội chính Tỉnh ủy Cà Mau cho rằng, việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác với 1 công chức xã nhưng UBND huyện Thới Bình đã ban hành nhiều văn bản có nội dung chưa thống nhất, gây bức xúc, dẫn đến đơn thư vượt cấp.
Những ngày này, về với vùng đất Thới Bình, trên đồng, ngoài rẫy đều rộn rã niềm vui ngày mùa. Tiếng máy thu hoạch tôm càng, máy suốt lúa, tiếng gọi nhau í ới của nông dân làm cho bức tranh quê thêm bừng sáng, sinh động.
Ngày 15/12, Công an huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau) cho biết đã bàn giao đối tượng Nguyễn Minh Chủ, SN 1992, xã Trí Phải, huyện Thới Bình cho Công an huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.
Vào khoảng 22 giờ ngày 14/12, Tổ Tuần tra kiểm soát đảm bảo ANTT ban đêm, Công an huyện Thới Bình đang tuần tra đến khu vực Ấp 1, xã Trí Phải, phát hiện 2 thanh niên điều khiển phương tiện môtô có biểu hiện nghi vấn. Tiến hành dừng phương tiện để kiểm tra, lực lượng đã phát hiện vụ trộm cắp tài sản và mời 2 thanh niên trên về cơ quan làm việc.
Tỉnh Cà Mau huy động cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội vào cuộc, chung tay thực hiện chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát cho nhóm đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương đang gặp khó khăn về nhà ở.
Hiện tỉnh Cà Mau có trên 37 ngàn người khuyết tật (NKT), trong đó gần 34 ngàn người được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng. Thời gian qua, các cấp, các ngành đã có những hoạt động thiết thực hỗ trợ NKT cải thiện cuộc sống, tham gia các hoạt động xã hội và tiếp cận dịch vụ xã hội.
Phòng Nội vụ huyện Thới Bình (Cà Mau) đã nhắc nhở lãnh đạo và yêu cầu nghiêm túc rút kinh nghiệm với chuyên viên phụ trách của phòng do tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch và chuyển đổi vị trí công tác cán bộ xã chưa đúng quy định.
Công tác tuyên truyền về bình đẳng giới đang dần mang lại những kết quả khả thi khi nó xuất phát từ những điều nhỏ nhất trong đời sống hằng ngày của các chị em phụ nữ lẫn nam giới.
Thay đổi thói quen canh tác, nâng cao sự hiểu biết của nông dân về sử dụng tôm giống, bảo vệ môi trường sinh thái trong lĩnh vực nuôi tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao, chính là mục tiêu quan trọng mà lớp tập huấn chuyên sâu về nuôi tôm quảng canh 2 giai đoạn hướng đến. Kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, lớp học đã mở ra cho bà con nông dân một góc nhìn mới, đồng thời thấy được tầm quan trọng của việc áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất.
Thời gian qua, các cấp bộ đoàn, hội trong tỉnh triển khai thực hiện tốt chủ trương '1+1'. Phóng viên Báo Cà Mau trao đổi cùng anh Nguyễn Hoàng Ðạo, Bí thư Tỉnh đoàn, về ý nghĩa của chủ trương này và kết quả đạt được đến nay.
Năm 1954, nhân chuyến tàu đưa cán bộ, chiến sĩ miền Nam đi tập kết ra miền Bắc, bà Lê Thị Sảnh ở xã Trí Phải, huyện Thới Bình đã gửi cây vú sữa cho bộ đội tặng Bác Hồ. Cây vú sữa đã được Bác Hồ chăm sóc, thể hiện tình cảm của Bác dành cho đồng bào miền Nam. Từ đó, cây vú sữa trở thành biểu tượng thiêng liêng, là niềm tự hào của bao thế hệ người dân ở xã Trí Phải, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.
Không đi tập kết từ bến Sông Đốc, nhưng những học sinh miền Nam (HSMN) ở TP.HCM vẫn hẹn nhau về Sông Đốc - Cà Mau, dự lễ Kỷ niệm 70 sự kiện Tập kết ra Bắc (1954 - 2024). Bởi với các cô chú, đó cũng là dấu mốc khởi đầu hình thành hệ thống trường HSMN trên đất Bắc mà họ chính là những hạt giống được gieo trồng dưới mái trường cách mạng ấy. Về với Cà Mau, về với sự kiện cũng là thêm một lần nữa được soi rọi, được tự hào, được cùng bạn bè tắm mình trong bao cung bậc buồn vui từ miền tuổi thơ xa lắc.
Cách đây 70 năm, hàng chục ngàn lực lượng cách mạng tập trung về Cà Mau để tập kết ra Bắc. Tại các địa điểm tập kết, cán bộ, bộ đội đã gắn bó, cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân và để lại những kỷ niệm không phai.
Nằm trong chương trình Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau (1954-2024), từ ngày 12-16/11, tại xã Trí Phải và xã Trí Lực, huyện Thới Bình diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, để lại ấn tượng tốt đẹp như: Lễ công bố quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh và khánh thành Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam, tại Ấp 10, xã Trí Phải; Lễ khởi công chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Cà Mau; Ra quân hoạt động tái hiện 200 ngày tập kết ra Bắc năm 1954...
Tỉnh Cà Mau vừa khánh thành cụm công trình tượng đài kỷ niệm tập kết ra Bắc và đón nhận Di tích quốc gia đối với địa điểm tập kết này.
Tối 16/11, tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu Tập kết ra Bắc năm 1954 và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia.
Tối 16.11, tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đã tổ chức lễ khánh thành và đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đối với công trình tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954.
Tối 16/11, tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức lễ khánh thành công trình tượng đài kỷ niệm chuyến tàu tập kết ra Bắc 1954 và đón nhận bằng xếp hạng di tích Quốc gia.
Ngày 16/11, Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương do bà Đinh Thị Mai, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm trưởng đoàn đến thăm Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam – di tích lịch sử của tỉnh Cà Mau.
Qua 4 ngày hoạt động, tuổi trẻ Cà Mau tái hiện 200 ngày sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954, với nhiều công trình, phần việc trị giá hơn 3 tỉ đồng.
Sáng nay (16/11), Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai làm trưởng đoàn đến viếng, dâng hương tại Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Khóm 1, Phường 1, TP Cà Mau) và Khu di tích lịch sử cấp tỉnh Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam, tại Ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình.
Ngày 8/2/1955, chuyến tàu cuối cùng chuyển quân ở Nam Bộ từ khu tập kết rời bến Sông Đốc (thị trấn Trần Văn Thời), kết thúc 200 ngày tập kết tại Cà Mau. Thời gian yên bình, tự do,… trong 200 ngày tập kết tuy không dài, nhưng là tiền đề để cấp ủy, chính quyền cách mạng tại Cà Mau củng cố sức dân, gầy dựng lực lượng và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho cuộc kháng chiến lâu dài, góp phần cùng với nhân dân cả nước đi đến ngày toàn thắng.
Kênh Kiểm là một nhánh rẽ của kênh xáng Chắc Băng, dài 4 km, đi qua địa phận các xã: Trí Phải, Trí Lực, Biển Bạch Ðông của huyện Thới Bình. Dòng Kênh Kiểm hiền hòa chứng kiến bao giai đoạn lịch sử và sự đổi mới quê hương.
Tối 15/11, tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã Trí Phải (huyện Thới Bình), Tỉnh đoàn Cà Mau phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tổng kết các hoạt động tái hiện 200 ngày tập kết ra Bắc.
Hòa chung khí thế sôi nổi của tuổi trẻ Cà Mau, tuổi trẻ Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh đang ra sức thi đua lập nhiều thành tích, tích cực phối hợp với các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội địa phương tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 70 năm tập kết ra Bắc tại Cà Mau (1954-2024). Qua đó, góp phần làm sáng đẹp hình ảnh người lính quân hàm xanh, thắt chặt tình đoàn kết quân - dân.
Học sinh Cà Mau giao lưu nâng cao trình độ Tiếng Anh và tìm hiểu về sự kiện 70 năm tập kết ra Bắc.
Sau 1 ngày diễn ra vui tươi, sôi nổi, chiều tối 14/11, tại xã Trí Phải, huyện Thới Bình, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tổng kết, trao giải Hội thi gói bánh tét, làm bánh dân gian. Giải Nhất hội thi thuộc về đội thi Ấp 6, xã Trí Phải.
Tỉnh Cà Mau hiện có hàng chục di tích lịch sử được xếp hạng cấp tỉnh và cấp quốc gia. Việc nhiều di tích đã bắt đầu xuống cấp, hư hỏng nặng do quá trình xây dựng đã lâu là vấn đề được các đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh quan tâm thảo luận tại các kỳ họp. Hiện nay, bằng sự quan tâm và nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, nhiều di tích đang được quan tâm trùng tu, tôn tạo nhằm nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa.
Sáng nay (14/11), Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau tổ chức buổi chuyên đề Vai trò đóng góp của phụ nữ trong sự kiện tập kết ra Bắc và phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, tại xã Trí Phải, huyện Thới Bình.
Đã 70 năm trôi qua kể từ ngày diễn ra sự kiện 200 ngày tập kết ra Bắc tại Cà Mau. Từ đó đến nay, cả nước cũng như tỉnh Cà Mau đã trải qua nhiều chặng đường lịch sử, song đây luôn là một dấu mốc tự hào để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Cà Mau trân trọng lịch sử, tri ân thế hệ đi trước, vững bước vươn lên, phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới.
Trên chuyến tàu tập kết ra Bắc xuất phát từ bến Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) có một món quà rất đặc biệt từ Cà Mau được gửi ra miền Bắc, chuyển tới Bác Hồ kính yêu, đó là cây vú sữa nhỏ xanh non. Món quà giản dị nhưng thể hiện thông điệp thật ý nghĩa: Đồng bào miền Nam luôn nhớ thương Bác, luôn vững vàng một lòng theo Đảng, cách mạng và mong chờ ngày thống nhất hai miền Nam - Bắc.
Những ngày này cách đây 70 năm, tại tỉnh Cà Mau - vùng đất thiêng liêng nơi cực Nam của Tổ quốc đã diễn ra sự kiện đặc biệt: 200 ngày tập kết, chuyển quân ra miền Bắc, thực hiện theo Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, đất nước ta lúc đó tạm thời bị chia cắt thành 2 miền.
Công trình 'Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền nam' tại Cà Mau vừa hoàn thành việc trùng tu, nâng cấp và được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh.
Nhiều công trình, phần việc được đoàn viên, thanh niên (ÐVTN) chung tay thực hiện hướng đến Kỷ niệm 70 năm Sự kiện tập kết ra Bắc.
Ngày 12/11, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức lễ công bố quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và khánh thành bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam; khởi động chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Cà Mau và ra quân hoạt động tái hiện 200 ngày tập kết ra Bắc.
Sáng 12/11, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Lễ khánh thành và công bố xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh đối với di tích 'Bia kỷ niệm Bác Hồ với cây vú sữa miền Nam' tại ấp 10, xã Trí Phải, huyện Thới Bình. Dự lễ có Phó bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đức Hiển; Phó chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Nhung; Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Trung Việt; Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lê Thanh Triều; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân, cùng đông đảo bà con đến mừng sự kiện đầy tự hào này.
Cây vú sữa miền Nam do má Lê Thị Sảnh (xã Trí Phải, huyện Thới Bình, Cà Mau) gửi tặng Bác Hồ trong chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954.
Nằm trong các hoạt động kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc (1954-2024), chiều 12/11, UBND huyện Thới Bình phối hợp với Công ty TNHH Xã hội Tôm chứng nhận Minh Phú tổ chức Hội nghị tổng kết và chia sẻ mô hình tôm - lúa gắn với Lễ công bố trao chứng nhận ASC GROUP và trao giấy chứng nhận sản phẩm OCOP trên địa bàn huyện Thới Bình.