Yếu tố phát triển bền vững (PTBV) đã trở thành một phần chính trong quá trình ra quyết định của các nhà đầu tư. Do đó, ngày càng nhiều công ty tập trung vào các vấn đề về môi trường, xã hội và quản trị (ESG), và các hoạt động kế toán cũng đang xem xét kỹ lưỡng hơn vấn đề này.
Ngày 8/4 vừa qua, tại Đại hội cổ đông thường niên, Ngân hàng Á Châu (ACB) đã ghi dấu ấn đặc biệt khi trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành đồng thời hai báo cáo quan trọng: Báo cáo thường niên và Báo cáo Phát triển Bền vững (PTBV)…
Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đang trở thành vấn nạn toàn cầu, Liên hợp quốc vừa thông qua Nghị quyết 79/231, trong đó công nhận vai trò quan trọng của các cơ quan Kiểm toán tối cao (SAI) đối với sự phát triển bền vững (PTBV) của môi trường. Động thái này không chỉ nâng tầm vị thế của các SAI trên thế giới, trong đó có Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam và đề cao giá trị của hoạt động kiểm toán môi trường (KTMT) mà còn đặt ra trọng trách nặng nề hơn đối với các SAI...
Cùng tìm hiểu chi tiết hướng dẫn cách lập báo cáo phát triển bền vững để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 1/3/2025 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (TTKT) và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.
Kiến tạo và bảo vệ lợi ích của cổ đông và nhà đầu tư là mục tiêu chiến lược dài hạn của doanh nghiệp. Do đó, tổ chức đại hội đồng cổ đông minh bạch và hiệu quả là nền tảng quan trọng để tạo tiền đề thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế, đáp ứng các yêu cầu và xu thế của thị trường.
Tổ chức ĐHĐCĐ minh bạch và hiệu quả là nền tảng quan trọng để tạo tiền đề thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế, đáp ứng các yêu cầu và xu thế của thị trường.
Mặc dù đạt được nhiều tiến bộ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, Việt Nam vẫn phải đối phó với nhiều thách thức. Để ứng phó với những thách thức, thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, việc đáp ứng nhu cầu tài chính cần được ưu tiên hàng đầu, trong đó các giải pháp về huy động và sử dụng nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà nước là cơ bản cho phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) công bố Báo cáo phát triển bền vững (PTBV) với những cam kết mạnh mẽ trong hành trình chuyển đổi ngân hàng xanh, góp phần vào sự phát triển bền vững và thịnh vượng chung của quốc gia.
Trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu đối mặt với nhiều thách thức, ESG đang trở thành tiêu chuẩn cốt lõi, giúp doanh nghiệp thích nghi với biến động và đảm bảo khả năng tăng trưởng bền vững.
'Hà Nội là Thủ đô của đất nước, do đó, phát triển xanh tự thân trở thành một nhu cầu tất yếu. Chúng ta cần phải có một nhạc trưởng đúng nghĩa để tiến hành công cuộc Chuyển đổi Xanh cho Hà Nội và rộng hơn là cả quốc gia' TS Nguyễn Đức Kiên, khẳng định.
Sáng 16/12, tại Trụ sở Kiểm toán nhà nước (KTNN), Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán (Trường) phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế tổ chức Tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phiên bản cập nhật Khung đo lường hoạt động của cơ quan kiểm toán tối cao (SAI PMF), tình hình áp dụng SAI PMF trên thế giới hiện nay và phân tích dữ liệu lớn của các cơ quan kiểm toán tối cao (SAI) trên thế giới.
Sự chuyển dịch về chính sách ở các nước trong khu vực buộc Việt Nam phải có chiến lược và giải pháp về ESG trong năm 2025.
Ngày 05/12/2024, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank – mã CK: CTG) đã vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết (DNNY) tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Vinamilk tiếp tục năm thứ 9 liên tiếp duy trì thứ hạng cao trong Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững (PTBV) lĩnh vực sản xuất theo Chương trình đánh giá, công bố doanh nghiệp PTBV tại Việt Nam (CSI100) vừa qua. Điểm lại các thực hành phát triển bền vững của thương hiệu tỷ đô này theo 3 tiêu chí đang được quan tâm là E-S-G.
Theo báo cáo của Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), chỉ 20% doanh nghiệp trong ngành dệt may, da giày tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn bền vững quốc tế. Việc chuyển đổi từ phát triển nhanh sang trọng tâm phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn là điều bắt buộc nếu doanh nghiệp không muốn loại khỏi cuộc chơi toàn cầu.
Sáng ngày 05/12/2024, tại Hà Nội, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững - Bộ Công Thương và Tổ chức Sáng kiến và thương mại bền vững (IDH), các Hiệp hội trong lĩnh vực dệt may và da giày (Hiệp hội Dệt may Việt Nam - VITAS, Hiệp hội Bông sợi Việt Nam - VCOSA và Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam- LEFASO) tổ chức Hội thảo quốc tế 'Hợp tác phát triển bền vững ngành Dệt may và Da giày Việt Nam'.
Trong bối cảnh ngành dệt may và da giày đang phải đối mặt với các yêu cầu phát triển bền vững ngày càng khắt khe hơn của thị trường, việc có một khuôn khổ hợp tác vững chắc sẽ tạo điều kiện cho các bên đóng góp ý kiến, nguồn lực cho việc xây dựng các giải pháp toàn diện. Những điều này sẽ giúp ngành không chỉ phát triển bền vững hơn, mà còn đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Sáng ngày 5/12, tại Trung tâm Văn hóa và Hội nghị tỉnh Sóc Trăng diễn tra buổi tập huấn cho các cơ quan truyền thông về phát triển bền vững do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VBCSD-VCCI) và Nestlé Việt Nam phối hợp tổ chức. Chủ đề tập huấn là 'Kiến tạo giá trị xã hội tích cực thông qua nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ'.
Theo giới chuyên gia, nếu doanh nghiệp không tự chuyển đổi xanh thì tiền vào doanh nghiệp không 'xanh' được. Bản thân doanh nghiệp phải chuyển đổi xanh trước, sau đó các nguồn tài trợ cho hoạt động chuyển đổi xanh của doanh nghiệp mới trở thành tài chính xanh.
Thị trường EU không chỉ quan tâm chất lượng sản phẩm, giá thành mà còn là sản phẩm được làm ra như thế nào, người lao động có được bảo đảm điều kiện tối thiểu hay không... Phát triển bền vững là câu chuyện dài hơi nhưng doanh nghiệp cần lưu tâm nếu muốn tham gia cuộc đua thương mại toàn cầu.
Đây là lần thứ 7 liên tiếp Tập đoàn Phenikaa và lần thứ 8 Vicostone góp mặt trong Bảng xếp hạng Top 100 doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam.
Tối 29/11, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam 2024 (CSI 2024) với chủ đề 'Doanh nghiệp vươn mình trong Kỷ nguyên xanh'. Đây là năm thứ 9 CSI được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.
Từ năm 2024, ISC đã trở thành đối tác đầu tiên của EcoVadis tại Việt Nam trong lĩnh vực tư vấn và đào tạo về xếp hạng phát triển bền vững tại các quốc gia Việt Nam, Trung Quốc, Nhật bản, Hàn Quốc và Thái Lan…
Hành trình tạo dựng di sản xanh của doanh nghiệp sẽ không thể bền vững nếu thiếu đi nền móng vững chắc, đó chính là 'sức khỏe' nội tại của doanh nghiệp, được bồi đắp từ năng lực quản trị công ty bền vững. Với hơn 96% doanh nghiệp trong nước là DNVVN, nếu làm tốt doanh nghiệp sẽ tiếp cận nhanh hơn nguồn tài chính xanh.
Sau gần 6 tháng bình chọn, 44 doanh nghiệp xuất sắc nhất trong minh bạch thông tin đã được vinh danh tại lễ trao giải Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) lần thứ 17, tại Đà Lạt.
Sau gần 6 tháng bình chọn, vượt qua hơn 500 doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn, Hội đồng bình chọn đã lựa chọn được 44 doanh nghiệp xuất sắc ở 3 hạng mục Báo cáo thường niên, Quản trị công ty và Báo cáo phát triển bền vững để chính thức vinh danh.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc nóng lên toàn cầu là sự gia tăng khí nhà kính làm biến đổi khí hậu, gây ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề đến kinh tế và xã hội..
Ngày nay chúng ta nghe nhiều về sự nóng lên toàn cầu, với nguyên nhân chính là sự gia tăng khí nhà kính dẫn đến biến đổi khí hậu, gây ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề đến kinh tế và xã hội khắp nơi trên thế giới.
Ngày 25/10, tiếp nối thành công 3 năm qua, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Diễn đàn Luật học Mùa thu (VALF) lần thứ tư, 2024 với một chủ đề rất thời sự là 'Pháp luật trong bối cảnh phát triển bền vững'.
Bà Đặng Huỳnh Ức My, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) TTC AgriS, khẳng định: 'TTC AgriS nhận thức sâu sắc tầm ảnh hưởng và sự lớn mạnh của doanh nghiệp phải gắn liền với sự thịnh vượng toàn diện của xã hội'.
Sau gần 6 tháng chấm và soát xét kết quả vòng sơ khảo, Ban Tổ chức Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024 chính thức công bố danh sách các doanh nghiệp lọt vào vòng chung khảo.
Sổ tay về triển khai và công bố thông tin Môi trường, Xã hội và Quản trị (Sổ tay ESG) vừa chính thức ra mắt cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Thông qua sổ tay này, các doanh nghiệp có thể tiếp cận các hướng dẫn và tài liệu tham chiếu nhằm tích hợp ESG vào chiến lược quản trị và vận hành, qua đó giúp doanh nghiệp ứng phó với các rủi ro và tận dụng cơ hội liên quan đến phát triển bền vững (PTBV).
Ngày 4/10, Sổ tay về triển khai và công bố thông tin môi trường, xã hội và quản trị (Sổ tay ESG) đã chính thức ra mắt cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Thông qua sổ tay này, các doanh nghiệp có thể tiếp cận các hướng dẫn và tài liệu tham chiếu nhằm tích hợp ESG vào chiến lược quản trị và vận hành, qua đó giúp doanh nghiệp ứng phó với các rủi ro và tận dụng cơ hội liên quan đến phát triển bền vững (PTBV).
Dù nhận thấy việc chuyển đổi xanh là vấn đề sống còn, thế nhưng nhiều doanh nghiệp cho biết vẫn còn nhiều vướng mắc, nhất là khi chính sách phần nào đó chưa theo kịp tốc độ và nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
Cuộc đua chuyển đổi xanh, hướng tới Net Zero đang được thúc đẩy mạnh mẽ bởi cam kết của Chính phủ cùng trách nhiệm và áp lực của doanh nghiệp, buộc phải chuyển đổi sang mô hình kinh doanh, sản xuất xanh nhằm đáp ứng với yêu cầu của thị trường.
Việt Nam là quốc gia có mức độ phát thải CO2/tăng trưởng GDP cao trong khu vực châu Á. Để đạt cam kết mức phát thải ròng carbon về 0% (Net Zero) vào năm 2050, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp cần nhanh chóng tăng cường chuyển đổi xanh để giảm lượng carbon khoảng 78%, dù có hàng loạt thách thức phía trước.
Bước tiến lớn của Chỉ thị Báo cáo Phát triển bền vững (CSRD) trong việc đẩy mạnh thực hành phát triển bền vững là nhấn mạnh vào chuỗi giá trị của doanh nghiệp, vốn là yếu tố chính, góp phần tạo ra các tác động của doanh nghiệp lên môi trường và xã hội, thay vì chỉ tập trung vào 'dấu chân' môi trường của bản thân doanh nghiệp.
Vừa qua, Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) lần thứ 11 đã được tổ chức với chủ đề 'Net Zero 2050: Bồi đắp niềm tin – Kiến tạo chuyển đổi'. Trong đó, Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã chia sẻ những kinh nghiệp có giá trị, thể hiện vai trò của một doanh nghiệp luôn gắn trách nhiệm với sự phát triển bền vững cùng cộng đồng.
Thời gian qua, việc triển khai mạnh mẽ khu công nghiệp sinh thái trong khuôn khổ các dự án hợp tác quốc tế đã lan tỏa, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững cho nhiều địa phương, doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp tại Việt Nam.
Hành vi truyền thông, công bố thông tin về phát triển bền vững thiếu cơ sở hoặc gian dối có thể khiến doanh nghiệp đánh mất lòng người tiêu dùng vào sản phẩm, dịch vụ bền vững. Đồng thời, bỏ lỡ cơ hội đón nhận dòng vốn trị giá hàng tỉ đô la Mỹ từ các quỹ nước ngoài.
Việc áp dụng mô hình kinh doanh dựa vào tự nhiên (NbS) mang lại nhiều lợi ích, không chỉ với doanh nghiệp, mà còn tạo ra các giá trị tích hợp đối với người nông dân, nhà khoa học và kinh tế - xã hội đất nước…