Việc mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới ngày càng có xu hướng tăng cao. Điều này đặt ra thách thức không nhỏ đối với ngành thuế trong việc thu thập thông tin, quản lý thuế các nhà cung cấp nước ngoài.
Dư luận đồng thuận cao với đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT), đồng thời mong muốn thời gian thực hiện kéo dài hơn để có những tác động mạnh hơn, rõ ràng và hiệu quả hơn.
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) trong 6 tháng đầu năm 2025 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và tiếp tục kích cầu nền kinh tế. Dự kiến số giảm thu ngân sách nhà nước khi thực hiện chính sách này là khoảng 25 nghìn tỷ đồng...
Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ đề nghị xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT), áp dụng cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% xuống còn 8%.
Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, DN chưa hoàn toàn hồi phục, việc tiếp tục gia hạn chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) là cần thiết. Đây sẽ là giải pháp kích cầu tiêu dùng, phù hợp với bối cảnh kinh tế hiện nay.
Với quy mô lao động dưới 200 người, tổng nguồn vốn dưới 100 tỷ đồng hoặc tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng, các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đối mặt với nhiều khó khăn trên thương trường. Ngoài ra, do thiếu tài sản bảo đảm, phương án kinh doanh chưa khả thi, báo cáo tài chính chưa chuẩn xác nên nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp khó trong tiếp cận vốn tín dụng từ ngân hàng.
Nhiều chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả sau bão số 3 đã được Chính phủ ban hành, nhưng tiệm cận thụ hưởng hỗ trợ là bài toán mà DN đang loay hoay tìm cách giải.
Người nộp thuế vẫn mong muốn có thêm những thay đổi để tạo thuận lợi hơn cho quá trình kê khai/nộp thuế.
Ngành thuế đã đẩy mạnh cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính trong quản lý thuế, hoàn thành chương trình cắt giảm đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Thông tin trên được đưa ra tại Diễn đàn Thuế - Hải quan 2024 với chủ đề 'Cải cách Thuế - Hải quan: Vì sự phát triển bền vững của Doanh nghiệp' do Thời báo Tài chính Việt Nam phối hợp với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức chiều 16-10.
Chiều ngày 16/10/2024, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, số 11 Lê Hồng Phong, quận Ba Đình, TP. Hà Nội, Thời báo Tài chính Việt Nam sẽ phối hợp cùng Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức diễn đàn Thuế - Hải quan năm 2024. Diễn đàn năm nay có chủ đề 'Cải cách Thuế - Hải quan: Vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp'.
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm (2004 - 2024) thành lập ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, TS.Tô Hoài Nam - Tổng thư ký kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) đã chia sẻ một số quan điểm về sự đóng góp của khu vực DNNVV đối với nền kinh tế Việt Nam với Thời báo Ngân hàng.
Ngày 09/10, tại Hà Nội, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật TW đã tổ chức Diễn đàn Kinh doanh và Pháp luật năm 2024 với chủ đề 'Chung tay giải quyết các vấn đề pháp lý, góp phần tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp'.
Những năm qua, dưới sự quan tâm của chính quyền Thủ đô, cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Hà Nội đã từng bước tăng trưởng về số lượng và chất lượng, qua đó góp phần vào sự phát triển bền vững của kinh tế thành phố. Thời gian tới, khi nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đang dịch chuyển chuỗi sản xuất thì việc đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng là rất quan trọng.
Những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN) hồi phục sản xuất kinh doanh đang trở nên cấp thiết sau bão số 3.
Chiều 28/9, Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Phan Thiết tổ chức lễ ra mắt Câu lạc bộ Thể thao dưới nước Cà Ty (CaTy Water Sports Club).
Ngày 26/9, tại Hà Nội, ông Nguyễn Bình Minh, Chánh Văn phòng Cơ quan UBTƯ MTTQ Việt Nam đã tiếp nhận 1.400 điện thoại di động thông minh từ Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng SHB trao tặng Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029.
Thời gian qua, nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh các chính sách huy động vốn để nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng nhu cầu tín dụng được dự báo tăng mạnh trong quý 4/2024. Đáng chú ý lãi suất huy động của một số ngân hàng đang có xu hướng tăng trở lại để thu hút dòng tiền nhàn rỗi trong dân cư.
Sau bão lũ, Chính phủ đã liên tục có các cuộc làm việc với các bộ, ngành, địa phương, không kể ngày nghỉ. Kết quả là một nghị quyết gần 20 trang với đồng bộ nhiều giải pháp, sự vào cuộc cả cả hệ thống chính trị, nhằm nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát. Điều này một lần nữa khẳng định, Đảng, Chính phủ luôn sẻ chia, thấu hiểu và đồng hành với nhân dân ở những thời khắc khó khăn nhất.
Sáng ngày 24/9, Báo Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm: 'Doanh nhân Việt Nam với vai trò dẫn dắt các ngành công nghiệp mũi nhọn'.
Ngay đầu tháng 9, siêu bão Yagi mạnh nhất trong vòng 30 năm qua đã đổ bộ trực tiếp vào miền Bắc, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc của nước ta gồm 7 tỉnh và thành phố, trong đó tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh bị thiệt hại nặng nề. Ước tính sơ bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thiệt hại về tài sản do bão số 3 gây ra khoảng 40.000 tỷ đồng. Vực dậy nền kinh tế bằng cách nào? Làm thế nào để người dân, doanh nghiệp có thể phục hồi sản xuất sau ảnh hưởng của bão, lũ? Làm thế nào để tiến gần đến mục tiêu tăng trưởng khi chỉ còn 1 quý nữa là kết thúc năm?
Một trong những ưu tiên hàng đầu trong việc hồi phục kinh tế sau bão là hỗ trợ tài chính, miễn giảm thuế, khoanh nợ, giãn nợ… cho các doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi bão.
Bão số 3 (Yagi), siêu bão có sức càn quét kinh hoàng đổ bộ vào Việt Nam, để lại những hậu quả rất nặng nề. Hàng vạn doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Nguy cơ đứt gãy chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng đang hiện hữu. Sự hỗ trợ của các bộ, ngành, địa phương để doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh là yêu cầu cấp bách đang được đặt ra.
Ông Tô Hoài Nam, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cho biết, vốn, mặt bằng sản xuất kinh doanh... là những khó khăn lớn nhất với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn, phục hồi và từng bước phát triển thì cần có giải pháp đồng bộ 'khơi thông' dòng vốn.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò trụ cột trong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp 45% GDP và là khách hàng chính của các tổ chức tài chính. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn trong tiếp cận vốn. Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam phối hợp cùng các đối tác Visa và Sacombank tổ chức hội thảo để tìm ra hướng đi giải quyết vấn đề này.
Sáng 10/9, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) và Tổ chức Thẻ quốc tế (Visa International) nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên của VINASME số hóa hoạt động thanh toán.
Một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận vốn là bởi thông tin còn thiếu tin cậy. Để khắc phục điều này, doanh nghiệp cần phải nâng cao tính minh bạch, trong đó, không dùng tiền mặt là giải pháp hữu hiệu.
Sáng ngày 10/9 tại Hà Nội, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) và công ty công nghệ thanh toán điện tử Visa phối hợp tổ chức hội thảo 'Giải pháp thanh toán và tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa' nhằm hỗ trợ doanh nghiệp số hóa thanh toán, nâng cao hiệu quả vận hành và tăng trưởng bền vững.
Diễn ra vào ngày 10/9 tại Hà Nội, hội thảo 'Giải pháp thanh toán và tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa' được tổ chức nhằm hỗ trợ các danh nghiệp thúc đẩy giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt cũng như nâng cao khả năng tiếp cận vốn.
Ngay tại thời điểm giữa quý II, nền kinh tế lạc quan khi số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng cao, thúc đẩy các ngành sản xuất tăng tốc, bứt phá.
Đến nay khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ, quy mô ngày càng lớn, góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
Thúc đẩy doanh nghiệp (DN) đổi mới sáng tạo xanh sẽ góp phần quan trọng trong việc hiện thực hóa chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và đưa Việt Nam bắt kịp với xu thế phát triển của thế giới. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều rào cản cản trở DN thực hiện quá trình này, do đó cần có nhiều giải pháp đồng bộ để tháo gỡ.
Kinhtedtohi – Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi được Bộ Tài chính đề xuất giảm mức thuế cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ xuống còn 15-17%. Tuy nhiên, nhiều ý kiến đánh giá mức giảm này chưa đủ hấp dẫn để hỗ trợ các doanh nghiệp, cũng như thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp.
Theo Bộ Tài chính, pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành chưa có chính sách ưu đãi dành cho các đơn vị sự nghiệp công lập, trong khi đây là đối tượng cần được ưu đãi theo định hướng của Đảng và Nhà nước.
Đổi mới sáng tạo xanh đã được các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, quan tâm thực hiện ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, hàng tiêu dùng, xử lý chất thải, năng lượng, chế biến thực phẩm,…
Theo đánh giá của các chuyên gia, tín dụng tiêu dùng luôn đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Trong bối cảnh thị trường bất động sản thiếu khởi sắc, thị trường vàng tiềm ẩn nhiều biến động... thì đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng là một cách luân chuyển luồng vốn, góp phần kích cầu tiêu dùng, tạo động lực phát triển kinh tế.
Thời gian qua, Chính phủ có nhiều quan tâm, ưu tiên hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp (DN) trên cả nước. Tuy nhiên, bài toán về vốn cho sản xuất vẫn đeo đẳng khu vực DN nhỏ và vừa. Đây cũng là điểm nghẽn lớn nhất trong quá trình phục hồi phát triển sản xuất của DN Việt.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm số lượng lớn và được nhiều quan tâm, ưu tiên hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên, bài toán vốn vẫn đeo đẳng khu vực doanh nghiệp này.
TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trao đổi với TBTCVN xung quanh vấn đề tìm giải pháp để doanh nghiệp Việt tận dụng cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp không ít khó khăn trong việc hướng tới hoạt động đổi mới sáng tạo xanh, hướng đi vốn liên quan tới việc ứng dụng sản phẩm, công nghệ và quy trình mới nhằm giảm tác động đến môi trường.
Đổi mới sáng tạo xanh giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường, tăng khả năng sinh lời theo chuỗi giá trị, giúp doanh nghiệp đáp ứng trước các quy định ngày càng nghiêm ngặt hơn của thị trường...
Do hàm lượng công nghệ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn thấp nên hoạt động đổi mới sáng tạo xanh khá hạn chế. Mức độ ứng dụng và cập nhật công nghệ trong doanh nghiệp còn khá thấp, các sản phẩm sản xuất ra có giá trị gia tăng không cao, sản phẩm mới với doanh nghiệp nhưng ít mới với thị trường.
Diễn đàn với chủ đề: 'Tiếp cận vốn - khơi thông điểm nghẽn' vừa được Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) phối hợp với Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 23/7/2024, tại tỉnh Bình Dương - nơi có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hàng đầu cả nước.
Thiếu vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn là 'bài toán khó', đang kìm hãm sự phát triển của nhiều doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.
Ngày 16/7, Hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024-2029.
Tín hiệu kinh tế phục hồi doanh nghiệp công nghiệp trở lại 'đường băng' tăng trưởng và đóng góp tích cực đối với kết quả tăng trưởng chung của cả nền kinh tế.
Hiện, có rất nhiều chủ hộ kinh doanh không muốn chuyển thành doanh nghiệp, vì cho rằng khi 'lớn' thành doanh nghiệp sẽ gặp những rào cản thuế cũng như phát sinh nhiều chi phí.
Các chuyên gia cho rằng, chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ là để doanh nghiệp gặp thuận lợi, lớn lên, chứ không phải ưu đãi để doanh nghiệp cứ nhỏ mãi để hưởng ưu đãi.
Nhu cầu thị trường trong nước thấp là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, khiến các nhà sản xuất phải tính toán kỹ cho kế hoạch cuối năm.