Tôi hoàn toàn bất ngờ khi biết trong đoàn Anh hùng Dũng sĩ miền Nam vinh dự được thăm Bác Hồ năm 1969 có ông Phạm Ngọc Tuấn - Dũng sĩ của Trung đoàn 6 thuộc Quân khu Trị Thiên.
Cách đây 50 năm, ngày 17-5-1974, tại Chiến khu Ba Lòng (nay là xã Ba Lòng, huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị), Quân đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang) được thành lập.
Tại cư gia của CCB Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng ban liên lạc Quân khu Trị Thiên anh hùng, anh em CCB những người từng tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu tại các mặt trận của Quân khu Trị Thiên đã cùng nhau gặp mặt và cùng ôn lại những kí ức hào hùng của một thời 'hoa lửa' kháng chiến chống Pháp của cha anh, chống Mỹ của chúng tôi.
Hàng năm, cứ tới dịp 26/3 tại nhà Cưu chiến binh Nguyễn Ngọc Khôi (trưởng ban liên lạc Quân khu Trị Thiên tại huyện Đông Anh) lại hội tụ các CCB đã từng chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên các chiến trường thuộc Quân khu Trị Thiên, lực lượng quân chính quy đảm nhiệm những chiến trường ác liệt nhất kéo dài từ Quảng Trị tới Đà Nẵng, sau thắng tiến vào thành phố Hồ Chí Minh, góp phần quan trọng giành ciến thắng 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Sáng nay 12/3, tại thôn Cu Hoan, xã Hải Định, huyện Hải Lăng, Ban liên lạc Cựu chiến binh (CCB) Trung đoàn 6 phối hợp với UBND huyện Hải Lăng tổ chức lễ khánh thành Cụm công trình tri ân liệt sĩ Trung đoàn 6 đã hy sinh trong chiến dịch giải phóng đồng bằng Triệu Hải tháng 2/1966. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang dự lễ.
Ngày 15-12-1967, tôi có mặt nhận nhiệm vụ ở Ban Tham mưu Trung đoàn 29 thuộc Mặt trận Bắc Quảng Trị (sau đổi thành Đoàn 8 Quân khu Trị Thiên). Tôi tham gia chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, bắt đầu từ ngày 31-1-1968 tại Thành phố Huế khi vừa bước sang tuổi 20.
Cứ mỗi dịp đón chào xuân mới, mừng kỷ niệm Ngày thành lập Đảng quang vinh cũng là lúc lực lượng thông tin toàn quân nói chung, cán bộ, chiến sĩ Binh chủng Thông tin liên lạc (TTLL) nói riêng thêm khắc nhớ những lời huấn thị quý báu và tình cảm sâu sắc trong thư khen mà Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Bộ đội TTLL ngày 28-1-1969.
Sáng 7/1/2024, tại Hà Nội, Chi hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ thành phố Hà Nội đã long trọng tổng kết hoạt động tri ân liệt sỹ năm 2023, gặp mặt phong trào 'mái ấm gia đình tình nghĩa đồng đội' lần thứ 14 và trao tặng bằng vinh danh những tổ chức và cá nhân tiên tiến thuộc Quân khu Trị Thiên.
Cố Trung tướng Đặng Kinh, nguyên Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Sáng 10/12, tại trụ sở của Công ty thương binh Trường Sơn - Tây Nguyên ( thuộc Sở Thương binh Lao động Xã hội thành phố Hà Nội ) đã long trọng tổ chức lễ kỉ niệm lần thứ 79 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023) và ngày Hội Quốc phòng toàn dân.
Nguyễn Thanh Hiếu, sinh năm 1938, quê ở vùng ven biển Cảnh Dương thuộc thôn Bình An, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, thoát ly năm 1960. Trước khi lên chiến khu, ông mang tên: Nguyễn Văn Chiến. Giải thích lý do ông Nguyễn Thanh Hiếu xâu lỗ tai, ông Nguyễn Thanh Thảo cho biết, cha mẹ tôi sinh 6 người con. Do 4 người con đầu toàn gái, sợ khó nuôi nên khi sinh anh Chiến (tức Hiếu), mạ tôi cho bấm lỗ tai.
Nhân dịp tưởng nhớ 50 năm ngày mất của Liệt sĩ - Thiếu tướng Lê Chưởng (1973-2023), ngày 26/11, Ban Liên lạc truyền thống cựu chiến binh (CCB) Quân khu Trị Thiên và gia đình tổ chức lễ khánh thành Nhà tưởng niệm Liệt sĩ - Thiếu tướng Lê Chưởng tại thôn Long Quang, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong. Là một tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Giáo dục, ông Lê Chưởng còn sáng tác văn học mà nổi bật là tập ký 'Đất nước vào xuân', do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành năm 1979.
Ngày 16/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thảo khoa học thông qua hồ sơ Di tích lịch sử chiến thắng Đăk Pek đề nghị xếp hạng cấp quốc gia.
Ngày 20/9, Hội Chiến sĩ thành cổ Quảng Trị -1972 huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2023-2028.
Tấm bia đá nặng 22 tấn khắc bài thơ 'Hương thầm' của nữ thi sĩ Phan Thị Thanh Nhàn ở Nghĩa trang Liệt sĩ (NTLS) A Lưới không chỉ dành cho em trai mình, mà còn tưởng nhớ những người đã ngã xuống vì khát vọng thống nhất non sông. Ai trở lại chiến trường xưa, ai tìm kiếm thông tin liệt sĩ ở vùng đất này đều ghé đến dâng hương, chiêm nghiệm trước tấm bia để nhớ về một thời đi theo tiếng gọi non sông…
Trở về cuộc sống đời thường sau những năm tháng cùng đồng đội vào sinh ra tử ở các chiến trường để giành nền độc lập cho dân tộc, những người có công với cách mạng của huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) tiếp tục góp sức xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Từ bản lĩnh được tôi rèn trong quân ngũ, khi trở về với cuộc sống đời thường, thương binh Đặng Văn Diên lại tiếp tục xông pha trên mặt trận kinh tế. Ông không chỉ làm giàu cho gia đình, quê hương mà còn khẳng định bản lĩnh, ý chí vượt khó vươn lên của 'Người lính cụ Hồ'.
Sáng 9-7, Ban liên lạc truyền thống Cựu chiến binh Quân khu Trị Thiên tại Gia Lai tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 55 năm chiến thắng Đường 9-Khe Sanh xuân-hè năm 1968.
Cách đây tròn 50 năm, ngày 26-4-1973, Trung đoàn 4, Quân khu Trị Thiên (tiền thân của Đoàn Kinh tế-Quốc phòng (KT-QP) 4, Quân khu 4) được thành lập. Kể từ đó, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, nhân viên đơn vị đã lập nhiều chiến công, thành tích tiêu biểu, xây đắp nên truyền thống quý báu 10 chữ vàng 'Đoàn kết-kiên cường-vượt khó-lập công-quyết thắng'.
Từng bán đến 5 mảnh đất có giá trị ở Hà Nội, đổi tới 8 lần xe ô tô, trung bình mỗi năm chi gần 700 triệu đồng... chỉ để làm thiện nguyện và tri ân liệt sĩ, hơn 20 năm qua, hàng trăm mảnh đời có hoàn cảnh khó khăn được ông giúp đỡ, đùm bọc.
Đây là dịp ôn lại truyền thống hào hùng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và đặc biệt là giá trị trong chiến thắng của Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1968 trên mảnh đất Thừa Thiên Huế.
Sáng ngày 31/1, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, Ban liên lạc Cựu chiến binh (CCB) Quân khu Trị - Thiên (B4-B5 tại Quân khu 4) tổ chức buổi gặp mặt giao lưu truyền thống nhân dịp kỷ niệm 55 năm Tổng tấn công và Nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 (31/1/1968 - 31/1/2023).
Sáng nay 25/10, tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Cam Lộ, Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMT Tổ quốc Việt Nam huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức lễ truy điệu và an táng 8 hài cốt liệt sĩ do Đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Sư đoàn 968 (Quân khu 4) tìm kiếm, quy tập được trên địa bàn thôn Bản Chùa, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam đến dâng hoa, dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ.
TTH - K32 là Tiểu đoàn DKB độc lập trực thuộc Quân khu Trị Thiên. Tiểu đoàn lúc ấy do ông Tô Thống (quê Thanh Hóa) làm Tiểu đoàn trưởng; ông Phạm Ngọc Bi, nguyên Bí thư Quận 3, TP.HCM làm Chính trị viên. Ông Phạm Thanh Sơn, sau Xuân 1968 là Chủ nhiệm Trinh sát mãi đến cuối năm 1972 mới trở thành Tiểu đoàn trưởng của K32.
Đội Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Sư đoàn 968 - Quân khu 4 vừa tìm được 6 bộ hài cốt liệt sĩ tại khu vực Ngã ba Khe Tắt, thôn Bản Chùa, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Chiều 5/10, Đội Tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ Sư đoàn 968 – Quân khu 4 đã tìm thêm được 1 bộ hài cốt tại khu vực Ngã ba Khe Tắt, thôn Bản Chùa, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
Hôm nay 3/10, thông tin từ Sư đoàn 968 (Quân khu 4) cho biết, đơn vị vừa tìm kiếm, quy tập 4 hài cốt liệt sĩ tại xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ.
Nhân kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7 (1947 - 2022), hôm nay 8/7, đoàn công tác của Tỉnh ủy do UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Quang Tùng làm trưởng đoàn đến dâng hương, tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Cao điểm 689 (huyện Hướng Hóa); Khu di tích thành lập Trung đoàn 6 và Khu di tích thành lập Quân đoàn 2 (huyện Đakrông). Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam tham dự.
Ở tuổi 89, bước chân cựu chiến binh Hồ Văn Với, thôn Cu Tài, xã A Bung, huyện Đakrông vẫn nhanh nhẹn và vững vàng như cây lim, cây huê. Ông đi khắp các bản, làng hướng dẫn bà con cách trồng cây, gây rừng, làm giàu từ những cây gỗ quý. Như cây cổ thụ tỏa bóng mát giữa đại ngàn, hành trình tiên phong làm kinh tế giỏi, nuôi dạy con cái học hành nên người và lặng thầm làm việc nghĩa của ông là điểm tựa cho bà con người đồng bào dân tộc Pa Kô ở núi rừng Trường Sơn tin yêu để từ đó học tập, làm theo…
Trong quá trình đào móng làm nhà, gia đình ông Nguyễn Xuân Quan (thôn Định Xá, xã Cam Hiếu, Cam Lộ, Quảng Trị) đã phát hiện 1 hài cốt liệt sĩ. Sau đó, hài cốt liệt sĩ đã được tổ chức lễ truy điệu và an táng tại Nghĩa trang Liệt sĩ xã Cam Hiếu.