Do ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV), phía Trung Quốc tiếp tục lùi thời hạn thông quan, hàng nông sản ùn ứ có nguy cơ phải 'quay đầu' tiêu thụ trong nước. Trước tình hình đó, chiều 11-2, Bộ Công thương tổ chức cuộc họp gấp với các địa phương và đại diện một số doanh nghiệp cung ứng nhằm tìm giải pháp đối phó tình trạng trên.
Do ảnh hưởng của dịch nCoV gây ra, lượng hàng hóa nông sản xuất khẩu (XK) sang thị trường Trung Quốc của Đồng Tháp giảm 40%. Theo đó, ngành Công Thương Đồng Tháp đã đưa ra những giải pháp, tìm thị trường XK mới cho các mặt hàng nông - thủy sản.
Những ngày qua, nhiều nông dân rơi vào tình trạng'đứng ngồi không yên' khi nhiều mặt hàng nông sản đã đến ngày thu hoạch nhưng lại 'tắt đường' tiêu thụ do ảnh hưởng dịch đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona. Hiện một số loại nông sản như: khoai lang tím, thanh long ruột đỏ, mít Thái, ổi lê, xoài tượng da xanh dù giá đã rớt chạm đáy nhưng thương lái, vựa thu mua vẫn im bặt khiến nông dân càng lo lắng.
Việc thực hiện các đột phá chiến lược, chú trọng tăng trưởng chất lượng, bền vững và tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát huy đổi mới, sáng tạo... đã đem lại cho ngành Công thương tỉnh Đồng Tháp nhiều thành tựu khởi sắc.
Đồng Tháp là địa phương thuần nông nhưng vẫn bị tác động mạnh bởi cung cầu hàng hóa và giá cả của thị trường. Trong dịp Tết Canh Tý sắp tới, ngành Công Thương và các doanh nghiệp (DN) Đồng Tháp đã chuẩn bị đủ nguồn hàng và bình ổn giá cả.
Ngày 26/12, Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức hội nghị tổng kết ngành công thương năm 2019 và đề ra phương hướng nhiệm vụ trong năm 2020. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thiện Nghĩa đến dự và phát biểu tại hội nghị.
Trong năm 2019, công nghiệp chế biến của Đồng Tháp tiếp tục giữ vai trò động lực tăng trưởng chính của ngành công nghiệp, chiếm 93% tổng giá trị. Các sản phẩm công nghiệp ngày càng được đầu tư phát triển theo chiều sâu, gia tăng hàm lượng công nghệ, chế biến tinh để nâng cao giá trị gia tăng.
Hiện hàng hóa của Đồng Tháp đã có mặt trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; trong đó, châu Á chiếm tỷ trọng 46%, châu Âu 13%, châu Mỹ 35%, thị trường khác 6%.
Trước đây, TP.Sa Đéc ước tính phải chi 5 tỷ đồng/năm chi phí chiếu sáng công cộng. Nhưng những năm gần đây, từ việc chuyển dần sang sử dụng đèn LED cho các công trình chiếu sáng công cộng, địa phương đã tiết kiệm được nguồn ngân sách đáng kể. Đây là giải pháp mang lại hiệu quả về mặt tài chính và góp phần giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đảm bảo an ninh năng lượng cho Quốc gia.
Cùng một loại sản phẩm, nhưng nếu ứng dụng công nghệ và đầu tư hơn vào mẫu mã thì sẽ nâng cao được giá bán. Đặc biệt, việc chủ động phát triển sản phẩm mới sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội sản xuất kinh doanh và cơ hội chiếm lĩnh thị trường trong bối cảnh mới.
Ngày 8/11/2019, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Big C An Lạc - thuộc hệ thống bán lẻ của Central Retail Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc Tuần hàng Đặc sản Đồng Tháp tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2019.
Cùng với Big C An Lạc, sản phẩm đặc sản của Đồng Tháp cũng sẽ được giới thiệu và quảng bá đồng loạt tại hệ thống 37 siêu thị Big C và GO! trên toàn quốc.
Nhằm đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến thương mại, ngày 8-11 tới đây, tỉnh Đồng Tháp sẽ tổ chức Tuần hàng đặc sản Đồng Tháp tại TP. Hồ Chí Minh. Để rõ hơn về hoạt động này cũng như định hướng trong thời gian tới, phóng viên Báo Công Thương đã trao đổi với ông Nguyễn Hữu Dũng - Giám đốc Sở Công Thương Đồng Tháp.
Để tiếp tục hoàn thiện báo cáo đánh giá, từ đó đề xuất kiến nghị chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) giai đoạn sau năm 2020 phù hợp với thực tế. Ngày 31/10, Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị về cơ chế, chính sách quản lý phát triển cụm công nghiệp.
Nâng giá trị gia tăng, đẩy mạnh thương mại hóa nông sản Đồng bằng sông Cửu Long là chủ đề của buổi tọa đàm do Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức, diễn ra chiều 21/10, tại TP. Hồ Chí Minh.
Nhận thấy việc sản xuất theo phương thức cũ không mang lại hiệu quả kinh tế cao, các thành viên Câu lạc bộ khuyến nông xã An Phú Thuận, huyện Châu Thành cùng thành lập mô hình Tổ liên kết sản xuất nhãn Châu Thành (gọi tắt là tổ). Tuy hoạt động chưa lâu, nhưng tổ đã và đang phát huy hiệu quả trong việc liên kết, chia sẻ, giúp các thành viên phát triển kinh tế.
Sau 2 năm triển khai Đề án an toàn điện tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2017 – 2020 (gọi tắt là Đề án) đã cho thấy sự hiệu quả trong việc đảm bảo an toàn cung cấp và sử dụng điện. Để làm được điều này, thời gian qua, Sở Công Thương Đồng Tháp đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án theo lộ trình đề ra đến các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh có liên quan và UBND huyện, thị xã, thành phố nhằm có sự phối hợp thực hiện đồng bộ, hiệu quả.
Cá tra là một trong 5 ngành hàng chủ lực trong Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp.
Trong 6 tháng đầu năm 2019, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng ngành Công Thương Đồng Tháp đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ đột phá theo kế hoạch đề ra và đạt được nhiều kết quả tích cực, qua đó đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của kinh tế của Đồng Tháp.