Theo UBND tỉnh Bình Định, trong giai đoạn 2020 - 2025, công tác cải cách hành chính (CCHC) tiếp tục được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, chỉ đạo thực hiện quyết liệt. Toàn tỉnh đã hoàn thành 36/38 nhiệm vụ đề ra; 10/16 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch, tạo chuyển biến rõ nét trên nhiều lĩnh vực.
Bình Định vừa công bố kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính giai đoạn 2020-2025 với thành tích nổi bật: hoàn thành 36/38 nhiệm vụ đề ra, đạt và vượt 10/16 chỉ tiêu. Đặc biệt, chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp của tỉnh đạt thứ hạng xuất sắc, liên tục đứng đầu cả nước.
Công tác cải cách hành chính của tỉnh Bình Định liên tục được cải thiện, đặc biệt, chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp đứng đầu cả nước.
Qua kiểm tra, rà soát cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã 'điểm mặt, chỉ tên' hàng trăm dự án chậm tiến độ, xác định nguyên nhân và 'bốc thuốc' để điều trị.
Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam là công cụ khảo sát, đánh giá mức độ hiệu quả của chính quyền địa phương trong việc quản trị, điều hành, cung ứng dịch vụ công, dựa trên ý kiến, trải nghiệm thực tế của người dân. Việc cải thiện chỉ số này nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhân dân.
Theo báo cáo được công bố giữa tháng 4/2025, Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2024 của tỉnh An Giang đạt 42,89 điểm, xếp hạng 40/63 tỉnh, thành phố cả nước (giảm 5 bậc so năm 2023), nằm trong nhóm các tỉnh đạt điểm trung bình thấp; xếp hạng 6/13 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tỉnh Thái Bình cần lấn biển để có không gian mới phát triển và nghiên cứu phát triển giao thông kết nối thuận lợi.
Ngày 12/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đến nay, đồng thời bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo đột phá cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
Trong chương trình công tác tại Thái Bình, sáng 12/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình về kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX (nhiệm kỳ 2020 - 2025) và 4 tháng của năm 2025; phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Với mục tiêu 'Lấy người dân làm trung tâm phục vụ, lấy sự hài lòng của người dân là thước đo đánh giá chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước', huyện Vĩnh Lộc đã thực hiện đồng bộ cả 6 nội dung trọng tâm trong 'Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước' giai đoạn 2021-2030 và đạt được nhiều kết quả nổi bật.
Trong 2 ngày 8 và 9/5, Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin huyện Châu Thành tổ chức hội nghị tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin năm 2025.
Theo kết quả vừa được công bố, chỉ số cải cách hành chính (CCHC, PAR Index) năm 2024 của Đồng Nai có sự cải thiện ấn tượng khi vươn lên thứ 8/63 tỉnh, thành, tăng 24 bậc so với năm trước. Song các chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI); chỉ số sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) lại đang được xếp ở vị trí chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.
Mô hình chính quyền thân thiện, vì nhân dân phục vụ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh được xây dựng và đi vào hoạt động đã phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo thay đổi căn bản từ quản lý sang phục vụ. Hiệu quả từ các mô hình được 'đo' bằng sự hài lòng của người dân.
Để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, thành phố Đông Hà đã triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính (CCHC).
Năm 2024, Ninh Thuận có Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh xếp hạng thứ 5. Đây là năm thứ 4 liên tiếp, Ninh Thuận nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố về chỉ số này.
HNN.VN - Sáng 6/5, UBND thành phố Huế tổ chức họp báo thường kỳ tháng 4 năm 2025. Chánh Văn phòng, người phát ngôn của UBND thành phố Trần Hữu Thùy Giang; Phó Giám đốc Sở Tài chính Trần Công Thích Vương; Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Nguyễn Huy Hiển chủ trì buổi họp báo.
Năm 2024, PCI của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 1,6 điểm so với năm 2023, qua đó đứng thứ 5 cả nước và đứng đầu vùng Đông Nam Bộ.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa công bố kết quả đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số (DTI) của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện trên địa bàn tỉnh năm 2024. Theo đó, Văn phòng UBND tỉnh và TP Thanh Hóa tiếp tục dẫn đầu xếp hạng DTI năm 2024.
Sau 50 năm giải phóng, 28 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, từ một đô thị nhỏ hẹp, hạ tầng thấp kém, kinh tế khó khăn, đến nay, TP Đà Nẵng đã có sự thay đổi ngoạn mục, trở thành một trong những đô thị năng động, hiện đại và đáng sống nhất Việt Nam.
Mặc dù nhiều chính sách đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) đã được triển khai, các chỉ số đánh giá về năng lực cạnh tranh có cải thiện, nhưng môi trường đầu tư kinh doanh tại Thanh Hóa thực tế vẫn còn độ 'vênh' giữa chủ trương và thực tiễn. Việc tập trung tháo gỡ điểm nghẽn về tư duy, về thực tiễn phục vụ DN là cốt lõi để môi trường đầu tư thực sự trở thành lợi thế cạnh tranh của tỉnh.
Đảng ta xác định, từ Đại hội XIV trở đi đất nước sẽ bước vào kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Nhân dân rất phấn khởi và tin tưởng khi Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: 'Sứ mệnh của Đảng hiện nay là phải lãnh đạo, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên giàu mạnh…'. Trong khí thế đó, Thái Nguyên đặt ra mục tiêu tăng trưởng năm 2025 là 'hai con số', thể hiện khát vọng vươn lên chinh phục những đỉnh cao mới.
Theo đánh giá của UBND TP Hà Nội, phần lớn các vấn đề Chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) được công bố gắn bó chặt chẽ với đời sống dân sinh, diễn ra ở cấp cơ sở, nên đề nghị các giải pháp do sở, ngành tham mưu TP nhằm cải thiện Chỉ số PAPI tập trung đầu tư hơn nữa cho cấp cơ sở, gắn trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền cơ sở.
Theo kết quả công bố về Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2024, Hà Nội đạt điểm số 43,7747 điểm; xếp thứ 29/63 tỉnh, thành phố; giữ vị trí nhóm 2 - nhóm Trung bình - Cao. Với kết quả Chỉ số PAPI 2024, Hà Nội đã hoàn thành mục tiêu nhiệm kỳ - xếp thứ 2/6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau thành phố Huế, mới bổ sung năm 2024).
Ngân hàng nội tìm đối tác ngoại; Cải thiện Chỉ số PAPI của Hà Nội: Nỗ lực để kết quả toàn diện hơn; Cơ chế chấp nhận độ trễ trong nghiên cứu khoa học, công nghệ: Tạo động lực bền vững; Công an thành phố Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số: Nâng hiệu quả công tác, tăng chất lượng phục vụ nhân dân… là những tin tức chính trên số báo in Hànôịmới ngày 29-4.
Ngày 28/4, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái đã ký ban hành Kế hoạch khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác cải cách hành chính và nâng cao sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2025 và các năm tiếp theo.
Sau hơn 20 năm kể từ ngày thành lập (1/1/2004), tỉnh Hậu Giang đã có những bước tiến vượt bậc trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế-xã hội đến hạ tầng, khẳng định vị thế là điểm sáng phát triển của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo kết quả công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) ở Việt Nam năm 2024, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục khẳng định vị thế khi nằm trong tốp đầu cả nước với tổng điểm 46,3487 điểm (năm 2023 đạt 45,7875 điểm). Kết quả này thể hiện sự đồng thuận giữa chính quyền và người dân; sự hài lòng của người dân chính là thước đo về hiệu quả quản trị và hành chính công trên địa bàn tỉnh.
Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận những kết quả tích cực trong công tác thu ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho các tháng tiếp theo...
Địa bàn tỉnh Hậu Giang từng là vùng sâu vùng xa và là căn cứ cách mạng những năm tháng chiến tranh. Chia tách từ tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang được thành lập năm 2004 với bao khó khăn. Tuy nhiên, từ một địa phương nông nghiệp truyền thống, Hậu Giang đang từng bước khẳng định vị thế là một trong những đầu tàu tăng trưởng kinh tế của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày 23/4, đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 tỉnh chủ trì cuộc họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức Tọa đàm trực tuyến phân tích Chỉ số PAR INDEX, Chỉ số SIPAS, Chỉ số PAPI tỉnh năm 2024 và công bố Chỉ số cải cách hành chính của các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh năm 2024.