Bị cáo buộc nhận hơn 9 tỷ đồng từ Thuận An và 2 nhà thầu, Giám đốc Ban QLDA khai chuyển cho Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh 5 tỷ để hỗ trợ hoạt động chung của tỉnh.
Theo Cơ quan điều tra Bộ Công an, vụ án sai phạm đấu thầu xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An (Tập đoàn Thuận An) và các đơn vị liên quan cho thấy việc 'chạy thầu' - tức tìm kiếm sự thỏa thuận, can thiệp trái phép vào hoạt động đấu thầu - là một thực trạng rất phổ biến. Để trúng thầu, đại đa số các doanh nghiệp phải có 'quan hệ', chấp nhận chi tiền 'cơ chế' cho lãnh đạo các cơ quan có thẩm quyền, xem đây là một phần tất yếu của quá trình đấu thầu, thi công dự án.
TPHCM - 'đầu tàu' kinh tế lớn nhất cả nước đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân, khu vực kinh tế này được coi như trụ cột quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thành phố.
Doanh nghiệp đang tập trung giải quyết hết hàng hóa trong yêu cầu, tận dụng thời gian để sản xuất, xuất các đơn hàng và chuẩn bị phương án cho mức thuế mới.
Chọn kỷ luật học sinh nhẹ nhàng thay vì đình chỉ học, ngành giáo dục đang thay đổi tư duy giáo dục mới: 'Mềm' để 'giữ', không phải 'mềm' để 'buông'.
Cơ quan điều tra - Bộ Công an vừa ra Kết luận điều tra vụ án Thuận An, đề nghị truy tố 30 bị can. Trong đó cựu Trợ lý Nguyên Chủ tịch Quốc hội, cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà bị đề nghị truy tố về tội 'Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi'.
Sau gần nửa năm hoạt động, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo thuộc Bảo tàng Hà Nội đã dần trở thành nơi hội tụ các ý tưởng sáng tạo, kết nối các nguồn lực; nhiều dự án khởi nghiệp sáng tạo đã được kết nối, qua đó chắp cánh cho những khát vọng sáng tạo của cộng đồng.
Cú sốc thuế quan Mỹ đã đặt các doanh nghiệp vào tình huống phải chủ động ứng phó, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, gia tăng nội địa hóa
Trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển mình mạnh mẽ với những yêu cầu ngày càng cao về đổi mới, sáng tạo và hội nhập quốc tế, phát triển khu vực kinh tế tư nhân trở thành một trong những trụ cột quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho TP Hồ Chí Minh.
Dạy 2 buổi/ngày, không thu phí và Nhà nước hỗ trợ bữa trưa vùng biên sẽ là những chủ trương nhân văn của Đảng, chạm tới trái tim hàng triệu gia đình Việt.
Ngày 4-5-2025, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân do Tổng Bí thư Tô Lâm ký, đánh dấu một bước ngoặt mang tính cải cách sâu sắc, tiếp nối và nâng tầm tư tưởng Đổi Mới bắt đầu từ năm 1986.
Các cầu thủ xuất sắc nhất của đá cầu Việt Nam đã được đăng ký để tham dự giải vô địch đồng đội thế giới 2025 diễn ra tại Pháp.
Cộng đồng doanh nghiệp TPHCM phát huy tính tiên phong, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ - dám làm, góp phần thúc đẩy kinh tế Thành phố tăng trưởng 2 con số, để TPHCM vững bước, tự tin tiến vào kỷ nguyên vươn mình cùng dân tộc.
Trước những diễn biến phức tạp của kinh tế toàn cầu và việc Hoa Kỳ áp thuế đối ứng ở mức cao, có thể tác động tiêu cực đến xuất khẩu, Thành phố Hồ Chí Minh đã chủ động đề ra các giải pháp ứng phó toàn diện; đồng thời khẳng định quyết tâm giữ vững mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 ở mức 8,5% như Chính phủ giao, phấn đấu đạt từ 10% trở lên.
Hai mươi lần hiến máu là từng ấy lần trao đi cơ hội sống cho người bệnh cần máu. Với Thượng úy Nguyễn Ngọc Hòa, Bí thư Chi đoàn Phòng Hậu cần (Công an tỉnh), đó là niềm hạnh phúc khi được sẻ chia, làm điều có ích cho cộng đồng.
Hãng thông tấn Mỹ Latinh Prensa Latina nêu bật cách tiếp cận 'linh hoạt, thông minh, tỉnh táo và sáng tạo' của Việt Nam trước chính sách thuế quan mới từ Mỹ.
Trong bối cảnh thuế quan từ Mỹ đã có hiệu lực từ ngày 9/4, giới chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp Việt cần có kế hoạch để ứng phó, kịp thời thích nghi...
Truyền thông Mỹ Latinh nhấn mạnh chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cần chọn giải pháp hiệu quả nhất, cân bằng lợi ích hai bên, giữ vững độc lập, chủ quyền và vị thế quốc gia.
Sáng 9/4, UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học Tăng trưởng kinh tế thành phố trước tác động chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ. Phát biểu tại Hội thảo, các chuyên gia khẳng định, nếu Hoa Kỳ áp mức thuế suất mới thì Việt Nam cũng không quá lo ngại mà cần có sự chủ động ứng phó sớm bằng nhiều giải pháp cụ thể.
Ngày 9/4, UBND TP Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức Hội thảo 'Tăng trưởng kinh tế thành phố trước tác động chính sách thuế quan mới của Mỹ'. Hội thảo xoay quanh các kịch bản tăng trưởng và giải pháp trước mức thuế đối ứng 46% mà Mỹ dự kiến áp dụng với hàng hóa Việt Nam.
Ngày 9/4, UBND TPHCM chủ trì tổ chức Hội thảo 'Tăng trưởng kinh tế TPHCM trước tác động chính sách thuế quan mới của Mỹ'.
Ngày 9/4, UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học 'Tăng trưởng kinh tế TP Hồ Chí Minh trước tác động chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ'. Tại hội thảo, nhiều đại diện ngành hàng, doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế đã đưa ra các giải pháp nhằm ứng phó với chính sách thuế mới của Mỹ.
Để các hộ kinh doanh thấy chuyển đổi thành doanh nghiệp là một bước phát triển có lợi, Chính phủ cần ưu đãi thuế, ứng dụng thủ tục trực tuyến để hạn chế nhũng nhiễu, đảm bảo cạnh tranh công bằng, minh bạch.
Cộng đồng doanh nghiệp dệt may mong muốn trong ngắn hạn, có thể đàm phán mức thuế của Hoa Kỳ xuống mức 20-25%, đồng thời kéo giãn thời gian áp thuế mới thêm 30-45 ngày.
Chiều 8/4, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh đã tổ chức gặp gỡ, trao đổi với các hội ngành nghề, doanh nghiệp thành phố về khó khăn, tác động khi Hoa Kỳ áp thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I của cả nước ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất giai đoạn 2020-2025. Trong số đó, nhiều địa phương cũng ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất của quý I trong vòng 5 năm qua. Riêng TP Hồ Chí Minh được đánh giá có mức tăng trưởng ấn tượng nhất với 7, 51%.
Muốn doanh nghiệp tư nhân Việt Nam bứt phá, Nhà nước cần cắt giảm thủ tục hành chính, mở rộng kênh tiếp cận vốn, đồng thời tạo động lực bằng chính sách ưu tiên sử dụng sản phẩm nội địa trong các dự án công.
Đề xuất mới đây của Bộ Y tế về việc nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên từ 30% lên 50% đã nhanh chóng lan tỏa như một tin vui lớn, mang đến sự an tâm và hy vọng cho hàng triệu bậc phụ huynh trên khắp cả nước.
Ngày 26/3, sự kiện Họp mặt Ban Vận động thành lập Hội Doanh nghiệp Xanh TP.HCM đã diễn ra thành công, đánh dấu bước khởi đầu cho một hành trình tập hợp lực lượng doanh nghiệp tiên phong theo đuổi mô hình kinh doanh bền vững, thân thiện với môi trường.
Có nhiều việc phải làm để mở lối đi mới cho doanh nghiệp nhỏ có thể 'sinh tồn' trong bối cảnh còn những thách thức bủa vây. Trong đó, các vấn đề liên quan đến tiếp cận vốn vay, chính sách thuế hay ứng dụng công nghệ mới rất cần cải cách triệt để, hỗ trợ thực chất hơn nữa và vượt qua các rào cản.
Theo các chuyên gia kinh tế, muốn phát triển kinh tế tư nhân, Nhà nước cần đẩy mạnh cải cách, hoàn thiện thể chế để tạo nên đột phá, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển.
Sáp nhập, giải thể trường đại học là xu hướng tất yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bảo đảm nguồn nhân lực phục vụ phát triển đất nước.
Việc thành lập trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam không chỉ là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước mà còn là bước đi chiến lược để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Với nền tảng chính trị vững chắc, hệ thống pháp lý đồng bộ và thực tiễn phát triển đầy tiềm năng, đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu này, góp phần thu hút nguồn vốn, thúc đẩy tăng trưởng và nâng tầm vị thế quốc gia trên bản đồ tài chính quốc tế.
Trước các điểm nghẽn lớn cản trở kinh tế tư nhân phát triển, ông Nguyễn Ngọc Hòa Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HUBA) đã đưa ra nhiều kiến nghị để doanh nghiệp tư nhân có 'sân chơi' bình đẳng với doanh nghiệp Nhà nước và FDI.
Ngày 21/3, tại thành phố Hồ Chí Minh, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HUBA) phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề: 'Tháo gỡ bất cập chính sách để phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam'.
Chuyên gia kinh tế nhấn mạnh điều này tại Hội thảo Tháo gỡ những bất cập chính sách để phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam, do Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (HuBa) phối hợp với Báo Nhân Dân và VTV tổ chức chiều 21/3.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp tư nhân là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế bền vững
Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc để đạt mức tăng trưởng hai con số từ năm 2026. Đây là thời điểm đòi hỏi doanh nghiệp tư nhân phải bứt phá mạnh mẽ.
Dù còn nhiều thách thức, các doanh nghiệp, hiệp hội tại TPHCM vẫn tự tin đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số nếu Nhà nước tháo gỡ vướng mắc pháp lý và có sự thay đổi trong cách vận hành, quản lý. Đại diện các ngành bán lẻ, dệt may và ngành điều cho rằng doanh nghiệp có thể bứt phá nếu được hỗ trợ kịp thời.
Tháo gỡ khó khăn cho các dự án, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp giúp Tp.HCM tăng trưởng 10% trong năm nay.
Nhiều doanh nghiệp thở phào khi được giảm tiền thuê đất nhưng vướng mắc thủ tục, hợp đồng hết hạn chưa gia hạn khiến họ chưa thể tiếp cận chính sách hỗ trợ.
Giải pháp ưu tiên và quan trọng để nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao trên 8% năm 2025 là cải cách thể chế mạnh mẽ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Tp.HCM (HUBA) cho rằng, hiện nay, Việt Nam đang đứng trước cơ hội thu hút dòng vốn FDI lớn trong bối cảnh xung đột giữa các nền kinh tế lớn. Tuy nhiên, nguy cơ lớn nhất là tình trạng chuyển xuất xứ sang Việt Nam để né thuế (còn gọi là 'rửa xuất xứ').
Mục tiêu tăng trưởng trên 8% từ năm nay tạo áp lực buộc mỗi người và cả hệ thống phải nghĩ khác, làm khác thì mới đạt được, theo TS. Nguyễn Đình Cung.
Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2025 do Báo Người Lao động tổ chức ngày 13.3, TS. Trần Du Lịch cho rằng, mục tiêu tăng trưởng hai con số không chỉ là con số đơn thuần mà là khát vọng của cả dân tộc. Nếu không đạt được, Việt Nam sẽ mất cơ hội trở thành quốc gia phát triển ngang tầm thế giới. Ông cho rằng, để đạt được mục tiêu này, cần phải thực hiện một cuộc cách mạng về thể chế.
Xóa bỏ các quy định lỗi thời, chồng chéo hoặc không cần thiết, tạo điều kiện cho DN tiếp cận chính sách hỗ trợ, ưu đãi... sẽ tạo ra dư địa để phát triển kinh tế
Các chuyên gia kinh tế tham dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2025 đều có chung cảm nhận rằng, đất nước đang có bầu không khí và niềm tin mạnh mẽ vào cơ hội tháo gỡ những điểm nghẽn thể chế, trong đó tinh gọn bộ máy chính là 'đột phá của đột phá'.
Ngày 13/3, Báo Người Lao động tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2025 phiên thứ nhất với chủ đề 'Giải pháp đột phá để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8%'.
Theo chuyên gia kinh tế, TS. Trần Du Lịch, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025 không chỉ là một con số đơn thuần mà là khát vọng của cả dân tộc. Để đạt được mục tiêu này thì cần tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế và các dự án còn nhiều vướng mắc.