Lần thứ 2, đồng bào người Chứt tại bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) có người viết tiếp ước mơ vào đại học...
Tại xã Hương Liên, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), mưa lớn lớn kéo dài, nước từ thượng nguồn đổ về ồ ạt đã gây ngập cầu tràn bắc qua sông Ngàn Sâu, khiến bản Rào Tre bị cô lập.
Trong những năm qua, với sự quan tâm của các cấp, các ngành và cán bộ, chiến sĩ BĐBP cắm bản trong triển khai Đề án bảo tồn và phát triển đồng bào dân tộc Chứt, giờ đây, người Chứt bản Rào Tre đã đổi thay từng ngày, đặc biệt, số học sinh trúng tuyển vào các trường đại học đã tăng lên.
Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đang kiên trì, trách nhiệm vào cuộc để chung tay chăm lo về giáo dục, nâng cao đời sống văn hóa và tinh thần cho Nhân dân trên hai tuyến biên giới.
Tết Lấp lỗ được tổ chức vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm với ý nghĩa 'cắm lỗ, gieo hạt', báo hiệu đã hoàn thành việc gieo, trỉa trên nương rẫy.
Dù trong điều kiện nhiều khó khăn nhưng bằng tinh thần trách nhiệm, tình cảm, các đơn vị, tổ chức ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đã nỗ lực kêu gọi nhiều phần quà ý nghĩa để bà con đồng bào dân tộc Chứt được đón tết ấm áp, nghĩa tình.
Về bản Rào Tre vào những ngày này, chúng tôi cảm nhận được không khí đón xuân rộn ràng, vui tươi. Với người dân Rào Tre, xuân năm nay khác hẳn so với những xuân qua bởi đời sống của người dân đã có sự đổi thay đáng kể. Bản làng ngập tràn tiếng cười, sự bình yên hiện hữu trong từng mái nhà sàn.
Thời gian qua, các cấp, ngành, nhất là BĐBP Hà Tĩnh luôn ưu tiên chăm lo, hỗ trợ để các địa phương biên giới củng cố chính trị ở cơ sở, phát triển KT-XH, xây dựng NTM, giữ gìn trị an, đảm bảo an sinh xã hội.
Đến bản Rào Tre, xã Hương Liên (Hương Khê, Hà Tĩnh) trong ngày cuối năm, đâu đâu cũng rộn ràng âm thanh loa đài vọng khắp chân núi Ka Đay.
Bản Rào Tre, xã Hương Liên (Hương Khê, Hà Tĩnh)-bản tái định cư của 46 hộ, với gần 160 nhân khẩu đồng bào dân tộc Chứt nằm nép mình dưới chân núi Ka Đay. Từ khi đồng bào Chứt được Bộ đội Biên phòng và chính quyền địa phương đưa từ sâu trong lõi rừng già về an cư lạc nghiệp nơi thượng nguồn con sông Ngàn Sâu, đến nay đã hơn 3 thập kỷ. Được sự quan tâm, chăm lo của Đảng, Nhà nước và trực tiếp là cấp ủy, chính quyền địa phương và Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Tĩnh, đời sống của đồng bào Chứt nơi đây đang từng ngày khởi sắc, đổi thay.
Người Chứt tổ chức đón tết Chăm Cha Bới với ý nghĩa tạ ơn trời đất đã cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu và chào đón mùa vụ mới.
Sáng 24/12, huyện Hương Khê phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và Tỉnh đoàn Hà Tĩnh tổ chức Tết Chăm Cha Bới cho đồng bào dân tộc Chứt tại bản Rào Tre, xã Hương Liên.
Người Chứt (Hương Khê - Hà Tĩnh) tổ chức đón tết Chăm Cha Bới sau khi mùa màng đã thu hoạch xong để tạ ơn trời đất đã cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu và chào đón mùa vụ mới.
Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) sát với thực tế, nội dung, hình thức tuyên truyền phổ biến đa dạng và gần gũi với người dân, góp phần nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của, giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật ở các địa bàn đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh.
Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đang ngày đêm âm thầm giúp đỡ, hỗ trợ, bảo vệ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở trên tuyến biên giới Việt – Lào để góp phần bảo vệ biên giới.
Dưới chân núi Ka Đay, những người Chứt sống trong hang đá ngày nào đã 'đứng lên' theo Đảng, thành lập Chi bộ Rào Tre, trở thành người tiên phong, đổi mới, đem lại ấm no cho bản làng.
Những phong tục tập quán lạc hậu dần được loại bỏ; những nếp nhà sàn vững chãi, sạch đẹp được mọc lên, nằm san sát, tạo nên diện mạo mới về cuộc sống của đồng bào dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, xã Hương Liên (Hương Khê, Hà Tĩnh).
Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thời gian gần đây, lực lượng Bộ đội Biên phòng đã bám địa bàn, chung sức đồng lòng cùng đồng bào biên giới. Đặc biệt dành nhiều sự quan tâm cho đồng bào dân tộc thiểu số Chứt.
Thông qua giải bóng chuyền hơi kỷ niệm 78 năm thành lập ngành tài chính (28/8/1945 - 28/8/2023), Sở Tài chính Hà Tĩnh đã huy động được 80 triệu đồng để triển khai các hoạt động an sinh xã hội ở Hương Khê.
Lần đầu tiên, chúng ta có một Chương trình mục tiêu quốc gia dành riêng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ủy ban Dân tộc đang nỗ lực và quyết tâm mạnh mẽ phối hợp cùng các bộ, ban ngành để mọi chính sách đến với đồng bào, trong đó có những dân tộc có khó khăn đặc thù như dân tộc Chứt.
Sự kiện những cô giáo 'cắm bản' ở điểm trường bản vùng cao Rào Tre (Trường Mầm non Hương Liên, Hương Khê, Hà Tĩnh) sáng sớm ngày khai giảng lặn lội đến tận nhà bà con dân tộc Chứt đánh thức học sinh rồi tự tay giúp từng em rửa mặt, vệ sinh, mặc quần áo và chở các em đến lớp, vừa kịp hòa chung niềm vui đón chào năm học mới… đã thực sự là một biểu tượng đẹp về lòng 'yêu nghề, mến trẻ', tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực trong công luận. Và thật xúc động khi biết rằng, để bảo đảm mọi trẻ em trong độ tuổi mầm non đều được ra lớp, đã từ nhiều năm nay, các cô giáo nơi bản làng Rào Tre xa khuất này đều phải lặng thầm kiên trì hằng ngày vượt qua 5 - 6 cây số đường rừng đèo dốc quanh co đầy bụi bặm, bùn đất (cho mỗi chiều đi, về) để đến từng gia đình đồng bào dân tộc Chứt, vận động, thuyết phục bà con và trực tiếp đón các em học sinh đến trường. Trước đây, lúc điểm trường chưa tổ chức ăn bán trú cho học sinh, các cô phải đưa đón các em bốn lần một ngày. Nay, khi trường có điều kiện bố trí ăn bán trú, mỗi ngày hai lần, sáng sớm các cô đến từng nhà đón học sinh ra lớp và chiều tan học lại đưa các em về tận nhà…
Tờ mờ sáng, giáo viên đã có mặt tại bản Rào Tre (Hương Khê, Hà Tĩnh) gọi học sinh thức dậy, sửa soạn quần áo và chở các em đi khai giảng.
Các phần quà được hệ thống Trường Mầm non Trí Đức (TP Hà Tĩnh) trao cho điểm trường bản Rào Tre đã nhân lên niềm vui của học sinh dân tộc Chứt khi được học tại ngôi trường mới.
Trạm quân dân - y Rào Tre (Hương Liên - Hương Khê - Hà Tĩnh) từ hàng chục năm qua luôn là nơi chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh miễn phí cho cộng đồng dân tộc ít người cũng như những gia đình chính sách sống trên địa bàn xã Hương Liên.
'Đội quân tiên phong' trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh (Bài 3): Chuyện 'chi bộ gia đình' dân tộc Chứt ở bản Rào Tre
'Thủ lĩnh' mặt trận tận tụy, uy tín với dân bản Rào Tre
Bằng tấm lòng nhân văn, học sinh, giáo viên và phụ huynh hệ thống Trường Mầm non Trí Đức (TP Hà Tĩnh) đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, san sẻ yêu thương tới các bạn nhỏ vùng khó khăn, các bạn nhỏ dân tộc Chứt…
Sau hơn 30 năm hòa nhập với cộng đồng, cuộc sống của người Chứt ở bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) đã có nhiều đổi thay.
Với tấm lòng của người thầy thuốc, trách nhiệm của quân dân, lực lượng quân y biên phòng Hà Tĩnh đang ngày đêm bám trạm, bám địa bàn để chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân trên hai tuyến biên giới.
Đối với người dân tộc Chứt - tộc người duy nhất sinh sống tại bản Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) ngoài Tết Nguyên đán còn có những cái Tết mang màu sắc độc đáo và rất riêng.
Sáng nào cũng vậy, hai cô giáo trường mầm non Hương Liên (thuộc bản Rào Tre, xã Hương Liên, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) ngồi xe máy vượt cung đường dài hơn 3km để đến khu tái định cư đón các cháu dân tộc Chứt đến lớp.
Để các cháu dân tộc Chứt, bản Rào Tre (Hương Khê, Hà Tĩnh) không bị đứt con chữ, hàng ngày các cô mầm non còn thay phụ huynh đưa đón các cháu.