Kết phiên 24/9, VN-Index tăng 8,51 điểm lên 1.276,99 điểm. Trong khi đó, khối ngoại lại mạnh tay đẩy bán ròng, mã bị bán mạnh nhất là VIB với 2.750 tỷ đồng.
Thanh khoản vẫn đang chậm lại, trong khi biến động cũng không đáng kể ở nhóm bluechip do nhà đầu tư vẫn đang tìm kiếm những chất xúc tác mới với thị trường. Một vài cổ phiếu ở nhóm xây dựng, khu công nghiệp thu hút dòng tiền, nhưng chưa thực sự tạo đà bùng nổ.
Lực bán gia tăng mạnh khi VN-Index chạm ngưỡng 1.270 điểm khiến thị trường hạ nhiệt trong phiên chiều 18/9.
Sức ép từ bên bán có tín hiệu gia tăng trong phiên chiều nay khi lượng hàng rẻ nhất nhịp điều chỉnh này về tài khoản, nhiều blue-chips tụt xuống khiến VN-Index cũng từ từ thu hẹp biên độ tăng. Tuy nhiên dòng tiền vẫn ổn định, duy trì sắc xanh áp đảo ở cổ phiếu. Chỉ số đóng cửa tăng 5,95 điểm (+0,47%), so với mức đỉnh tăng 12,8 điểm (+1,02%)...
Sau chuỗi tăng ngắn hạn, 3 mã VHM, VIC, VRE họ Vin đã trở nên hụt hơi và lấy đi tổng cộng 0,5 điểm của thị trường. Dù vậy, kết phiên VN-Index vẫn tăng 5,95 điểm lên 1.264,9 điểm.
Dù đã thu hẹp đà giảm đáng kể so với phiên sáng, nhưng VN-Index vẫn mất 1,96 điểm xuống 1.253,27 điểm. Trong đó nhóm ngân hàng và bất động sản là tội đồ đè nặng lên chỉ số.
Hầu hết các nhóm đều kết phiên trong sắc đỏ, cá biệt là ngành ngân hàng và công nghệ gây sức ép lên chỉ số VN-Index.
Thị trường khép lại phiên giao dịch khá nhàm chán khi thanh khoản mất hút, ảnh hưởng bởi tâm lý đứng ngoài của nhà đầu tư do kỳ nghỉ lễ Quốc khánh đang cận kề.
Việc nhóm cổ phiếu có vốn hóa được kéo xanh trong đợt khớp lệnh ATC, giúp cho chỉ số có phiên tăng điểm ở thời điểm đóng cửa. Kết phiên, VN-Index tăng nhẹ nhàng 2,54 điểm.
Sự tích cực lan tỏa trong nhóm bất động sản dưới sự dẫn dắt nhà họ Vin. Trong đó, VHM và VIC đóng góp tổng cộng 1,3 điểm vào chỉ số VN-Index.
CTCP Tập đoàn ST8 đang phải đối mặt với những rủi ro tài chính khi cho 2 cá nhân vay 16,5 tỷ đồng mà không có tài sản đảm bảo. Đồng thời, dự án Trầm Hương Resorts, một trong những dự án chiến lược của công ty với vốn đầu tư lên tới gần 2.000 tỷ đồng đang gặp trở ngại pháp lý liên quan đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, gây nguy cơ trì hoãn và ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển dài hạn của doanh nghiệp.
Với 11ha đất ruộng, nhiều người khuyên ông cho thuê, mỗi ngày cũng bỏ túi tiền triệu nhưng ông bảo: 'Ai chẳng muốn nhàn hạ, ngặt nỗi ngày nào không dậy sớm ra đồng hít thở không khí trong lành, không ngửi được mùi bùn đất, mùi lúa mới là tôi bệnh'. Ông là Nguyễn Văn Đại (Ba Đại), tỷ phú chuyên trồng lúa theo hướng hữu cơ ngụ ấp Ngã Cạy, xã Đông Yên, huyện An Biên (Kiên Giang).
Sắc xanh bao phủ toàn ngành ngân hàng và chứng khoán, thậm chí còn không có mã nào giảm điểm. Kết phiên 9/8, VN-Index tăng 15,32 điểm lên 1.223,64 điểm.
Thị trường khởi động phiên đầu tiên của tháng mới với trạng thái cũ, khi sự thận trọng cao trở lại khiến các chỉ số gần như biến động không đáng kể, ngay cả những mã nhỏ hoạt động mạnh gần đây cũng đang im hơi lặng tiếng càng góp thêm phần vào sự ảm đạm chung.
Công ty Cổ phần Tập đoàn ST8 cho biết doanh nghiệp lãi 345 triệu đồng trong quý 2/2024, tương ứng tăng trưởng 190% so với cùng kỳ. Kết phiên giao dịch 31/7, cổ phiếu ST8 tăng kịch trần 6,88% so với giao dịch trước đó.
Công ty cổ phần Tập đoàn ST8 vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2024 với lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt hơn 17 tỷ đồng, cao gấp 8,5 lần sao với cùng kỳ năm ngoái.
Trong phiên hôm nay, khối ngoại tiếp tục mua ròng gần 1000 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó gần 500 tỷ đồng đổ vào mã HDB của ngân hàng HDBank. Dự kiến vào ngày 26/7 tới đây, Ngân hàng HDBank sẽ thanh toán cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với tổng số tiền lên tới 2.900 tỷ đồng.
Khi lực cầu nhập cuộc tích cực tìm đến các blue-chip đã giúp VN-Index đảo chiều thành công và kết phiên ở mức tăng cao nhất. Dẫn đầu đà tăng hôm nay là nhóm dầu khí, nổi bật là ông lớn PLX.
Phiên 18/7, khối ngoại tiếp tục mua ròng với giá trị 974 tỷ đồng, những mã mua gom chủ yếu HDB 495 tỷ đồng, STB 345 tỷ đồng và ACV 185 tỷ đồng.
Từ khi ST8 trở thành cổ đông lớn đến nay, cổ phiếu CDR của CTCP Xây dựng Cao su Đồng Nai đã có 5 phiên tăng trần trong tổng số 12 phiên vừa qua. Đến phiên 15/7, giá cổ phiếu này tiếp tục tăng trần ngay từ khi mở cửa.
Phiên giao dịch chứng khoán ngày 10/7, thị trường lao dốc do áp lực bán tăng mạnh, cổ phiếu nhiều nhóm ngành chìm trong sắc đỏ khiến VN-Index giảm 7,77 điểm.
Lực bán dâng lên mạnh mẽ vào phiên chiều khiến chỉ số lao dốc, có thời điểm VN-Index mất tới 10 điểm. Kết phiên 10/7, VN-Index giảm 7,77 điểm xuống 1.285,94 điểm.
Nhóm ngân hàng dẫn đầu đà tăng của thị trường, trong đó có VCB, BID, VPB, HDB, MBB nằm trong top 10 tác động tích cực với mức đóng góp tổng cộng 3,9 điểm.
Dù nhích từ từ nhưng thị trường vẫn chưa ngắt mạch tăng từ đầu tuần. Kết phiên 5/7, VN-Index tăng 3,15 điểm lên 1.283,04 điểm với sự dẫn dắt của HVN, FPT, LPB, CTG.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/7, VN-Index tăng 7,06 điểm, nhóm cổ phiếu ngân hàng đã bật lên mạnh mẽ trong phiên chiều, dẫn dắt bởi BID và TCB.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 3/7, VN-Index tăng 7,06 điểm, trong đó nhóm cổ phiếu ngân hàng đã bật lên mạnh mẽ trong phiên chiều, dẫn dắt bởi BID và TCB.
Khối ngoại bán ròng phiên thứ 20 liên tiếp với giá trị 536 tỷ đồng phiên 3/7, trong đó VRE bị bán mạnh nhất với 414 tỷ đồng, theo sau là VHM, MWG, HPG, ACV.
Sau thời gian trầm lắng, nhóm ngân hàng đã dẫn dắt đà tăng của thị trường. Nổi bật là VCB, BID, LPB, HDB, CTG, MBB đóng góp tổng cộng 8,1 điểm cho chỉ số VN-Index.
Phiên hôm nay, khối ngoại bán ròng gần 1.200 tỷ đồng trên sàn HoSE. Đây là phiên bán ròng thứ 17 liên tiếp của nhà đầu tư ngoại.
Lực mua giá thấp và áp lực bán gia tăng khiến thị trường cắm đầu giảm về cuối phiên. Một số ngành tác động tiêu cực là hóa chất, ngân hàng, công nghệ.
Giao dịch chiều nay có sôi động hơn chút ít, nhưng tổng khớp lệnh hai sàn cũng chưa tới 7.500 tỷ đồng, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 5 vừa qua. Cả ngày thanh khoản khớp lệnh chỉ đạt 13.265 tỷ đồng, thấp tương đương tuần cuối trước kỳ nghỉ Tết nguyên đán hồi đầu năm. Nhà đầu tư nước ngoài quay lại nhịp độ bán ròng cỡ ngàn tỷ đồng sau một tuần tạm chững lại...
Tổng giá trị khớp lệnh trong phiên 27/6 giảm tới 31% xuống 17.577 tỷ đồng. Trong khi đó khối ngoại bán ròng phiên thứ 16 liên tiếp với giá trị 1.143 tỷ đồng.
VN-Index nối dài đà tăng lên vùng 1.287 điểm trong sáng 21/6, chỉ số đột ngột xoay chiều sang sắc đỏ xuống 1.282 điểm điểm bởi áp lực bán mạnh dần.
Nhóm công nghệ tiếp đà thăng hoa khi có 10 mã kết phiên trong sắc tím, ông lớn FPT cũng tăng 2,1% lên 136.100 đồng/cổ phiếu và đóng góp 0,9 điểm vào thị trường.
Trái ngược với diễn biến chung của thị trường, nhóm thép nổi sóng và dẫn dắt đà tăng. Đơn cử HPG dẫn đầu đà tăng khi đóng góp 0,5 điểm, HSG và SMC tăng kịch trần.
Phiên giao dịch ngày 7/6, thị trường chứng khoán tăng điểm trở lại ở mức 1.287,58 điểm, tăng 4,02 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản sụt giảm đáng kể.
Dù VN-Index đã vượt mốc 1.285 điểm sau nhiều lần gặp khó nhưng tổng giá trị khớp lệnh trong phiên 7/6 giảm 18% xuống 20.800 tỷ đồng.
Phiên giao dịch ngày 5/6, lực cầu lan tỏa ngay từ khi mở cửa đã giúp thị trường tràn ngập sắc xanh. Về cuối phiên, áp lực bán gia tăng mạnh tại nhóm cổ phiếu bluechip, trong đó các mã: MBB, CTG, STB, ACB, GAS, TPB, VHM, VJC, VPB đảo chiều chìm trong sắc đỏ đã khiến VN-Index hạ thấp độ cao và chốt phiên chỉ còn tăng nhẹ 0,83 điểm, lên mức 1.284,35 điểm.
Nhóm thực phẩm – đồ uống trở thành tâm điểm khi SAB dẫn đầu đà tăng thị trường, bám sát là VNM, các mã MSN, SBT, HNG, QNS, IDI, PAN, VLC cũng tăng điểm tích cực.
Áp lực bán mạnh vào cuối phiên khiến VN-Index chỉ có được mức tăng điểm nhẹ. Khối ngoại tiếp tục chuỗi bán ròng đã kéo dài 8 phiên, nhưng lượng bán ra đã giảm.
Sự tích cực lan tỏa khắp nhóm thép, khối ngoại cũng để ý đến ngành này khi bộ ba HPG, HSG, NKG nằm trong nhóm được gom nhiều nhất.
Thị trường khép lại phiên giao dịch tương đối trầm lắng khi áp lực phân hóa cao đã diễn ra trên bảng điện tử. Điểm nhấn hiếm tại với diễn biến của nhóm cổ phiếu thép và công nghệ - viễn thông.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng phiên thứ 3 với giá trị 1.148 tỷ đồng phiên 28/5, những mã bị đẩy bán mạnh nổi bật là CTG, VNM, HPG, MSN, VIC.
Sau thời gian tăng điểm tốt, thị trường gặp áp lực bán tháo khiến chỉ số lao dốc xuống 1.261,93 điểm. Thanh khoản lên cao nhất trong 1 tháng ở mức 40.720 tỷ đồng.
Mới đây Becamex (BCM) đã công bố nhiều thông tin tích cực trong đó liên quan đến các vấn đề hoạt động kinh doanh và đặc biệt là việc thoái vốn một phần của Nhà nước. Cổ phiếu của công ty này tăng kịch trần trong phiên hôm nay.
Khối ngoại bán ròng phiên thứ 2 liên tiếp với giá trị 819 tỷ đồng phiên 20/5, những mã bị đẩy 'xả' nổi bật là VHM, VNM, MWG, VEA và VPB.
Thị trường tiếp tục điều chỉnh khi nhóm cổ phiếu trụ bị bán mạnh. Tuy nhiên, lực đỡ vẫn rất tốt giúp VN Index hồi mạnh vào những phút cuối và giữ được mốc 1.240 điểm. Trong khi đó, dòng tiền đã tìm đến nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ để tối ưu hóa lợi nhuận giúp nhiều mã tăng mạnh. Khối ngoại bán ròng trên cả 3 sàn với giá trị hơn 1 nghìn tỷ đồng.
Phiên giao dịch đầu tuần, ngày 13/5, thị trường đảo chiều giảm điểm ngay trong phiên sáng và giằng co trong sắc đỏ đến hết thời gian giao dịch dù lực cầu quay lại vào cuối phiên. Chốt phiên, VN-Index giảm 4,52 điểm, về mức 1.240,18 điểm.
Sau hơn 1 giờ 'ru ngủ' rồi đột ngột giảm sâu, thị trường đã 'giật mình tỉnh giấc' nhờ lực cầu được kích hoạt và VN-Index lấy lại mốc 1.240 điểm. Điểm nóng là nhóm cổ phiếu chăn nuôi với đà tăng mạnh cả về giá và thanh khoản.
Thị trường thiếu lực đỡ từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn nên VN-Index kết phiên đầu tuần trong sắc đỏ.
Trong khi nhóm cổ phiếu bluechip gia tăng sức ép khiến thị trường đảo chiều điều chỉnh và VN-Index thử thách mốc 1.240 điểm, thì dòng tiền tiếp tục hướng tới nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ giúp các mã này đua nhau nổi sóng.
Phiên giao dịch ngày 9/5, chỉ số VN Index giảm gần 2 điểm, thanh khoản sụt giảm so với phiên trước. Điểm tích cực là bảng điện tử lại đảo chiều với sắc xanh chiếm ưu thế dù không quá lớn, cũng như dòng tiền đầu cơ chảy khá mạnh vào nhiều cổ phiếu nhỏ.
Một phiên giao dịch tương đối 'bình yên' của thị trường, khi điểm số không biến động quá mạnh, thanh khoản ở mức 'chấp nhận được'. Nhưng dòng tiền lại có phần né tránh các bluechip, cổ phiếu đầu ngành và dành sự quan tâm cho những mã vừa và nhỏ, có tính đầu cơ ngắn hạn cao.
Thị trường gặp áp lực bán khá mạnh nhưng sự tích cực từ nhóm dầu khí giúp VN Index tiếp tục tăng và vượt mốc 1.250 điểm. Trong bối cảnh thị trường giằng co khá mạnh thì khối ngoại tranh thủ xả hàng khi bán ròng tới gần 1,3 nghìn tỷ, tập trung chủ yếu vào VHM.