Sáng nay (6/6), gần 103.000 thí sinh trên địa bàn TP Hà Nội đến 201 điểm thi để làm thủ tục dự thi và nghe phổ biến quy chế thi. Tại huyện Ba Vì, tổng số đăng ký dự thi trên địa bàn huyện tại kỳ thi lớp 10 THPT công lập năm 2025 là 3.559 thí sinh.
Giáo viên vùng thuận lợi hỗ trợ giáo viên, học sinh vùng khó không chỉ là việc chia sẻ kiến thức mà còn là hành trình kết nối trái tim đầy nhiệt huyết trong sự nghiệp trồng người.
Phong trào 'Nhà trường cùng chung tay phát triển - thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm' là nét đẹp văn hóa của nhà giáo Thủ đô thời kỳ hội nhập.
Hơn 1.200 cơ sở giáo dục Hà Nội đã giao ước liên kết, hơn 2.000 hoạt động chuyên môn, gần 150.000 lượt giáo viên chia sẻ, học tập thông qua phong trào nhà trường cùng chung tay phát triển - thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm.
Tinh thần đoàn kết, trách nhiệm giữa các nhà giáo tăng, khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa các trường địa bàn nội thành và ngoại thành giảm.
Khi triển khai Chương trình Nông thôn mới, nhiều địa phương của Hà Nội đã tích cực đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất cho các trường học.
Nhằm giải quyết tình trạng thiếu giáo viên, Chính phủ đề nghị Quốc hội quyết định việc thí điểm tuyển giáo viên trình độ cao đẳng thay vì đại học để dạy một số môn ở Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho học sinh, giáo viên là một trong những giải pháp mạnh mẽ được các trường học tại Thủ đô Hà Nội thực hiện trong thời gian qua.
Trong thời đại hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc học ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh trở thành nhu cầu thiết yếu của người dân.
Hà Nội triển khai kế hoạch thu hẹp khoảng cách về chất lượng dạy, học ngoại ngữ, nâng cao năng lực ngoại ngữ tại tất cả các vùng, miền.
Ngày 9/1, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức Hội nghị bàn giải pháp để thu hẹp khoảng cách chất lượng dạy và học ngoại ngữ giữa các trường nội và ngoại thành với sự tham gia của hàng nghìn giáo viên, hiệu trưởng các nhà trường.
Kinhedothi - Với vị thế dẫn đầu cả nước, giáo dục Thủ đô đặt ra yêu cầu đổi mới mạnh mẽ nhằm đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của xã hội. Trong bối cảnh hiện nay, thu hẹp khoảng cách giáo dục ngoại ngữ giữa nội thành và ngoại thành là vấn đề đặc biệt được quan tâm.
Nhằm từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học, Hà Nội triển khai kế hoạch thu hẹp khoảng cách về chất lượng dạy, học ngoại ngữ.
Năm 2024, giáo dục huyện Ba Vì ghi dấu ấn, vươn lên vị trí 15/30 quận, huyện, thị xã của Hà Nội, tăng một bậc so với năm trước. Đặc biệt, việc đổi mới trong dạy và học tiếng Anh ở các cấp học không chỉ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, mà còn giúp xóa 'vùng trũng' ngoại ngữ ở huyện miền núi của Thủ đô.
Trước nhiều khó khăn về điều kiện học tập, cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên, huyện Ba Vì (Hà Nội) đã thực hiện những giải pháp riêng để hướng tới mục tiêu đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong nhà trường.
Qua gần 2 năm triển khai, đến nay, phong trào 'Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm' của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội bước đầu cho thấy hiệu quả chất lượng học tập cũng như những đổi thay về diện mạo của nhiều ngôi trường ở vùng khó khăn. Đây là phong trào có ý nghĩa lớn, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học ở Hà Nội.
Trong thời gian qua, nhiều trường học trên địa bàn huyện Ba Vì đã tích cực triển khai các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Một trong những hoạt động nổi bật là cuộc thi thời trang từ vật liệu tái chế, thu hút đông đảo học sinh tham gia.
Trong chuyến thăm cách đây 65 năm, Bác Hồ đã nhắn nhủ: Làng Bát Tràng mới phải làm sao trở thành một trong những làng kiểu mẫu ở nước Việt Nam mới, nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tháng 10/1954, khi Thủ đô được giải phóng cũng là lúc đánh dấu sự ra đời của ngành GD-ĐT Hà Nội.
Dù đã có quyết định sáp nhập địa giới hành chính cấp xã nhưng các địa phương vẫn giữ chủ trương không sáp nhập trường học.
Các trường trên địa bàn Hà Nội linh hoạt hình thức dạy học sau lũ, đối với nơi ngập sâu thầy cô nhanh chóng dọn dẹp sau khi nước rút để học sinh sớm tới trường.
Ngày 11/9, Hà Nội có 157 trường không tổ chức học trực tiếp do ảnh hưởng nặng nề của mưa bão. Đa số các trường đều chuyển sang học trực tuyến.
Trước tình trạng mưa lũ kéo dài gây ngập úng, nhiều trường phổ thông trên địa bàn TP Hà Nội đã cho học sinh học online ngay từ sáng nay (11/9) để bảo đảm an toàn.
Trước nguy cơ mưa lớn còn kéo dài gây ngập úng cục bộ, số lượng trường bị ảnh hưởng của thiên tai có thể tiếp tục tăng, Sở GD&ĐT Hà Nội vừa chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, các trường học trực thuộc rà soát hạ tầng, sẵn sàng kế hoạch chuyển sang dạy học trực tuyến.
Trước nguy cơ mưa lớn còn có thể kéo dài gây ảnh hưởng đến việc học tập trực tiếp tại trường, các trường ở xã đảo Minh Châu (huyện Ba Vì) sẽ chuyển sang dạy học trực tuyến từ ngày 11-9.
Ngày 8/9, nhiều trường học đã huy động cán bộ, giáo viên, nhân viên tới trường dọn dẹp, tổng vệ sinh sau bão số 3 để sẵn sàng đón học sinh trở lại.
Sáng nay (8/9), 100% các đơn vị, trường học tại Hà Nội khẩn trương kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị, cảnh quan cây xanh; tiến hành triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả, sẵn sàng điều kiện an toàn để sớm đón học sinh trở lại.
Không chỉ có vai trò phối hợp, phụ huynh học sinh hay lãnh đạo ngành Giáo dục các địa phương cần tăng cường giám sát chất lượng bữa ăn học đường.
Sáng 14/8, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2023-2024 và triển khai nhiệm vụ năm học mới. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng yêu cầu, năm học mới Hà Nội có giải pháp giải quyết các vấn đề đang là điểm nghẽn, nâng cao chất lượng đội ngũ, chú trọng giáo dục đạo đức học sinh.
Tại các địa phương dân số cơ học tăng cao, việc bố trí không quá 35 học sinh/lớp gần như là không thể với các trường, nhất là cấp tiểu học.
Thời gian qua, các huyện trên địa bàn Hà Nội đã đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm; phòng, chống ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trong trường học.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ diễn ra vào các ngày 27 và 28-6. Theo ghi nhận của phóng viên Báo Hànôịmới, các huyện của Hà Nội đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, triển khai phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tại các điểm thi...
Huyện Ba Vì sẵn sàng cho kỳ thi THPT năm 2024 bảo đảm an toàn khi có 7 điểm thi với tổng số 162 phòng thi, 3.867 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó 99 thí sinh tự do.
Sáng 7/6, hơn 3.300 thí sinh tại huyện Ba Vì đến phòng thi, điểm thi để làm thủ tục dự thi và nghe phổ biến quy chế thi vào lớp 10.
Tính đến 19h hôm nay, 6-6, 100% điểm thi trên địa bàn thành phố đã hoàn tất công tác chuẩn bị về mọi mặt, sẵn sàng đón thí sinh.
Huyện Ba Vì sẵn sàng cho Kỳ thi vào lớp 10 năm học 2024/2025, bảo đảm an toàn khi có 7 điểm thi với tổng số thí sinh đăng ký dự thi nguyện vọng 1 là 3.511 thí sinh, tăng 293 thí sinh so với năm 2023.
Nhiều ý kiến cho rằng, UBND TP Hà Nội quyết định thi 3 môn vào lớp 10 THPT năm 2024 là phù hợp với thực tế, tạo sự ổn định về tâm lý cho các thí sinh.
Ngày 23/3, UBND huyện Ba Vì tổ chức Ngày hội Công nghệ thông tin (CNTT)) và STEM ngành GD&ĐT Ba Vì năm học 2023-2024.
Ngày 23/3, UBND huyện Ba Vì (Hà Nội) đã tổ chức Ngày hội Công nghệ thông tin và STEM năm 2024 với nhiều mô hình công nghệ được áp dụng vào thực tế.
19 giờ 00 mỗi ngày, khi hiệu lệnh học tập vang lên trên hệ thống loa truyền thanh, tất cả học sinh trên địa bàn lại ngồi vào bàn học.
Sáng 24/1, bản tin thời tiết sáng trong chương trình 'Chào buổi sáng' trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam thông báo, nhiệt độ tại Hà Nội là 9,2 độ C. Căn cứ quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn thành phố tiếp tục thông báo tới phụ huynh cho trẻ ở nhà để bảo đảm sức khỏe. Các nhà trường cũng đồng loạt chuyển trạng thái, linh hoạt triển khai phương án quản lý, chăm sóc học sinh khi vẫn có gia đình đưa học sinh tới trường.
Trước diễn biến thời tiết rét hại, xuống dưới 10 độ C, các trường học ở Hà Nội thay vì cho học sinh nghỉ học toàn bộ thì đưa ra nhiều lựa chọn cho phụ huynh, học sinh.
Các nhà trường đồng loạt chuyển trạng thái, linh hoạt triển khai phương án khi thời tiết chuyển rét đậm, rét hại.
Tính đến hết năm 2023, toàn huyện Ba Vì (Hà Nội) đã có thêm 25 trường học đạt chuẩn quốc gia, trong đó số trường đạt chuẩn mức độ 2 là 14 đơn vị.
Thanh toán không dùng tiền mặt trong các nhà trường là đòi hỏi tất yếu trong giai đoạn hiện nay, vừa giúp minh bạch trong công tác thu - chi tài chính vừa mang lại lợi ích cho phụ huynh và nhà trường.
Sáng 16/11, UBND huyện Ba Vì đã tổ chức Lễ kỷ niệm 41 năm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và Tuyên dương khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc năm học 2022 – 2023.
Phong trào 'Nhà trường chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm' do Sở GD&ĐT Hà Nội phát động bước đầu đã phát huy hiệu quả.
'Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm' là phong trào có ý nghĩa lớn, nâng cao trách nhiệm của mỗi nhà giáo với tinh thần vì học sinh thân yêu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học ở Hà Nội.
Qua những tiểu phẩm ngắn, học sinh Trường THCS Sơn Đà (Ba Vì, Hà Nội) đã được hiểu rõ hơn về các quy định khi tham gia giao thông.
Sáng 28/10, tại Trường THCS Tây Đằng đã diễn ra Ngày hội STEM cấp THCS huyện Ba Vì năm học 2023-2024 với nhiều mô hình độc đáo.
Bỏ xếp loại tốt nghiệp trung học cơ sở, nơi đồng thuận vì không tạo áp lực cho học sinh, nơi trăn trở 'sợ' học sinh không có động lực học tập.