Thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội ghi nhận sự khởi sắc rõ nét ở phân khúc chuyển nhượng, khi dòng tiền có xu hướng dịch chuyển khỏi đất nền sang các sản phẩm cao tầng đã bàn giao, pháp lý rõ ràng và có khả năng khai thác ngay.
Tại phiên họp ngày 29/5, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đa số đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội (NƠXH).
Kể từ cuối năm 2024, thị trường đất nền vùng ven đường Vành đai 4 Hà Nội đang ghi nhận dấu hiệu 'nóng' trở lại, đặc biệt với phân khúc đất đã tách thửa. Các phiên đấu giá và kỳ vọng hạ tầng được đẩy mạnh, đang trở thành chất xúc tác khiến giá đất tăng nhanh chỉ trong thời gian ngắn.
Việc xây dựng một nền hành chính thân thiện là một quá trình liên tục và đầy thách thức, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ từ nhiều cấp độ. Tỉnh Ninh Bình đã và đang chứng minh được cam kết mạnh mẽ của mình trong hành trình này, với minh chứng rõ nét là sự tăng trưởng vượt bậc về Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS).
Hàng nghìn căn hộ tái định cư được đầu tư từ tiền ngân sách bỏ trống nhiều năm chưa đưa vào sử dụng. Hầu hết các công trình đã xuống cấp, hư hỏng trong khi thị trường bất động sản vẫn thiếu hụt các căn hộ thương mại giá rẻ.
Giao dịch nhà đất thổ tại các quận đông dân cư Hà Nội thời gian qua đang ghi nhận xu hướng giảm sau thời gian giá tăng cao đột biến.
Tại phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 5 vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo cương quyết cắt bỏ các thủ tục không cần thiết, trong đó có thủ tục cấp phép xây dựng.
Giá bán và mức độ quan tâm đất nền tại Đông Anh (Hà Nội) có xu hướng tăng mạnh, nhưng nhà đầu tư vẫn dè dặt xuống tiền do giao dịch chưa sôi động và lo ngại nguy cơ 'đu đỉnh'.
Theo chuyên gia, mô hình giao dịch mới sẽ làm chùn tay giới đầu cơ, đặc biệt là các đối tượng chuyên ký gửi nhà, đất tại phòng công chứng. Ngoài ra, đây còn là cơ sở dữ liệu để nhà nước tiến hành chính sách điều tiết thị trường.
Trong chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV diễn ra vào sáng 20/5, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh đã trình bày tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) với nhiều điểm mới, được kỳ vọng sẽ 'mở đường' cho công tác phát triển NƠXH trong thời gian tới. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, để thực sự mang lại hiệu quả thì các cơ chế, chính sách cần có sự đồng bộ cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Dù là phân khúc đang trong giai đoạn ảm đạm nhưng giá nhiều căn shophouse (nhà phố thương mại) tại Hà Nội vẫn đang trên đà tăng trưởng mạnh. Đáng chú ý, có khu vực tăng tới hơn 70% chỉ trong vòng một năm trở lại đây.
Nhiều vướng mắc đang khiến mục tiêu phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 đạt tỷ lệ rất thấp. Doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong quá trình triển khai dự án, dù đây là phân khúc được nhà nước khuyến khích đầu tư.
Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân đưa ra nhiều định hướng và giải pháp mang tính đột phá. Trong đó, lĩnh vực bất động sản (BĐS) sẽ được hưởng lợi đáng kể từ những thay đổi tích cực trong cách tiếp cận và thiết kế chính sách; và những quy định mới được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá cho sự phát triển của thị trường BĐS trong Kỷ nguyên mới.
Để mua được mảnh đất thổ cư có giá khoảng 2 tỷ đồng, ngõ thông, đường rộng, nhà đầu tư sẽ phải tới những huyện cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 km. Giá đất tại đây tuy 'phải chăng', nhưng khả năng thanh khoản lại là một ẩn số.
Vấn nạn khai thác cát trắng trái phép tại một số xã thuộc thị xã Phong Điền và huyện Quảng Điền (TP Huế) diễn ra trong thời gian qua nhưng chưa được xử lý dứt điểm đã gây thất thoát tài nguyên. Theo một cán bộ địa phương, giá cát xây dựng tăng cao là một trong những nguyên nhân khiến một số đối tượng bất chấp khai thác trái phép để đưa đi tiêu thụ nhằm thu lợi bất chính.
Dù bị bỏ trống nhiều năm và không có người sinh sống nhưng hàng loạt căn biệt thự, nhà liền kề trong các khu đô thị tại Hà Nội vẫn liên tục tăng giá.
Thị trường nhà phố thuộc các quận trung tâm TP Hà Nội thời gian gần đây ghi nhận mức tăng giá cao, một số khu vực vượt mức 700 triệu đồng/m2 khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
HNN.VN - Chiều 11/5, ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Chương (TX. Phong Điền) thông tin, lãnh đạo thị xã vừa ra quyết định xử phạt hai đối tượng Nguyễn Văn Thuyên (SN 1984) và Nguyễn Văn Quý (SN 1997) cư trú tại địa phương về hành vi vi phạm khai thác khoáng sản trái phép.
Dù được rao bán với mức giá hàng chục tỷ đồng, nhiều căn biệt thự, liền kề tại các khu đô thị Hà Nội lại đang được cho thuê với mức giá chỉ tương đương căn hộ chung cư bình dân, dao động từ 9 đến 13 triệu đồng/tháng. Thậm chí, không ít căn rơi vào tình trạng 'ế khách', dù đã giảm giá sâu.
Từ ngày 1-7-2025, Hà Nội và các địa phương trên cả nước chuyển sang mô hình chính quyền hai cấp, không còn quận, huyện; cùng với đó số xã, phường cũng giảm mạnh. Vì thế, số trụ sở, công trình dôi dư sẽ rất lớn.
Bên cạnh việc siết chặt quản lý đến từ các đơn vị chức năng, người dân cũng cần hết sức tỉnh táo trước những thông tin liên quan đến mua bán nhà ở xã hội để tránh 'tiền mất tật mang'.
Nhiều tòa chung cư cũ ở Hà Nội dù chưa có sổ đỏ và đã xuống cấp theo thời gian, nhưng giá bán vẫn tăng vọt, thậm chí nhiều nơi còn 'hét giá' cao hơn chung cư mới.
Một trong những mục đích chính của quy định về diện tích đất được tách thửa trên địa bàn TP Hà Nội, có hiệu lực từ ngày 7/10/2024, là để giãn dân nội đô và góp phần hạn chế tình trạng phân lô, bán nền tràn lan, gây nhiễu loạn thị trường nhà đất. Tuy nhiên, sau hơn nửa năm triển khai thực hiện đã nảy sinh một số vướng mắc, cần có giải pháp để khắc phục.
Cứ mỗi khi có dự án được triển khai là giá đất nền xung quanh lại 'dậy sóng' khiến giá bất động sản tăng cao nhiều khi tới mức phi lý. Cơn sốt đất nền 'ăn theo' dự án như con dao 2 lưỡi, vừa đem nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro nếu nhà đầu tư không có sự tính toán kỹ lưỡng.
Nhiều khu tập thể trên địa bàn quận Cầu Giấy. từ lâu đã cho thấy sự xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho cư dân.
Thanh tra Chính phủ vừa công bố kết luận thanh tra việc xây dựng 2 'đại dự án' Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 đặt tại tỉnh Hà Nam, trên tinh thần: rõ nguyên nhân, rõ sai phạm, rõ trách nhiệm, rõ thiệt hại và rõ lãng phí, nhiều nội dung sai phạm đã được làm sáng tỏ.
Trong bối cảnh giá chung cư tại trung tâm Hà Nội leo thang, nhà đầu tư bắt đầu chuyển hướng tìm kiếm cơ hội tại các vùng ven, nơi có mức giá hợp lý, quỹ đất nhiều cùng dư địa tăng trưởng lớn.
Cơ chế đặc thù là yếu tố then chốt, đẩy nhanh quá trình phê duyệt và giải quyết các vướng mắc pháp lý để thúc đẩy tiến độ các dự án đang trì trệ.
Phân khúc đất nền ven dự án đường Vành đai 4 thời gian qua liên tục tăng giá, một số khu vực cán mốc 200 triệu đồng/m2.
Bộ Xây dựng đang nghiên cứu để thành lập Quỹ nhà ở quốc gia, nhằm gia tăng nguồn cung nhà ở giá rẻ, phục vụ nhu cầu của đại bộ phận người dân tại các đô thị lớn.
Đánh thuế bất động sản thứ 2 có thể khiến những nhà đầu tư thực sự rút khỏi thị trường, tính thanh khoản bất động sản yếu đi và thị trường bất động sản sẽ trầm lắng, tác động đến nhiều ngành nghề trong nền kinh tế.
Những căn hộ 2,5-3 tỷ đồng hiện được xếp ở nhóm 'giá rẻ', trong khi mức giá này là thách thức cả nhóm có thu nhập khá trong xã hội.
Thành phố Hà Nội đang tập trung nhiều giải pháp tăng nhanh nguồn cung nhà ở xã hội; nổi bật là chủ trương xây dựng các khu nhà ở xã hội tập trung quy mô lớn, khắc phục nhược điểm nhỏ lẻ, cục bộ.
Giá nhà riêng trong ngõ tại các quận trung tâm Hà Nội thời gian qua liên tục tăng cao, nhiều căn đang được rao bán với mức giá hàng chục tỷ đồng.
Lịch sử chứng minh sáp nhập tỉnh thành không tạo nên cơn địa chấn về giá đất, bởi bản chất sáp nhập chỉ mở rộng không gian phát triển, không làm thay đổi toàn bộ cục diện kinh tế.
Dù chưa có kết luận cuối cùng về thông tin về tinh gọn bộ máy, thay đổi địa giới hành chính nhưng một bộ phận môi giới, đầu cơ đã lợi dụng chiêu trò tung tin sáp nhập tỉnh, thành gây nhiễu loạn thị trường nhà - đất.
Thị trường bất động sản tại nhiều địa phương bỗng 'nóng' trở lại khi giá đất tăng, nhiều nơi xuất hiện nhiều người hỏi mua bán đất. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo, 'cơn sốt' này có thể chỉ là phản ứng tâm lý ngắn hạn, tiềm ẩn rủi ro cho những ai lao vào cuộc đua mà chưa kịp cân nhắc kỹ lưỡng.
Ngay từ những ngày đầu năm 2025, thị trường bất động sản (BĐS) đã chứng kiến hàng loạt các dự án lớn được mở bán, triển khai đầu tư, cũng như khởi động trở lại sau một thời gian dài nằm 'đắp chiếu'.
Quỹ nhà ở quốc gia đang được Bộ Xây dựng gấp rút triển khai thực hiện trong tháng 3 này, nhận được sự quan tâm và ủng hộ từ dư luận. Đây là giải pháp quan trọng vừa giải quyết bài toán nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp tại các đô thị lớn, vừa giúp cân bằng thị trường bất động sản hiện nay.
Công ty CP Thời đại mới T&T đã mua lại 75 ha đất, trong đó có 42 ha đất ở để xây chung cư và các sản phẩm thấp tầng.
Theo các chuyên gia, việc thành lập quỹ nhà ở quốc gia sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển tích cực và là giải pháp đột phá để người dân dễ an cư.
Trong bối cảnh nghĩa vụ thuế phải thực hiện gia tăng khiến nhiều doanh nghiệp đối mặt với khó khăn, chính sách giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 là sự hỗ trợ thiết thực 'tiền tươi, thóc thật' cho các doanh nghiệp có thêm nguồn lực phục hồi, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng từ 8% năm nay.
Dù hiện trạng xuống cấp, ẩm thấp và được cơi nới thêm diện tích sử dụng, nhưng nhiều căn nhà tập thể cũ tại các quận trung tâm Hà Nội đang được rao bán với mức giá trên 100 triệu đồng/m2, khiến nhiều người không khỏi bất ngờ.
Từ khi TP Hà Nội chốt phương án và thời gian khởi công câu Tứ Liên đất nền các khu vực có tuyến đường mới đi qua ghi nhận mức tăng trưởng cao.
Trên cơ sở đề xuất việc giảm tiền thuê đất năm 2025, Bộ Tài chính đề xuất dự thảo Nghị định quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2025.
Sau khi bị 'chững' lại một thời gian ngắn trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ, những tháng đầu năm 2025 thị trường đất nền khu vực ngoại thành Hà Nội lại có dấu hiệu 'nóng' lên, do tác động của nhu cầu đầu tư và sự thay đổi về pháp lý liên quan đến Bảng giá đất mới.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) gặp nhiều khó khăn về thanh khoản, tín dụng và pháp lý, nhiều DN trong ngành đang đẩy mạnh hoạt động Mua bán & Sáp nhập (Mergers & Acquisitions – M&A) để tái cơ cấu, mở rộng quỹ đất và tìm kiếm cơ hội phát triển.
Chính sách giảm tiền thuê đất sẽ tạo thêm cơ hội cho doanh nghiệp phục hồi trong năm 2025, qua đó tạo nguồn thu ổn định và lâu dài cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, việc lựa chọn đối tượng thụ hưởng và thời gian áp dụng chính sách, bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và doanh nghiệp, là vấn đề cần lưu tâm.