Tổng cục Thuế cho biết, lũy kế đến hết tháng 8/2024, có 106 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký và được cấp mã số thuế qua Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. 8 tháng đầu năm 2024, các nhà cung cấp nước ngoài đã khai, nộp thuế hơn 6.234 tỷ đồng, bằng 124% so với cùng kỳ 2023.
Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, từ Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn đến Cục Thuế doanh nghiệp lớn; đến nay, Cục Thuế doanh nghiệp lớn có vai trò quan trọng đối với Tổng cục Thuế cũng như đối với Bộ Tài chính. Không chỉ giữ vai trò tham mưu xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với doanh nghiệp lớn, Cục Thuế doanh nghiệp lớn còn tiên phong trong quản lý thuế các mô hình mới, vượt trội như giao dịch xuyên biên giới.
Một trong những đặc trưng của Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn tiền thân của Cục Thuế doanh nghiệp lớn là thường triển khai các đề án thí điểm, mang tính dài hạn, có tác động lan tỏa lớn. Cũng từ thực tiễn công tác quản lý thuế doanh nghiệp lớn, Cục Thuế doanh nghiệp lớn đã chủ động đề xuất với lãnh đạo Tổng cục Thuế, lãnh đạo Bộ Tài chính cho triển khai nghiên cứu xây dựng nhiều đề án quan trọng mà đến nay đã được bổ sung, hoàn thiện để đưa vào áp dụng, có kết quả thiết thực.
Để triển khai mục tiêu 3 không (không tiền mặt, không khách hàng giao dịch trực tiếp, không chứng từ giấy) tại Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính đã triển khai có hiệu quả các ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân sách Nhà nước (NSNN) và Kho bạc.
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo - Triển lãm về tài chính số trong quản lý ngân sách nhà nước năm 2024 (Vietnam Digital Finance 2024-VDF-2024) do Cục Tin học và Thống kê Tài chính (Bộ Tài chính) cùng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Tập đoàn EIC tổ chức ngày 20-9 tại Hà Nội.
Trong 8 tháng năm 2024, các nhà cung cấp nước ngoài như Google, Facebook, TikTok… đã khai, nộp thuế hơn 6.234 tỷ đồng, bằng 124% so với cùng kỳ 2023, bằng 125% so với dự toán giao năm 2024.
Tổng cục Thuế cho biết đã có 106 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký và được cấp mã số thuế qua Cổng thông tin điện tử. Số nộp thuế 8 tháng đầu năm này đã vượt 6.200 tỷ đồng.
Tổng cục Thuế cho biết, tính đến hết tháng 8 đã thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với 17.952 trường hợp, với số tiền thuế nợ là 30.388 tỷ đồng.
Theo Tổng cục Thuế, lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, thu ngân sách nhà nước (NSNN) do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 1.146.828 tỷ đồng, bằng 77,2% so với dự toán pháp lệnh, bằng 117,9% so với cùng kỳ.
Mới đây, trong cuộc họp bàn về xây dựng pháp luật, liên quan đến dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Thủ tướng Chính phủ đã chỉ rõ các quan điểm: Mở rộng cơ sở thu, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời; chống thất thu thuế, nhất là trong các lĩnh vực như thương mại điện tử, dịch vụ ăn uống, bán lẻ…
Trao đổi với phóng viên TBTCVN, ông Lê Hồng Quang - Phó Tổng giám đốc thường trực Công ty cổ phần MISA khẳng định, việc thu thuế thành công đối với hoạt động thương mại điện tử, đặc biệt là đối với các nhà cung cấp nước ngoài góp phần tăng cường sự minh bạch trong thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp nước ngoài khi có phát sinh nghĩa vụ ở Việt Nam.
Thời gian qua, có những phiên livestream bán hàng đạt doanh thu kỷ lục 100 - 150 tỷ đồng, dư luận đang đặt câu hỏi về công tác quản lý thuế ra sao cho hiệu quả nhằm chống thất thu. Phóng viên báo Tin tức đã trao đổi với bà Nguyễn Thị Lan Anh, Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh, cá nhân (Tổng cục Thuế) xung quanh vấn đề này.
Thời gian qua, ngành Thuế đã tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế. Từ khi triển khai hóa đơn điện tử đến hết 19/7, lượng hóa đơn điện tử cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý ước đạt 8,54 tỷ hóa đơn, trong đó 2,35 tỷ hóa đơn có mã và hơn 6,19 tỷ hóa đơn không mã.
Công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số luôn được Tổng cục Thuế xác định là nhiệm vụ trọng tâm để chống thất thu, bảo vệ sản xuất trong nước, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số. Ngành Thuế đang tập trung tăng cường rà soát, thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số..., phục vụ công tác quản lý thuế.
Nhờ việc đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, ngành Thuế đã đạt được những bước tiến dài trong quản lý thuế cũng như góp phần tăng thu ngân sách nhà nước.
Trong 6 tháng đầu năm, cơ quan thuế đã xử lý vi phạm 4.560 người nộp thuế thương mại điện tử với số thuế xử lý truy thu và phạt 297 tỷ đồng.
Với việc triển khai hiệu quả công tác quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, mua bán online, 6 tháng đầu năm 2024, số thuế đã nộp ngân sách nhà nước từ các hoạt động kinh doanh này đạt khoảng 50 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với số thuế bình quân 6 tháng đầu năm 2023.
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, Thủ tướng giao Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ; tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
Những công ty công nghệ hàng đầu như Google, Meta (chủ sở hữu Facebook), Netflix, Apple và Microsoft chiếm phần lớn trong số thuế này. Sự đóng góp của họ cho thấy vai trò quan trọng của các công ty công nghệ trong nền kinh tế Việt Nam.
Chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2024 doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử là 1,8 triệu tỷ đồng, số thuế đã nộp khoảng 50 nghìn tỷ đồng, tăng 23% so với số thuế bình quân 5 tháng năm 2023.
Tổng số thuế mà các nhà cung cấp nước ngoài đã khai, nộp trực tiếp qua Cổng thông tin điện tử trong 6 tháng đầu năm đạt 4.039 tỷ đồng, tăng gần 19% so với cùng kỳ.
Đến nay đã có 102 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký, khai thuế và nộp thuế qua cổng thông tin điện tử. Tổng số thuế các nhà cung cấp nước ngoài đã khai, nộp trực tiếp qua cổng thông tin điện tử trong 6 tháng năm 2024 là 4.039 tỷ đồng.
Ngày 5/7, Tổng cục Thuế cho biết, kết quả thu ngân sách 6 tháng đầu năm 2024 do ngành thuế quản lý bằng 58,2% so với dự toán pháp lệnh và vượt 15,3% so với cùng kỳ.
Theo thông tin từ Tổng cục Thuế chiều 5/7, tổng số thuế các nhà cung cấp nước ngoài (NCCNN) đã khai, nộp trực tiếp qua Cổng Thông tin điện tử trong 6 tháng đầu năm là 4.039 tỷ đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng cục Thuế cho biết, 6 tháng đầu năm 2024 thu ngân sách do ngành Thuế quản lý ước đạt 865.350 tỷ đồng, bằng 58,2% so với dự toán pháp lệnh, vượt 15,3% so với cùng kỳ.
Chiều 5/7, Tổng cục Thuế tổ chức Hội nghị sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác thuế 6 tháng cuối năm 2024. Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn tham dự và chỉ đạo Hội nghị.
Phát biểu tại Hội nghị sơ kết 1 năm tháo gỡ 'điểm nghẽn' trong triển khai Đề án 06 và đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng, cần tiếp tục tăng cường kết nối dữ liệu, liên thông đồng bộ giữa các bộ, ngành, đặc biệt dữ liệu dân cư, dữ liệu thương mại điện tử, dữ liệu thanh toán qua ngân hàng…, quản chặt thu thuế trong lĩnh vực này.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đề xuất quản lý hoạt động thương mại điện tử qua mạng xã hội để thu thuế vì giờ người ta livestream, bán hàng qua mạng xã hội rất nhiều. Chúng ta phát triển mạng xã hội cùng với việc đối chiếu với ngân hàng sẽ thu được nguồn thuế rất lớn.
Sáng 10/6/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết 1 năm tháo gỡ 'điểm nghẽn' trong triển khai Đề án 06 và đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế.
Tổng cục Thuế cho biết, tháng 5/2024, thu NSNN do cơ quan Thuế quản lý ước đạt 122.700 tỷ đồng. Lũy kế 5 tháng đầu năm, tổng thu NSNN do cơ quan thuế quản lý ước đạt 767.415 tỷ đồng, bằng 51,6% so với dự toán, bằng 114,9% so với cùng kỳ.
Thông tin về kết quả công tác quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử kinh doanh trên nền tảng số, Tổng cục Thuế cho biết, từ 1/1/2024 đến 15/5/2024, tổng số thuế các nhà cung cấp nước ngoài đã nộp trực tiếp qua cổng thông tin điện tử là 4.029 tỷ đồng.
Thời gian vừa qua, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp trong ngắn hạn và dài hạn nhằm tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới. Mặc dù đạt được kết quả quan trọng, song công tác quản lý thuế hoạt động thương mại điện tử còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc, cần có giải pháp cụ thể hơn nữa.
Thương mại điện tử là lĩnh vực đang phát triển rất mạnh tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Để đảm bảo quản lý thuế chặt chẽ đối với hoạt động thương mại điện tử, ngành Thuế đã đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế bằng nhiều hình thức. Tuy nhiên, vẫn còn một số người nộp thuế chưa hiểu đầy đủ quy định pháp luật về thuế, dẫn đến nguy cơ bị truy thu thuế với số tiền lớn. Vậy người nộp thuế phải làm gì để tránh bị phạt, truy thu thuế. Phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty luật SBLAW xung quanh vấn đề này.
Thông tin trên được nêu tại báo cáo mới phát hành của Bộ Tài chính về việc thực hiện Nghị quyết số 62/2022/QH15, Nghị quyết số 109/2023/QH15 của Quốc hội về chất vấn, các vấn đề đã hứa tại kỳ họp trước.
Cục Thuế doanh nghiệp lớn đã trở thành một trong 20 tập thể, cá nhân được xem xét vinh danh trong chương trình Vinh Quang Việt Nam năm 2024 vì có nhiều thành tích xuất sắc.
Hiện nay, toàn quốc đã có 15.935 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện phát hành HĐĐT theo từng lần bán hàng, đạt 100% mục tiêu triển khai.
Tổng cục Thuế cho biết, đến cuối tháng 4/2024, cơ quan thuế đã ban hành 5.580 quyết định hoàn thuế GTGT với tổng số tiền thuế hoàn là 39.440 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 4/2024, cơ quan thuế đã ban hành 5.580 quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) với tổng số tiền thuế hoàn là 39.440 tỷ đồng; bằng 23,1% so với dự toán hoàn thuế GTGT năm 2024; bằng 105% so với cùng kỳ năm 2023.
Thời gian qua, ngành Thuế đã tiên phong trong chuyển đổi số, tạo thay đổi lớn về phương thức điều hành quản lý, quy trình làm việc; cùng với Bộ Tài chính hướng tới nền tài chính thông minh, góp phần công khai, minh bạch, phòng chống gian lận thuế; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Ngành Thuế và các Bộ, ngành chức năng liên quan đang triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới.
Tổng cục Thuế cho biết, đến nay, nếu tính trên số lượng mã số thuế không bao gồm người phụ thuộc và các mã số thuế không có nghĩa vụ thuế hoặc không có thông tin giấy tờ thì đã hoàn thành trên 90% việc rà soát, đồng bộ cơ sở dữ liệu của Bộ Công an với cơ sở dữ liệu về mã số thuế, để triển khai việc chuyển đổi sử dụng căn cước công dân làm mã số thuế theo quy định. Nhờ có sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành cùng các biện pháp quản lý thuế chặt chẽ, hiệu quả, số thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử trong thời gian qua đã tăng đáng kể qua từng năm.
Thương mại điện tử ngày càng mở rộng và đa dạng, đặt ra nhiều thách thức với công tác quản lý thuế. Đến nay, đã có 94 nhà cung cấp nước ngoài nộp thuế với số tiền trên 14,5 nghìn tỷ đồng.
Thương mại điện tử (TMĐT) đang trở thành lĩnh vực có ảnh hưởng quan trọng đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Đối với Việt Nam, thị trường TMĐT được đánh giá phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á cũng đang đặt ra nhiều thách thức với các cơ quan thuế.