Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) từ lâu đã được xem là 'xương sống' của nền kinh tế Việt Nam, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (nay đã sáp nhập với Bộ Tài chính), cả nước hiện có hơn 940.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó gần 98% là DNNVV.
Với doanh nghiệp, vốn được ví như dòng máu để nuôi sống cơ thể. Nếu đồng vốn đến được tay doanh nghiệp nhanh và đúng thời điểm, thì từ một đồng vốn vay có thể thu về được 3 đồng doanh thu. Do vậy, cần phát triển các kênh huy động vốn không chỉ từ hệ thống ngân hàng, mà còn từ các Quỹ hỗ trợ lãi suất.
Bộ Tài chính đề xuất mở rộng diện giảm 2% thuế VAT với một số mặt hàng, trong đó có xăng, dầu và kéo dài chính sách ưu đãi này tới hết năm 2026. Đề xuất nhận được sự ủng hộ của người dân và cộng đồng DN.
Trả lời phỏng vấn Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam về thực hiện giải pháp trọng tâm cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh theo Công điện số 22/CĐ-TTg, TS Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội nhấn mạnh, cần có cơ chế phản hồi từ phía doanh nghiệp.
Đảng và Nhà nước luôn coi trọng và đánh giá cao vai trò cũng như kỳ vọng rất lớn vào sự phát triển của kinh tế tư nhân (KTTN). Để nâng tầm doanh nghiệp (DN) và phát triển KTTN trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, điểm cốt yếu mà các DN cần vẫn là cơ chế, chính sách.
Ngày 1/1/2025, Luật Thủ đô (sửa đổi) chính thức có hiệu lực. Văn bản pháp luật này được kỳ vọng tạo ra một khung pháp lý vững chắc nhằm giúp Hà Nội phát triển bứt phá, xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - công nghệ của cả nước. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và những nội dung mới của Luật, DN&PL đã có buổi trao đổi với TS.Mạc Quốc Anh - Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển DN; Phó Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội.
Với những mục tiêu về phát triển kinh tế số mà Việt Nam đang xây dựng, các doanh nghiệp đang đứng trước thời cơ để đẩy mạnh chuyển đổi số. Dù còn không ít thách thức nhưng đây lại là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày càng hội nhập sâu rộng, cạnh tranh khốc liệt hơn bao giờ hết, Việt Nam đang đứng trước cơ hội và thách thức lớn lao để cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia.
Chuyên gia cho rằng, kinh tế tư nhân phải là trụ cột, đúng như lời nói của Tổng Bí thư Tô Lâm: Kinh tế tư nhân phải là lực lượng tiên phong trong kỷ nguyên mới.
Với gần một triệu doanh nghiệp, khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, sử dụng hơn 82% tổng số lao động trong nền kinh tế, đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội.
Khi các động lực tăng trưởng truyền thống đã khai thác dần tới hạn, để tăng trưởng 8% trong năm 2025 và đạt mức 2 con số trong giai đoạn 2026-2030, thành phố phải khai thác các động lực mới, trong đó có đẩy mạnh chuyển đổi số.
Chia sẻ với Tạp chí Doanh nghiệp Việt Nam, TS Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội (HanoiSME) cho biết, HanoiSME sẽ triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp theo 3 trụ cột liên quan đến nâng cao năng suất, chuyển đổi số, kết nối với các quỹ đầu tư cũng như tiếp cận vốn vay.
Thời gian qua, kinh tế tư nhân dù tiếp tục có sự phát triển cả về chất và lượng, nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, rào cản, ảnh hưởng sâu sắc tới việc phát huy vai trò cũng như khả năng đóng góp đối với sự phát triển của đất nước. Trước tình hình đó, tại cuộc làm việc về phát triển kinh tế tư nhân ngày 7/3, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo Ban Chính sách, chiến lược Trung ương tích cực phối hợp Đảng ủy Chính phủ và các cơ quan liên quan xây dựng nghị quyết về kinh tế tư nhân trình Bộ Chính trị sớm ban hành. Trong đó, phải thay đổi tư duy, nhận thức, cách 'ứng xử' và hành động, chính sách cụ thể đối với khu vực kinh tế quan trọng này. Đặc biệt, cần khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất cho tăng trưởng.
Các chuyên gia hy vọng, nghị quyết sẽ giải quyết các vấn đề về môi trường kinh doanh trên tinh thần DN được phép làm những điều pháp luật không cấm và thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp.
Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cho biết, hiện năng suất lao động của Hà Nội chỉ bằng 60% so với các thành phố lớn của Thái Lan và Malaysia.
Với những thách thức đặt ra, để đạt mục tiêu tăng trưởng cao cho Hà Nội, các chuyên gia kiến nghị phải có những giải pháp mới, tư duy mới rất cụ thể và đột phá. Đặc biệt, trong bối cảnh các ngành dịch vụ, du lịch dễ bị tổn thương trước suy thoái kinh tế toàn cầu.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết: 'Kinh tế Hà Nội được 'chụp cắt lớp', được rà soát, kiểm tra lại 'sức khỏe' bằng nhiều lát cắt, góc nhìn riêng của các nhà khoa học, doanh nghiệp'.
Sáng 7.3, UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học 'Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao nhất trong năm 2025 và phấn đấu đạt 2 con số giai đoạn 2026 - 2030'.
Để kinh tế Thủ đô tăng trưởng cao, cần giải quyết 6 thách thức: Cơ cấu kinh tế chưa cân bằng; hiệu suất sử dụng vốn chưa cao; doanh nghiệp còn gặp khó khăn; lạm phát và giá cả tăng cao; hạ tầng giao thông đối mặt với quá tải, ùn tắc nghiêm trọng và môi trường kinh doanh chưa hấp dẫn.
Cùng sự nỗ lực của doanh nghiệp (DN) khi đầu tư làm chủ công nghệ, nhân lực cao... các chuyên gia đều kiến nghị tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng thể chế minh bạch và hiệu quả. Qua đó, tạo lực cho DN bứt tốc trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chính phủ sẽ báo cáo Trung ương để xin ban hành một nghị quyết riêng về phát triển kinh tế tư nhân, kỳ vọng nhiều cơ chế đặc thù giúp doanh nghiệp thật sự trở thành động lực của nền kinh tế đất nước.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 1/2025, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động chỉ đạt 33,4 ngàn; trong khi có tới 58,3 ngàn doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh, hoàn tất thủ tục giải thể.
Trong tháng 1/2025, cả nước có tới 58,3 ngàn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, cho thấy gam màu xám trong đời sống sức khỏe của doanh nghiệp.
Dự kiến tổng số thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân và tiền thuê đất được gia hạn nộp là gần 102.000 tỉ đồng
Cộng đồng doanh nghiệp (DN) là lực lượng sản xuất chủ yếu của nền kinh tế, đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động xây dựng và phát triển của Thủ đô thời gian qua. Vì vậy, việc đề ra những giải pháp tổng thể nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo động lực thúc đẩy các DN phát triển là nhiệm vụ cấp thiết của chính quyền TP Hà Nội.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên năm 2025 và hai con số giai đoạn 2026-2030 thì giải pháp then chốt theo các chuyên gia, đại biểu là phải thúc đẩy kinh tế tư nhân.
Để đạt tăng trưởng 8% trở lên vào năm 2025, tạo nền tảng tăng trưởng hai con số từ năm 2026 thì khu vực kinh tế ngoài nhà nước cần tăng khoảng 11%/năm. Đây là áp lực rất lớn nhưng cũng là cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp tư nhân (DNTN) trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang có sự thay đổi lớn với sự ra đời của các ngành công nghiệp mới, dòng vốn đầu tư dịch chuyển, nhất là rủi ro về 'cuộc chiến thương mại' toàn cầu đang hiện hữu.
Sau khi Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025, nhiều ý kiến đồng thuận và cho rằng chính sách này hỗ trợ trực tiếp vào dòng tiền của doanh nghiệp giúp họ có thêm nguồn lực để phục hồi sản xuất kinh doanh, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8%.
Huy hiệu 45, 40, 30 năm tuổi Đảng đã được HANOISME trang trọng trao cho các đảng viên của Đảng bộ nhân dịp chào mừng kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025).
2024 là một năm có nhiều khó khăn, thách thức với doanh nghiệp (DN) Việt, nhưng bức tranh nền kinh tế đã có những gam màu tươi sáng hơn. Trong năm 2025, hoạt động sản xuất, kinh doanh được các chuyên gia dự báo sẽ ổn định và tăng tốc phát triển. Sự phục hồi và tốc độ phát triển phụ thuộc rất lớn vào tính chủ động, tư duy sáng tạo và nắm bắt cơ hội của các DN.
Tại khu vực doanh nghiệp tư nhân, công tác phát triển Đảng luôn được chú trọng cả lượng và chất. Qua đó, các tổ chức Đảng đã phát huy được vai trò hạt nhân lãnh đạo, bảo đảm cho các doanh nghiệp hoạt động theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 về phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân trong tình hình mới nêu rõ quan điểm: 'Xây dựng, tôn vinh, cổ vũ đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, khát vọng cống hiến, thượng tôn pháp luật, góp phần phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc'.
Các tổ chức trong nước và quốc tế vừa đưa ra những dự báo mới nhất về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2025 với nhiều đánh giá lạc quan. Nhìn lại năm 2024, khi các mục tiêu, kế hoạch đã 'về đích', doanh nghiệp Thủ đô tràn đầy niềm tin vào năm mới thắng lợi.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2024, ngành điện tử đã bội thu khi mang về kim ngạch xuất khẩu 126,5 tỷ USD, đóng góp hơn 1/3 vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (405 tỷ USD) trong năm 2024. Trong đó, ngành hàng máy tính, điện tử và linh kiện đạt 72,56 tỷ USD, tăng 26,6%; còn điện thoại và linh kiện đạt 53,9 tỷ USD.
'Tỉ lệ doanh nghiệp Việt Nam thực sự làm chủ công nghệ lõi chỉ chiếm chưa đến 0,3%. Đây là những con số đáng lo ngại, cho thấy sự yếu kém trong nội lực công nghiệp chế tạo' - TS Mạc Quốc Anh chia sẻ.
Giá vàng tăng mạnh trong nhiều phiên liên tiếp; xuất khẩu cà phê lập kỷ lục 5,48 tỷ USD; thu ngân sách của Hà Nội đạt con số ấn tượng vượt 500.000 tỷ đồng… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 12/1.
Năm 2024 vừa qua, lần đầu tiên thành phố Hà Nội thu ngân sách vượt 500.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm 2023. Kết quả này cho thấy sự tăng trưởng tích cực, cũng như hiệu quả của những giải pháp thu ngân sách trên địa bàn Thủ đô.
Trong năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế Thủ đô vẫn có những bước tiến quan trọng, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, dự kiến đạt khoảng 6,52% (cùng kỳ năm 2023 đạt 6,27%). Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.
Nhằm tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp, năm 2024, Bộ Tài chính đã gắn cải cách bộ máy với cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa ngành Tài chính và đạt nhiều kết quả tích cực; qua đó góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tài chính - ngân sách nhà nước.
Kết thúc năm 2024, kinh tế của Hà Nội đạt kết quả khá toàn diện, hiệu quả, các mục tiêu lớn của nền kinh tế đã hoàn thành, góp phần thúc đẩy tăng trưởng.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số mạnh mẽ, đội ngũ doanh nhân thời kỳ mới cần hội tụ những đặc điểm quan trọng để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước. Trong đó, yếu tố cốt lõi vẫn là tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc. Cũng chính điều đó đã tạo nên những doanh nghiệp dân tộc (DNDT), doanh nhân dân tộc.
Năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế Thủ đô vẫn có những bước tiến quan trọng, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, dự kiến đạt khoảng 6,52% (cùng kỳ năm 2023 đạt 6,27%). Các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Đây là tiền đề, động lực quan trọng để thành phố Hà Nội tiếp tục chinh phục những mục tiêu cao hơn trong năm 2025.
Chia sẻ với báo chí, TS. Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hà Nội cho rằng, thông qua các chính sách linh hoạt, cải cách hành chính và chuyển đổi số mạnh mẽ, ngành Thuế đã góp phần giảm áp lực tài chính, thúc đẩy phát triển bền vững, và gia tăng niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh minh bạch, hiện đại.
Cục Thuế thành phố Hà Nội vừa tổ chức hội nghị tuyên dương, khen thưởng 217 người nộp thuế thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế năm 2023. Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội (Hanoisme) cũng tôn vinh 109 doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long tiêu biểu năm 2024. Đây là sự ghi nhận, tri ân những đóng góp to lớn của cộng đồng doanh nghiệp trong công cuộc xây dựng Thủ đô và đất nước.
Cộng đồng doanh nghiệp đang kỳ vọng cũng như đặt niềm tin vào công cuộc cải cách, sắp xếp, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ.
Quân đội Nhân dân Việt Nam - đội quân cách mạng tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân; Doanh nghiệp đang đứng trước giai đoạn phát triển mới; Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024: Kích cầu tiêu dùng hàng Việt; Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình: Hình tượng giàu cảm hứng… là những thông tin đáng chú ý trên báo in Hànôịmới số ra ngày 22-12-2024.
Những năm qua, Hà Nội đã chứng kiến cộng đồng doanh nghiệp phát triển hùng hậu với gần 400.000 doanh nghiệp, chiếm 1/3 tổng số doanh nghiệp cả nước. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, các doanh nghiệp, doanh nhân đã thể hiện vai trò đóng góp quan trọng, góp phần vào sự chuyển mình và cất cánh của kinh tế Thủ đô.
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội vừa tổ chức Lễ tôn vinh Doanh nhân, Doanh nghiệp Thăng Long năm 2024. Đây là dịp để biểu dương, động viên những doanh nghiệp, doanh nhân Thủ đô tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô và đất nước trong năm 2024.
Trong những năm qua, Hà Nội đã chứng kiến cộng đồng doanh nghiệp phát triển hùng hậu với gần 400 nghìn doanh nghiệp, chiếm 1/3 tổng số doanh nghiệp của cả nước. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng, các doanh nghiệp và doanh nhân đã thể hiện vai trò và đóng góp quan trọng thúc đẩy sự chuyển mình và cất cánh của kinh tế Thủ đô...
Tối 20-12, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tôn vinh Doanh nhân, Doanh nghiệp Thăng Long năm 2024 nhằm biểu dương, động viên những doanh nghiệp, doanh nhân Thủ đô tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô và đất nước trong năm 2024.
Sự kiện quan trọng đánh dấu sự đóng góp của cộng đồng doanh nhân Thăng Long.
Tối 20-12, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2024. Tôn vinh 109 doanh nhân, doanh nghiệp Thủ đô tiêu biểu.