Thị trường thực phẩm chức năng dành cho trẻ em tại Việt Nam đang tồn tại những vấn đề nghiêm trọng về quảng cáo sai sự thật khiến các phụ huynh vô cùng hoang mang.
Theo số liệu hiện tại, thị trường dược phẩm Việt Nam có khoảng 50.000 nhà thuốc, trong đó nhà thuốc nhỏ lẻ chiếm lĩnh phần lớn với khoảng 85% thị phần. Tuy nhiên, các chuỗi nhà thuốc hiện đại đang không ngừng mở rộng, dần gia tăng sự hiện diện và quy mô trong thị trường đầy tiềm năng này.
Các sàn thương mại điện tử phải có trách nhiệm về thông tin các sản phẩm thực phẩm chức năng đăng tải trên sàn.
Người xem cần cảnh giác trước quảng cáo thực phẩm chức năng được gọi là 'tốt nhất', 'cứu tinh', 'cam kết không tái phát', 'chữa dứt điểm'
Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chiều 11-11, nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm tới giải pháp căn cơ để quản lý thực trạng thực phẩm chức năng (TPCN) giả, kém chất lượng, thậm chí có chứa chất cấm vẫn bày bán tràn lan trên thị trường, khiến cử tri vô cùng lo lắng, bức xúc.
Sáng 22/10, Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, trong đó có bổ sung thêm quy định để siết chặt hoạt động mua bán thuốc online trên các sàn thương mại điện tử.
Bộ trưởng Đào Hồng Lan nêu rõ, Bộ Y tế khuyến cáo người dân khi xem các quảng cáo trên mạng xã hội cần lưu ý phân biệt các dấu hiệu vi phạm trong quảng cáo, ví dụ: Uống thực phẩm bảo vệ sức khỏe sau đó sẽ khỏi bệnh, có hình ảnh bác sĩ, nhân viên y tế giới thiệu về sản phẩm...
ĐBQH mong Bộ trưởng Đào Hồng Lan có câu trả lời rõ hơn về trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế trong việc để xảy ra tình trạng quảng cáo, kinh doanh thực phẩm chức năng tràn lan.
Bộ trưởng Bộ Y tế khẳng định, việc bán hàng online các thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đáp ứng đầy đủ các quy định đều là vi phạm.
Chiều 11/11, tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn liên quan đến nhóm lĩnh vực y tế, nhiều đại biểu đã đặt câu hỏi liên quan đến các vấn đề nóng như việc cấm thuốc lá điện tử, nung nóng, tình trạng giả danh bác sĩ bán thực phẩm chức năng (TPCN)...
Phát biểu ý kiến tại hội trường, một số ĐBQH đề xuất không áp dụng việc đấu thầu đối với nhà thuốc hoạt động trong khuôn viên bệnh viện, cơ sở y tế công lập.
Ngày 23/10/2024, Sở Y tế TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị Y tế cơ sở lần thứ I, báo cáo kết quả triển khai Chỉ thị 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư, với mục tiêu nâng cao chất lượng y tế cơ sở trong bối cảnh mới.
Trong công văn mới nhất gởi cho phòng Y tế quận, huyện, TP Thủ Đức và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được ban hành vào ngày 24/10, Sở Y tế TPHCM yêu cầu các đơn vị này phải tiếp tục tăng cường quản lý quảng cáo thực phẩm chức năng trên từng địa bàn quản lý.
Sự xuất hiện của nhà thuốc mới trong môi trường số không chỉ mang đến những thách thức mà còn tạo cơ hội đặc biệt để khai thác công nghệ và đổi mới tư duy quản lý.
Hiện nay, người cao tuổi nhiều vùng nông thôn được mời tham gia chương trình với tên gọi hấp dẫn 'tham quan nuôi cấy đông trùng hạ thảo'.
Ngày 23/10, thông tin từ Tổng cục QLTT cho biết, các lực lượng chức năng tỉnh Tây Ninh vừa triệt phá 2 điểm kinh doanh thực phẩm chức năng (TPCN), mỹ phẩm trên nền tảng số, trị giá khoảng 292 triệu đồng.
Người kê đơn được hưởng lợi nhuận từ 20%-50% giá bán nên việc người bệnh bị kê thuốc bổ đắt tiền cũng không phải là chuyện khó hiểu
UBND tỉnh Yên Bái yêu cầu các sở, ngành, đơn vị liên quan điều tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bán hàng đa cấp, sản xuất, kinh doanh và quảng cáo thực phẩm chức năng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các hành vi cắt ghép hình ảnh của các cơ quan y tế, bác sỹ, cơ quan báo chí, truyền hình…
Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, một cái máy tính bảng và vài thao tác đơn giản là có thể tìm và mua được nhiều loại thuốc, thực phẩm chức năng (TPCN) khác nhau trên mạng xã hội. Từ thuốc điều trị các bệnh lý đơn giản, đến thuốc đặc trị các bệnh nan y như ung thư, tiểu đường, viêm gan B, C... Thậm chí những loại bệnh thầm kín, khó nói cũng có thể giải quyết qua môi trường mạng.
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 4286/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng.
Chương trình truyền hình trực tuyến 'Hiểu và sử dụng thực phẩm chức năng đúng cách trong sức khỏe và làm đẹp' vào 15h ngày 27/6/2024 với sự tham gia của các khách mời đặc biệt hứa hẹn sẽ mang tới nhiều thông tin hữu ích cho độc giả.
ĐBQH cho rằng hoạt động quảng cáo thuốc và thực phẩm chức năng (TPCN) vẫn tồn tại nhiều bất cập. Thực hiện chế độ tiền kiểm mà còn khó quản lý, liệu chuyển sang hậu kiểm có thể quản lý tốt được hay không?
Thực trạng quảng cáo thực phẩm chức năng (TPCN) sai sự thật đã và đang là một vấn nạn. Bất chấp những nỗ lực của các cơ quan quản lý, những cảnh báo từ các cơ sở y tế và các chuyên gia, việc này vẫn chưa có hồi kết.
Cùng điểm qua những nội dung nổi bật trên các đầu báo số ra ngày hôm nay 30/5.
Quảng cáo sai sự thật, lừa gạt, giả mạo, thậm chí đưa ra những 'thông điệp như bom' dội vào nhận thức của người dân là cam kết điều trị dứt điểm không hết, không lấy tiền, thuốc gia truyền 3 đời… đã gây những tác hại nguy hiểm cho xã hội.
Được giới thiệu là máy đo chỉ số cơ thể, chỉ cần nắm vào tay cầm, phóng viên được một người đàn ông mặc áo blouse 'chẩn đoán'' bị máu nhiễm mỡ, thiếu hụt canxi, bệnh dạ dày…
Ban Văn hóa - Xã hội HĐND TPHCM vừa thực hiện chuỗi khảo sát về công tác quản lý kinh doanh dược và việc sử dụng thuốc ở các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố. Thảo luận tại các buổi làm việc, nhiều đại biểu cho rằng còn nhiều bất cập trong công tác kiểm tra, giám sát về thuốc và nhất là công tác kiểm soát giá thuốc vẫn chưa sát sao và đi đúng quỹ đạo. Phóng viên Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với PGS-TS Phạm Khánh Phong Lan, Phó Chủ tịch Hội Dược học Việt Nam, xung quanh vấn đề này.
Đối tượng giả danh bác sĩ bệnh viện tỉnh gọi điện thông báo có chuyên gia về khám và tư vấn mua thực phẩm chức năng. Khi đến khám, người mua hàng sẽ được BHYT trả lại tiền.
Với tâm lý thực phẩm chức năng (TPCN) bổ dưỡng mà không có tác dụng phụ, nhiều người tiêu dùng không tiếc tiền chi cho mặt hàng này. Nếu có thêm nhãn 'xách tay' từ nước ngoài, khách hàng lại càng tin tưởng và mạnh tay mua sắm hơn.
Thực phẩm chức năng không phải thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh nhưng được thổi phồng công hiệu với câu thương hiệu 'nhà tôi 3 đời…'
Mặc dù cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp nhưng tình trạng mua bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, thậm chí cả hàng cấm vẫn được mua bán rất tràn lan trên các sàn thương mại điện tử. Chính vì thế việc tăng cường nhiều giải pháp lành mạnh hóa môi trường thương mại điện tử, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật là vô cùng cần thiết.
Thực phẩm chức năng (TPCN) thường được dùng để hỗ trợ chức năng cho các bộ phận trong cơ thể người, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tuy nhiên, nếu sử dụng tùy tiện sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc do thừa chất, thậm chí biến chứng, có thể dẫn đến tử vong. Do đó, khi sử dụng TPCN vẫn cần có sự tư vấn của bác sĩ.
Tại nước ta, số người sử dụng thực phẩm chức năng đang tăng lên nhanh chóng, ước tính, tỷ lệ này là 80%. Đa số người dân mong muốn sử dụng thực phẩm chức năng để tăng cường sức khỏe, thậm chí, có người còn coi đây là những loại thuốc chữa bệnh.
Mới đâyy, một công ty Dược của Nhật Bản xác nhận đã có 5 người tử vong liên quan đến việc sử dụng thực phẩm bổ sung (thường gọi là TPCN) từ men gạo đỏ. TPCN xưa nay vẫn được cho là 'lành' và được nhiều người ưa chuộng sử dụng để nâng cao sức khỏe.
Ngày 29/3, công ty dược phẩm Kobayashi thông báo đã có 5 bệnh nhân ở Nhật Bản tử vong nghi do dùng sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa beni koji.
Một loại thực phẩm chức năng (TPCN) của Nhật Bản đang bị thu hồi sau khi hơn 100 người nhập viện và 2 người thiệt mạng. Người dân được cảnh báo phải dừng ngay việc sử dụng sản phẩm này và kiểm tra các sản phẩm mình đang dùng xem có thành phần nghi ngờ gây bệnh hay không.
Lợi dụng vào nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng để tăng cường sức khỏe, làm đẹp... của người dân tăng nhanh, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng nhưng lại dán mác nhập ngoại, có dấu hiệu lừa đảo người tiêu dùng. Đây là câu chuyện mà đường dây nóng của chuyên mục Alo cử tri nhận được nhiều phản ánh của người dân trong thời gian gần đây.
Số trẻ em dùng melatonin lúc cha mẹ hoặc người giữ trẻ không để ý đã gia tăng một cách đáng giật mình, mà hậu quả thường là phải đưa trẻ tới phòng cấp cứu và trung tâm chống độc.
Việc lạm dụng thuốc hay TPCN giảm cân có thể mang đến những hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời quý vị cùng lắng nghe cuộc trò chuyện cùng chuyên gia.
Ngày 21/2, Công an huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trần Thị Ngọc Thiện về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm.
Tiếp tục câu chuyện liên quan tới các loại thực phẩm chức năng nghi không đảm bảo chất lượng được bày bán tràn lan trên mạng xã hội, thậm chí trong các nhà thuốc đã được THQHVN phản ánh. Mới đây, cơ quan chức năng tại quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội đã có buổi kiểm tra cơ sở này. Ghi nhận tiếp theo của phóng viên chương trình Alo cử tri.
Vital Enzyme là gì? Là một loại enzyme quan trọng trong cơ thể, có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dưỡng chất.
Là thương hiệu Thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất chiếm thị phần số 1 tại Đức nhưng vào năm 2013, khi mới vào thị trường Việt Nam, Doppelherz vẫn còn rất xa lạ. Chỉ sau 10 năm không ngừng nỗ lực, Doppelherz đã trở thành thương hiệu chăm sóc sức khỏe uy tín, chất lượng cho gia đình Việt.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược kỳ vọng sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý, giúp ổn định thị trường kinh doanh thuốc online hiện nay.
Theo nhiều chuyên gia, việc cấm bán thuốc trên mạng xã hội là cần thiết và nên triển khai sớm để đảm bảo lợi ích, an toàn sức khỏe người tiêu dùng cũng như tránh thất thu cho ngân sách Nhà nước.
Hàng chục tấn hàng giả là thực phẩm chức năng (TPCN) được phát hiện tại trang trại nuôi gà, nuôi lợn với giá thành thuê rẻ ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Trang trại nuôi gà đã được N.V.T sử dụng làm nơi sản xuất thực phẩm chức năng giả với số lượng 'siêu khủng'. Tổng cộng, Đoàn công tác xác định có 50 tấn sản phẩm và máy móc, trong đó 40 tấn là nguyên liệu và sản phẩm. Cơ quan chức năng phải sử dụng 26 xe tải mới chở hết tang vật vụ án.