Ngày 27-5, ông Trần Thanh Thành, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) cho biết, huyện đang tập trung vận động các hộ dân vùng đệm của Vườn Quốc gia Tràm Chim mở rộng diện tích lúa sinh thái, từng bước chuyển sang sản xuất hữu cơ, giảm tác động môi trường, góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn với Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ.
Được xem là 'vùng đất trù phú nhất Việt Nam', Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với lợi thế sông nước, đất phù sa và khí hậu hiền hòa đã đóng góp quan trọng vào an ninh lương thực quốc gia suốt nhiều thập kỷ.
Cơ cấu kinh tế khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có sự phụ thuộc vào lĩnh vực nông nghiệp ngày tăng. Cuộc sống của người dân cũng bấp bênh theo mùa vụ và các điều kiện tự nhiên khách quan. Nhưng để xoay chuyển cơ cấu kinh tế hướng đến sản xuất nông nghiệp giá trị cao và bền vững vẫn không phải là chuyện đơn giản.
Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về 'Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội', Hội LHPN huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, đã quán triệt, triển khai thực hiện đến Hội LHPN các xã, thị trấn. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên, phụ nữ tiếp cận nguồn vốn chính sách, ổn định cuộc sống.
Phân bón được đưa vào danh sách chịu thuế giá trị gia tăng (VAT), có hiệu lực từ ngày 1-7 tới. Việc áp thuế này được kỳ vọng hỗ trợ nông dân tiếp cận phân bón với giá cạnh tranh khi doanh nghiệp được khấu trừ thuế. Kết quả thực tế diễn ra theo hướng nào thời gian sẽ cho câu trả lời, nhưng ở thời điểm hiện tại nông dân 'rơi vào cảnh thua lỗ' vì giá phân tăng cao…
Điều chỉnh một số khâu trong hoạt động sản xuất lúa thích ứng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL đã tạo ra thay đổi tích cực cả về hiệu quả kinh tế lẫn môi trường. Đây là hướng đi giúp hiện thực hóa mục tiêu xây dựng thương hiệu gạo Việt phát thải thấp.
Giá lúa gạo trong nước và xuất khẩu đều giảm mạnh so với năm 2024, nhưng theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (Bộ NN-MT), tình hình sẽ khởi sắc từ giữa đến cuối quý 2/2025.
Nhờ nguồn vốn cho vay ưu đãi của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Tam Nông (Đồng Tháp), nhiều người chấp hành xong án phạt tù đã có điều kiện mở cửa hàng sản xuất, kinh doanh, tạo thu nhập ổn định và hòa nhập cộng đồng.
Vườn quốc gia Tràm Chim là đại diện cho hệ sinh thái đất ngập nước tự nhiên cuối cùng còn sót lại của Đồng Tháp Mười xưa. Với hệ sinh thái đa dạng, nơi đây đã được công nhận là khu Ramsar thứ 4 Việt Nam và thứ 2.000 của thế giới. Đứng trước tình trạng sinh cảnh bị suy thoái và khai thác quá mức, UBND tỉnh Đồng Tháp đang nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Tràm Chim với việc nghiên cứu thí điểm chi trả dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước.
Mục tiêu nâng cao thu nhập cho người trồng lúa từng bước hiện thực hóa qua mô hình thí điểm áp dụng giải pháp trọn gói giảm giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.
Qua 3 vụ thí điểm, bộ giải pháp giống - phân bón - kiểm soát dịch hại của các công ty tham gia dự án hợp tác 3 bên (Vinaseed, VFC, Bình Điền II) đã chứng minh hiệu quả khi nông dân giảm chi phí sản xuất xuống còn 16,8 triệu đồng/ha; tăng lợi nhuận lên khoảng 33,9 triệu đồng/ha.
Đây là mục tiêu của Kế hoạch tổ chức dạy bơi an toàn cho trẻ em thuộc Dự án 'Hỗ trợ triển khai các can thiệp hiệu quả và bền vững để phòng chống, đuối nước trẻ em tỉnh Đồng Tháp' năm 2025 (viết tắt là Dự án).
Chiều 26/12, Cơ quan CSĐT Công an huyện Thạnh Hóa, Long An đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Âu Văn Vũ (SN 1977, ngụ thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) và Trần Văn Nhựt (SN 1995, ngụ ấp Tân Hưng, xã Tân Công Sính, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) để điều tra làm rõ về hành vi 'trộm cắp tài sản'.
Trong thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh Đồng Tháp luôn chú trọng khơi dậy, phát huy sức dân trong việc xây dựng các tiêu chí NTM. Nhờ đó, các kết cấu hạ tầng thiết yếu từng bước hoàn thiện, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ngay sau khi công bố Đề án Bảo tồn và Phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia (VQG) Tràm Chim giai đoạn 2022 – 2032, UBND tỉnh Đồng Tháp bắt tay thực hiện ngay các giải pháp, phần việc liên quan như: chuẩn bị chuồng trại; nguồn thức ăn phong phú, thích hợp; tạo môi trường sống lý tưởng cho sếu.
Ngày 10-12, UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết vừa ban hành Đề án bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim.
Đối với người dân Tam Nông, sếu đầu đỏ không chỉ là biểu tượng của sự bảo tồn mà còn mang giá trị tinh thần sâu sắc.
Từng đàn chim nhạn, cò trắng tung cánh bay lên không trung, rồi đáp xuống mặt ruộng để tiếp tục tìm kiếm thức ăn, rất thân thiện với con người, tạo nên một bức tranh quê êm đềm, kỳ thú và đẹp mắt.
Chi cục Thuế khu vực 6 (Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp) vừa thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với 16 người nộp thuế nợ tiền thuế trên địa bàn huyện Tam Nông.
Bằng việc triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang tiến tới một nền kinh tế xanh, thuận thiên…
Ngày 23/7, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp - Lê Quốc Phong thăm, động viên sinh viên tình nguyện mùa hè xanh Trường Đại học Y Dược TPHCM và Trường Đại học Văn Hiến đang tham gia hoạt động tình nguyện tại Đồng Tháp.
Ngày 5/6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Trí Quang cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh có buổi đối thoại công dân để giải quyết khiếu nại về đất đai.
Trên những cánh đồng trơ gốc rạ rộng mênh mông ở các tỉnh Long An, Đồng Tháp… những người chăn vịt đồng lấy trứng vẫn cần mẫn với công việc của mình. Ở đó, họ cùng đàn vịt rong ruổi từ ngày này qua ngày khác, từ mùa khô cho tới mùa mưa…
Cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Tháp vừa xử phạt 2 cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tổng số tiền 130 triệu đồng, tang vật vi phạm trị giá hơn 2 tỷ đồng.
Ngày 19-4, đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm trưởng đoàn đã làm việc tại huyện Tam Nông (Đồng Tháp) về việc xây dựng mô hình canh tác lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh.
Cò ốc có trọng lượng từ 1,2 - 1,5kg, là một loài chim quý đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam, được bảo vệ và nghiêm cấm săn bắt dưới mọi hình thức.
Công tác giảm nghèo ở huyện Tam Nông được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của các cấp ủy, chính quyền, phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể. Các chính sách hỗ trợ kịp thời đến đối tượng thụ hưởng và linh hoạt trong quá trình tổ chức thực hiện của các xã, thị trấn đã mang lại hiệu quả.