Ngày 23/5, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala đã kêu gọi các quốc gia 'phi tập trung hóa' chuỗi cung ứng thay vì hình thành các khối để cô lập các nước khác, đồng thời nhấn mạnh đa dạng hóa thương mại là cần thiết để góp phần vào phục hồi và tăng trưởng toàn cầu.
Phát biểu tại phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng WTO về việc bổ nhiệm tân Tổng giám đốc, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai chúc mừng tân Tổng giám đốc và khẳng định Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với bà Ngozi Okonjo-Iweala.
Bà Ngozi Okonjo-Iweala đã làm nên lịch sử khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trở thành người phụ nữ đầu tiên và là người châu Phi đầu tiên giữ chức vụ này.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chính thức được điều hành bởi một nữ Tổng giám đốc gốc Phi đầu tiên trong lịch sử.
Ngày 16-2, CNN cho biết, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã chính thức lựa chọn cựu Bộ trưởng Tài chính Nigeria, bà Ngozi Okonjo-Iweala, là lãnh đạo tiếp theo của tổ chức.
Tại phiên họp đặc biệt ngày 15/2, nhà kinh tế học người Nigeria Ngozi Okonjo-Iweala đã được bầu làm Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
ng viên Ngozi Okonjo-Iweala đến từ Nigeria đã sẵn sàng trở thành người châu Phi đầu tiên và người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo Tổ chức Thương mại Thế giới, sau khi đối thủ Hàn Quốc rút lui vào thứ Sáu (5/2) và Hoa Kỳ đảo ngược sự phản đối trước đó.
Mỹ lên tiếng ủng hộ nhà kinh tế Nigeria - Ngozi Okonjo-Iweala cho vị trí Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
Ngày 19/01, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đưa ra thông điệp cuối cùng của chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Donald Trump về việc bổ nhiệm bà Ngozi Okonjo-Iweala làm người đứng đầu Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), phản đối sự lựa chọn đồng thuận của 160 thành viên khác của WTO, khi mà tổ chức này vẫn đang rơi vào 'khoảng trống lãnh đạo' kể từ lúc cựu Tổng giám đốc Roberto Azevedo từ chức sớm vào cuối tháng 8/2020.
Được thành lập vào tháng 1/1995, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) có trụ sở tại Geneva đặt ra các quy tắc thương mại giữa các quốc gia. Từ năm 1948-1994, Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) đã đưa ra các quy tắc cho phần lớn thương mại thế giới. Sự ra đời của WTO đánh dấu cuộc cải cách lớn nhất của thương mại quốc tế kể từ khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Nhiều tháng qua, cuộc chạy đua vào Nhà Trắng dường như đã 'chiếm sóng' trên khắp các phương tiện truyền thông khiến người ta ít chú ý đến một cuộc bầu cử quốc tế quan trọng khác - cuộc bầu cử Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm điều chỉnh thương mại toàn cầu.
Tiến trình tìm lãnh đạo mới cho Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã gặp trở ngại ở phút chót. Theo nguồn tin China Daily, WTO đã hoãn cuộc họp đặc biệt của Đại hội đồng (dự kiến diễn ra ngày 9-11) nhằm xúc tiến quy trình bầu bà Ngozi Okonjo-Iweala - cựu Bộ trưởng Tài chính Nigeria, làm Tổng giám đốc kế nhiệm của cơ quan này.
Một số nguồn tin cho rằng yếu tố làm chậm trễ quy trình bầu người đứng đầu WTO là do chính quyền Tổng thống Mỹ Trump không thể hiện rõ sự ủng hộ đối với bà Okonjo-Iweala.
Ngày 6-11, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã quyết định tạm hoãn công bố người chiến thắng trong cuộc đua đến vị trí Tổng Giám đốc do tác động của đại dịch toàn cầu Covid-19.
Tiến trình tìm lãnh đạo mới cho Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) gặp trở ngại sau khi Mỹ ngày 28/10 phản đối ứng cử viên Nigeria vào vị trí này và bày tỏ ủng hộ ứng cử viên của Hàn Quốc.
Việc lựa chọn lãnh đạo mới của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) rơi vào tình trạng không chắc chắn hôm 28-10 sau khi Mỹ từ chối đề xuất bà Ngozi Okonjo-Iweala, một phụ nữ Nigeria, làm tổng giám đốc của cơ quan giám sát thương mại toàn cầu này.
Mỹ phản đối nhà kinh tế Nigeria - Ngozi Okonjo-Iweala cho vị trí Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong bối cảnh lo ngại bị Trung Quốc chi phối.
Bên cạnh cuộc đua vào Nhà Trắng, giới quan sát và cộng đồng quốc tế còn đặc biệt quan tâm tới cuộc cạnh tranh chiếc ghế Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) giữa Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee và cựu Bộ trưởng Tài chính Nigeria Ngozi Okonjo-Iweala. Dự kiến, WTO sẽ chính thức công bố kết quả cuối cùng vào đầu tháng 11 tới.
Mỹ tiếp tục đưa ra các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Iran; Tổng thống Nga phê chuẩn sắc lệnh về chiến lược vùng Bắc Cực đến 2035… là những tin quốc tế mới nhất trong ngày 27/10.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang tiến tới một cuộc đụng độ về các ứng cử viên ưa thích của mỗi bên cho vị trí lãnh đạo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khi việc lựa chọn người phụ nữ đầu tiên điều hành trọng tài thương mại toàn cầu bước vào giai đoạn then chốt.
Ngày 08/10, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có trụ sở tại Geneva đã đưa ra tuyên bố chính thức cho biết trong vòng tuyển chọn cuối cùng của vị trí Tổng giám đốc chỉ có hai người phụ nữ là Bà Ngozi Okonjo-Iweala của Nigeria và Bà Yoo Myung-hee của Hàn Quốc. Một trong hai người này sẽ kế nhiệm ông Roberto Azevedo, người đã từ chức sớm hơn một năm so với kế hoạch vào tháng 8 sau khi WTO bị mắc kẹt giữa cuộc chiến thương mại đang leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.
Hai nữ ứng viên cho vị trí tổng giám đốc tổ chức WTO đến từ Hàn Quốc và Nigeria đang bước vào giai đoạn cuối cùng của quá trình bầu chọn.
Vào 08-10, nhóm ứng cử viên lãnh đạo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã bị cắt giảm xuống còn hai người, cơ quan có trụ sở tại Geneva sẽ có nữ tổng giám đốc đầu tiên trong lịch sử.
Nữ Bộ trưởng Bộ Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee đã được chọn là một trong hai ứng cử viên để tranh ghế vào vị trí điều hành Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Sau khi cựu Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox bị loại khỏi danh sách rút gọn, hai ứng viên còn lại cho vị trí tổng giám đốc WTO là bà Yoo Myung Hee và bà Ngozi Okonjo-Iweala.
Người phát ngôn Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thông báo tổ chức này sẽ có nữ lãnh đạo đầu tiên, sau khi hai nữ ứng cử viên gồm Ngozi Okonjo-Iweala của Nigeria và Yoo Myung-hee của Hàn Quốc đã lọt vào vòng cuối cùng trong cuộc chạy đua trở thành tân Tổng giám đốc WTO.
Người phát ngôn Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thông báo tổ chức này sẽ có nữ lãnh đạo đầu tiên, với hai nữ ứng cử viên Ngozi Okonjo-Iweala của Nigeria và Yoo Myung-hee của Hàn Quốc.
WTO sẽ có nữ lãnh đạo đầu tiên, sau khi 2 nữ ứng cử viên là Ngozi Okonjo-Iweala của Nigeria và Yoo Myung-hee của Hàn Quốc đã lọt vào vòng cuối cùng trong cuộc chạy đua trở thành tân Tổng giám đốc WTO.
Các nhà ngoại giao ngày 6-10 cho biết các nước thành viên EU ủng hộ hai ứng viên là nữ giới người Nigeria và Hàn Quốc cho vị trí tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Các đại diện châu Âu ủng hộ ứng cử viên Okonjo-Iweala - cựu Bộ trưởng Tài chính Nigeria - trong bối cảnh có nhiều ý kiến kêu gọi để một đại diện của châu Phi có cơ hội trở thành lãnh đạo WTO.
Trong khi thế giới đang lâm vào cuộc khủng hoảng chưa từng có vì sự xuất hiện của đại dịch COVID-19, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lại phải đương đầu với nhiều khó khăn.
62 tổ chức nông nghiệp đang kêu gọi các quan chức thương mại Mỹ và Quốc hội Mỹ tiếp tục ở lại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong một lá thư ngày 24/9 gửi cho Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và các đại diện Mỹ cùng các thượng nghị sĩ cấp cao của Mỹ, các tổ chức nông nghiệp đã yêu cầu đảm bảo rằng các cải cách trong chính sách của WTO được ban hành, bao gồm việc mở rộng quyền tiếp cận của Mỹ với thị trường nước ngoài và giảm các rào cản thương mại.
Để chọn tân giám đốc WTO, 164 thành viên WTO đã tham vấn bí mật với bộ ba của tiến trình lựa chọn gồm Chủ tịch Đại hội đồng WTO, cùng với 2 điều phối viên là Chủ tịch Cơ quan Giải quyết tranh chấp WTO và Chủ tịch Cơ quan Rà soát chính sách thương mại WTO.
Đại hội đồng WTO nhất trí số lượng ứng cử viên sẽ giảm từ 8 xuống còn 5 và sau đó là 2 ứng viên trước khi đạt được sự nhất trí về ứng cử viên nào sẽ trở thành Tổng giám đốc thứ 7 của WTO.
Việc Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Roberto Azevedo từ chức sớm hơn một năm so với kế hoạch, đã khiến 'cuộc đua' vào chiếc ghế danh giá này nóng bỏng. Ông Azevedo, 62 tuổi, là nhà ngoại giao người Brazil, nhậm chức Tổng Giám đốc WTO kể từ tháng 9/2013. Theo đúng lịch trình thì phải đến tháng 8/2021 mới kết thúc nhiệm kỳ thứ hai của mình.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang trong quá trình lựa chọn ra nhà lãnh đạo mới, người sẽ chịu trách nhiệm điều hành tổ chức vượt qua thời điểm vô cùng khó khăn của thương mại quốc tế.