Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh và sự giúp sức từ các chương trình hỗ trợ của Đảng, nhà nước, sự nỗ lực vượt khó vươn lên của mỗi người dân nơi đây, Sì Lở Lầu hôm nay đã khoác lên mình chiếc áo mới ấm no, hạnh phúc hơn. Những câu chuyện về sự đoàn kết, sáng tạo và quyết tâm vượt khó đã tạo nên những dấu ấn mạnh mẽ để Sì Lở Lầu 'vươn mình' bứt phá về mọi mặt, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện biên giới.
Cuộc thi 'Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn' năm 2024 dành cho các bạn trẻ từ 18 - 35 tuổi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức, có sự tham gia của 63 tỉnh, thành đoàn trên cả nước.
Ở miền biên viễn xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé), khi hỏi về ông Sừng Sừng Khai, ở bản A Pa Chải không ai không biết, và ví ông như một thủ lĩnh người dân tộc Hà Nhì. Trong quá trình công tác hay khi trở về phát triển kinh tế gia đình, ông Khai luôn là người tiên phong đi đầu; tạo ra những giá trị tích cực, truyền cảm hứng lan tỏa tới cộng đồng. Sự đóng góp của ông đã góp phần không nhỏ thay đổi cuộc sống của đồng bào dân tộc Hà Nhì nơi cực Tây Tổ quốc.
Đến với Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024, du khách sẽ được đắm mình vào những cảnh đẹp kỳ vĩ cùng bản sắc văn hóa đặc trưng của các dân tộc địa phương.
Những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và tự nỗ lực vươn lên, phụ nữ Hà Nhì ở vùng cao Y Tý (Bát Xát) đã vượt qua hủ tục, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, trở thành các tấm gương sáng trong cộng đồng.
Bài 3: 'Cột mốc' nơi cực Tây Tổ quốcĐBP - Điện Biên có đường biên giới quốc gia dài 455,573km với 2 tuyến biên giới (Việt Nam - Trung Quốc dài 40,861km; Việt Nam - Lào dài 414,712km) phần lớn nằm dọc theo các dãy núi cao, khu rừng già hiểm trở. Không quản ngại nắng mưa, cùng với lực lượng bộ đội biên phòng (BĐBP), đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín (NCUT) và Nhân dân ở các bản biên giới đã tình nguyện bảo vệ, trông coi mốc giới suốt những năm qua. Họ được ví như những 'cột mốc sống' nơi cực Tây Tổ quốc.Bài 1: Đối đầu, xóa bỏ hủ tụcBài 2: Dành trọn tâm sức dựng xây bản làng
A Pa Chải tại ngã ba biên giới là điểm chinh phục thú vị của những ai yêu xê dịch.
Trong những năm gần đây, huyện Bát Xát đang trở 'điểm sáng' trên bản đồ du lịch của tỉnh và cả nước. Trên hành trình khám phá vùng đất 'Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt', du khách không thể bỏ qua những điểm đến độc đáo, hấp dẫn.
Bài 2: Cuộc sống mới nơi biên cươngĐBP - Nắng chiều đổ bóng trên những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, những cánh rừng xanh ngút ngàn, cùng với nụ cười rạng rỡ luôn thường trực trên môi mỗi con người nơi đây đã tạo nên bức tranh miền biên viễn bình yên đẹp say đắm lòng người. Cuộc sống của người Hà Nhì ở Tả Ló San đang 'thay da đổi thịt', khấm khá lên từng ngày.Bài 1: Lặng lẽ bám biên
Giữa mênh mông đại ngàn cực Tây Tổ quốc, từ bao đời nay, người Hà Nhì vẫn âm thầm bám rừng, bám biên, bảo vệ đường biên mốc giới, giữ rừng như bảo vệ những mạch máu nóng trong cơ thể mình. Trong đó không thể không nhắc tới những đóng góp của cộng đồng bản Tả Ló San, xã Sen Thượng (huyện Mường Nhé) ngay từ những ngày đầu lập bản.
Ngày 8/10, lãnh đạo Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai và đoàn công tác đã đến xã Y Tý, huyện Bát Xát (Lào Cai) trao quà hỗ trợ cho học sinh ở địa phương bị thiệt hại do lũ ống và sạt lở đất do hoàn lưu bão số 3 gây ra.
Y Tý là địa điểm săn mây được nhiều phượt thủ yêu thích với khung cảnh bình yên, những thửa ruộng bậc thang trải dài màu lúa chín.
Điện Biên là tỉnh miền núi, biên giới với trên 80% đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống. Do vậy, công tác xây dựng và phát triển Đảng gắn liền với những ưu tiên, quan tâm đối với vùng đồng bào DTTS luôn được cấp ủy đảng, chính quyền chú trọng. Điều này được minh chứng rõ nét trong suốt tiến trình hình thành và lớn mạnh của Đảng bộ tỉnh 75 năm qua. Và đó cũng là lý do làm nên những bước tiến mang tính đột phá trong phát triển Đảng ở khu vực này. Từ những 'hạt giống' hiếm hoi đầu tiên, Điện Biên đã có những đảng viên khi mới tròn 18, đôi mươi; những gia đình, dòng họ đảng viên người DTTS tiêu biểu, góp phần làm cho Đảng ngày càng vững mạnh trên vùng đất biên cương.
Với chủ đề 'Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ', Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2024 bao gồm chuỗi chương trình đặc sắc, hấp dẫn.
'Đến giờ mình cũng không biết rõ ý nghĩa của tên, chỉ biết rằng nó rất ngắn - gồm 2 chữ cái ghép vào nhau', cô gái nói.
Dân tộc Hà Nhì sinh sống tại một số xã vùng cao, biên giới của huyện Bát Xát. Từ xưa, những người phụ nữ Hà Nhì phải chịu nhiều tập tục lạc hậu như những 'sợi dây trói' khiến cuộc sống rất vất vả. Những năm gần đây, khi nhiều chương trình, dự án được triển khai, đặc biệt là Dự án 8 'Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em' với nhiều hoạt động giúp phụ nữ Hà Nhì cởi bỏ những hủ tục, cuộc sống thêm hạnh phúc.
Đến 'xứ mưa' Y Tý (huyện Bát Xát) hỏi thăm nhà ông Ly Giờ Lúy giỏi nghề đan mâm mây, từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng biết. Trong câu chuyện với người đường xa, họ còn không quên tấm tắc: Mâm mây của già Lúy đan đẹp lắm. Không chỉ đan cho nhà dùng, già còn làm bán cho bà con và khách du lịch nữa đấy!
Cuộc sống hàng ngày gắn liền với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, các lễ hội, trang phục truyền thống và đặc sản địa phương, thay vì chỉ giữ những điều đó cho riêng mình, cô gái trẻ quyết định bước ra khỏi vùng an toàn, dùng mạng xã hội để chia sẻ những nét đẹp của người Hà Nhì với thế giới.
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Điện Biên, nhiều công trình, dự án đã phát huy hiệu quả tích cực ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, góp phần nâng cao đời sống đồng bào DTTS trên địa bàn.
Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực và ý nghĩa, cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Mường Tè nỗ lực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó, xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
UNESCO đã công nhận hơn 1.157 di sản thế giới tại 167 quốc gia, vùng lãnh thổ, để tôn vinh và gìn giữ những thành tựu của nhân loại và các kỳ quan thiên nhiên. Vẻ đẹp độc đáo của những di sản này luôn là điểm nhấn thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan và chiêm ngưỡng.
Ngày 5/9, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Lai Châu do ông Phạm Văn Nam - Giám đốc Công ty TNHH Thủy Nam, Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Lai Châu làm trưởng đoàn tặng quà cho các đơn vị trường trên địa bàn xã Thu Lũm (huyện Mường Tè) nhân dịp khai giảng năm học mới.
Ngày 5/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lào Cai thực hiện trao quà hỗ trợ cho 100 em học sinh khuyết tật, giúp các em giảm bớt khó khăn vào năm học mới 2024-2025.
Sáng 5-9, thầy và trò Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Sín Thầu ( ở xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) đã tổ chức trọng thể lễ khai giảng năm học mới 2004-2025.
Trong số 297 đại biểu chính thức tham gia phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024 có 238 em đạt các giải thưởng quốc tế, quốc gia, cấp tỉnh, huyện/quận.
Năm học 2024 – 2025, mức thu học phí trên địa bàn tỉnh Lai Châu chia theo 3 khu vực (I, II, III). Theo đó, mức thu thấp nhất là bậc học mầm non các xã khu vực III với 8.000đ/trẻ/tháng; mức cao nhất là THPT tại các xã khu vực I với 35.000đ/học sinh/tháng.
Trong cộng đồng các dân tộc Lai Châu, đồng bào Hà Nhì sinh sống chủ yếu trên địa bàn các xã khu vực biên giới Việt - Trung. Những năm gần đây, việc các gia đình người Hà Nhì treo cờ Tổ quốc trước cửa nhà và ảnh Bác Hồ tại gian chính trong nhà đã 'mặc nhiên' là một nét văn hóa được hình thành từ tình yêu Tổ quốc thiêng liêng, từ sự tôn vinh vị lãnh tụ mà mình hằng kính yêu và biết ơn. Nét đẹp văn hóa này được hình thành kể từ khi BĐBP Lai Châu tổ chức họp dân để phát động, tuyên truyền, tặng cờ Tổ quốc và ảnh Bác Hồ cho đồng bào Hà Nhì.
Người Hà Nhì Hoa ở Lai Châu có một nền văn hóa truyền thống lâu đời với những lời ca, điệu múa mang tính tập thể như: trường ca Xa Nhà Ca, múa lên nương, múa dệt vải, múa nón, múa xòe…, phản ánh đời sống sinh hoạt phong phú của đồng bào. Ngày nay, những truyền thống tốt đẹp đó đang được đồng bào gìn giữ và phát huy thông qua các CLB dân ca dân vũ cộng đồng ở các bản làng của người Hà Nhì.
PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mừng 'rơi nước mắt' khi bảo tàng có không gian Trúc Lâm - điều ông mong mỏi khi còn đương chức.
Kiến trúc xanh là nghệ thuật kiến trúc đề cao sự thân thiện với môi trường, từ đó tạo nên một không gian sống bền vững. Đây cũng đang trở thành một xu hướng thiết kế mới, đáp ứng các yêu cầu về một cuộc sống chất lượng. Cũng nhờ hướng đi này mà không gian Trúc Lâm tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nhận được 2 giải thưởng quốc tế cho phong cách này.
Không gian Trúc Lâm tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vừa ghi dấu ấn đậm nét khi liên tiếp giành hai giải thưởng kiến trúc quốc tế danh giá trong tháng 8, khẳng định giá trị vượt trội của kiến trúc Việt Nam trong mắt cộng đồng quốc tế.
Được xem là 'nóc nhà Y Tý', núi Lảo Thẩn cao khoảng 2.860 mét, thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đây là nơi được nhiều người tìm đến trekking, săn mây, khám phá thảm thực vật đa dạng trên cung đường leo núi.
Trong những năm qua, trong phong trào thi đua thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trong cộng đồng dân tộc thiểu số ở Lào Cai, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở các thôn, bản.
Homestay Khám phá Y Tý do chính chàng trai bản địa dựng lên với bao tâm huyết, nằm ở trung tâm cảnh đẹp mĩ mãn nhưng giá lại rất bình dân.
Trong 2 ngày (17 - 18/8), tại bản Mây Fansipan đã diễn ra chương trình khai mạc Lễ hội 'Mùa vàng Bản Mây' và màn tái hiện Lễ hội Khô Già Già (dân tộc Hà Nhì).
Trong số 331 đại biểu có 250 đại biểu chính thức. Thành phần dự đại hội gồm 16 dân tộc.
Thôn Choản Thèn được hình thành đến nay khoảng trên 300 năm, là một trong số các thôn cổ của xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Thôn cách trung tâm xã Y Tý khoảng 2 km, cách biên giới Việt - Trung khoảng 6 km, cách trung tâm huyện Bát Xát 90km theo đường Trịnh Tường - A Lù; theo đường Mường Hum là 70 km. Toàn thôn hiện có 57 hộ gia đình với 323 nhân khẩu, trong đó 96,8% là người Hà Nhì Đen.
Nằm ở độ cao 2.000 m so với mực nước biển, xã Y Tý (huyện Bát Xát) là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào Hà Nhì đen. Người Hà Nhì nơi đây hiện còn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc, trong đó có trang phục thể hiện giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật...
Đến với Hội thi Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc năm 2024, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã giới thiệu những món ăn truyền thống của đồng bào các dân tộc được chế biến theo cách thức khác nhau, mang hương vị đặc trưng riêng biệt.
Đến với Hội thi Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc năm 2024, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã giới thiệu những món ăn truyền thống của đồng bào các dân tộc được chế biến theo cách thức khác nhau, mang hương vị đặc trưng riêng biệt.
Từ ngày 1-4/8, gần 1.000 nghệ sĩ, nghệ nhân, diễn viên, đạo diễn, nhạc sĩ… của các dân tộc ở 24 tỉnh, thành, phố trong cả nước đã về Quảng Ngãi dự Hội thi diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc. Trình diễn tại Hội thi, các đơn vị có những tác phẩm, tiết mục trình diễn đậm bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương, dân tộc mình.
Ngày 3/8, tiếp tục chương trình Hội thi Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc, các đoàn đã trình diễn các nghi lễ truyền thống và dân ca, dân vũ.
Trình diễn nghệ thuật kết hợp với trang phục truyền thống, các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên đến với Hội thi Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc năm 2024 đã góp phần giới thiệu, tôn vinh nét đẹp truyền thống. Qua đó, quảng bá văn hóa đặc sắc của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. Video:
Hội thi Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc diễn ra từ 1-8 đến 4-8 tại tỉnh Quảng Ngãi, quy tụ gần 1.000 nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên… đến từ 24 tỉnh, thành phố, qua đó tôn vinh giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Với khí hậu trong lành và mát mẻ, cảnh quan thiên thiên tuyệt đẹp cùng văn hóa và ẩm thực độc đáo. Y Tý vào mùa hè trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách ghé qua.
Đến bản Chang Chảo Pá (xã Hua Bum, huyện Nậm Nhùn) hỏi ông Phùng Mé Chờ - Trưởng Ban Công tác Mặt trận của bản, ai cũng biết. Bởi ông là tấm gương điển hình, hết mình với công việc, với nhân dân.